Xuất hiện thuồng luồng dài 90m, có 1 đầu rồng, 7 lỗ mũi ở Malaysia

Xuất hiện thuồng luồng dài 90m, có 1 đầu rồng, 7 lỗ mũi ở Malaysia

Xuất hiện thuồng luồng dài 90m, có 1 đầu rồng, 7 lỗ mũi ở Malaysia

Xuất hiện thuồng luồng dài 90m, có 1 đầu rồng, 7 lỗ mũi ở Malaysia

Xuất hiện thuồng luồng dài 90m, có 1 đầu rồng, 7 lỗ mũi ở Malaysia
Xuất hiện thuồng luồng dài 90m, có 1 đầu rồng, 7 lỗ mũi ở Malaysia
Thứ tư, 01-01-2025 20:34, (GMT+07:00)
Xuất hiện thuồng luồng dài 90m, có 1 đầu rồng, 7 lỗ mũi ở Malaysia
12-04-2021 16:27

Năm 2009 tại Borneo, Malaysia, người ta phát hiện ra một con Giao long (thuồng luồng) dài hơn 90m. Con Giao long này được gọi là Nabau, có một đầu rồng và bảy lỗ mũi. 

giao long
Bức ảnh được nhóm thám hiểm khoa học chụp từ máy bay khi đang khảo sát tình hình lũ lụt tại địa phương. (Ảnh qua Twitter)

Thời điểm đó, khi các phương tiện truyền thông địa phương đưa tin, kèm theo những bức hình rất chân thật làm bằng chứng đã khiến mọi người không khỏi sửng sốt.

Có thông tin cho rằng con giao long này đã xuất hiện ở sông Baleh, nhưng những người dân hiện đang sống gần đó cho rằng con vật khổng lồ thần bí này đã rời đi sau khi những bức ảnh được công bố.

Được biết, bức ảnh được nhóm thám hiểm khoa học chụp từ máy bay khi đang khảo sát tình hình lũ lụt tại địa phương.

Đây có thể là một hiện tượng “tẩu giao”. Tẩu giao chính là Giao (thuồng luồng) dọc theo sông lớn tiến vào biển. Tương truyền trong rừng sâu núi thẳm có rất nhiều đại xà, những đại xà này tu luyện tới một năm tháng nhất định liền biến thành giao.

Giao long là một loài sống dưới nước có huyết mạch của long tộc. Chỉ cần nó vượt qua kiếp nạn liền có thể hóa thành chân Long. Trong truyền thuyết của người châu Á, Rồng là loại sinh vật thiện lương, có khả năng hô mưa gọi gió, đứng đầu trong tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng). 

Rồng tượng trưng cho sức mạnh của đế vương, cai trị bốn biển; Còn Giao Long lại đại biểu cho việc tạo ra lũ lụt sóng lớn, là con thú ngàn năm ở ao trạch, bị gọi là ác Long.

Tẩu giao cũng có quy tắc riêng, không thể hủy hoại nhà dân, nếu không sẽ bị trời phạt. Khi nước lên vào mùa hè, Giao long sẽ mượn lũ để đi dọc theo sông, có khi tạo thành sự cố làm sập nhiều cầu, nhà cửa, và đồng ruộng. Nếu thiệt hại nghiêm trọng thì liền bị sét đánh chết. Chỉ cần Giao đi qua địa phương nào thì đều dễ dàng nhìn ra, rong rêu và bùn đất chỗ đó trên sông đều sạch sẽ, nước lũ lui ra phía sau.

Tương truyền rằng Giao muốn hóa Rồng thì phải đi qua Long Môn mới có thể phi thăng thành Rồng. Long Môn chính là hồng thủy trên cây cầu lớn. Nếu bạn đến Hồ Bắc và những nơi bị lũ lụt khác ở Trung Quốc, chú ý quan sát kỹ thì sẽ thấy một số cây cầu đá kiểu cũ có một con dao (hoặc thanh kiếm) lớn được treo ngược dưới cây cầu, mũi dao hướng xuống mặt nước. 

Rồng
Giao vượt long môn hóa Rồng. (Ảnh minh họa qua soundofhope)

Nó chính là cây trảm long đao ngừa tẩu Giao, không giết người, chỉ giết Giao long làm ác. Tương truyền, Giao long sau khi rời núi ra ngoài, nó lột lớp da rắn cuối cùng, sau đó sẽ xuất hiện một tầng vảy Rồng. Trảm Long Đao chính là muốn thừa dịp vảy rồng của Giao long chưa trưởng thành, lúc nó qua cầu 1 đao chém chết. 

Nhưng Giao long cũng không ngốc, nó biết dưới cầu có đao, khi đi đến cây cầu, chết sống cũng không chịu từ dưới cầu bơi qua, mà cuộn tròn thân lại thành hình tháp làm lỗ cầu tắc nghẽn, khiến nước không qua được cầu. Nước rất nhanh liền tràn qua cầu đá, Giao long liền thừa cơ từ trên cầu băng qua bên kia. Cũng bởi vì Giao có thói quen này mà khiến nhiều cây cầu thoát lũ không thuận lợi, lũ lụt lại càng thêm nghiêm trọng.

Trong ‘Khởi thế nhân bản kinh’ có nói: Các tỳ kheo, tất cả các loài Rồng có bốn loại sinh sản: Một đẻ trứng, hai đẻ con, ba sinh ra từ nơi ẩm ướt, bốn là hoá sinh. Nên có tên là tứ chủng sinh long. Các tỳ kheo, loài Kim Sí Điểu này cũng có tứ chủng sinh là đẻ trứng, đẻ con, sinh từ nơi ẩm ướt, và hoá sinh.

Có thể thấy được Rồng cùng Kim Sí Điểu, 2 loại sinh vật này đều phi thường kỳ lạ khi đều có 4 loại phương thức sinh sản.

Vậy nên mới có truyền thuyết về việc Cá chép hóa Rồng hay Rắn hóa Rồng.

Trong ‘Thái bình quảng ký‘ có chép: “Tại Núi Long Môn, Hà Đông, Đại Vũ phá núi tạo thành cửa rộng một dặm. Sông Hoàng Hà từ trung lưu chảy xuống,… Mỗi độ xuân về, có cá chép vàng từ sông biển tranh nhau đến. Mỗi năm số cá có thể vượt long môn chỉ có 72 con. Khi qua được long môn thì mây mưa kéo đến, lửa trời đốt đuôi cá rồi hóa thành Rồng.”

Trong ‘Thuật dị ký‘ cũng viết: “Rắn nước 500 năm hóa thành Giao, Giao 1000 năm hóa Rồng; Lại 500 năm hóa Giác Long, 1000 năm hóa Ứng Long.”

Trong ‘Sơn Hải kinh’ – cuốn sách mà các nhà khoa học ngày nay đã chứng minh rằng các loài vật trong sách là từng tồn tại, miêu tả vô cùng kỹ càng về Rồng, còn phân làm mấy chủng loại, trong đó có Chúc Long, Ứng Long, Quỳ Long cùng giao long…

Các sách cổ của Trung Quốc miêu tả nhiều hình tượng khác nhau về Rồng. Có khi nói nó là loài mảnh khảnh, 4 chân, đầu ngựa, đuôi rắn. Có khi nói nó khoác lân giáp trên thân, có râu và sừng trên đầu, 5 móng vuốt. 

tẩu giao
Trảm long đao ngừa tẩu Giao, không giết người, chỉ giết Giao long làm ác, (Ảnh minh họa qua kknews)

Trong ‘Bản thảo cương mục’ có ghi: “Rồng có chín hình tượng”, là loài dị thường, kết hợp thế mạnh của nhiều loài động vật khác nhau. Nó có nhiều tên, và những con có vảy được gọi là Giao long; có sừng nhiều nhánh gọi là Rồng; Có sừng mà nhỏ thì gọi là Cầu. Mùa xuân lên trời, mùa thu ẩn mình dưới vực, hô phong hoán vũ, không gì không thể. Trong thần thoại, nó là chúa tể của biển cả (long vương), trong dân gian là biểu tượng của điềm lành, và thời cổ đại là hiện thân của Hoàng đế. 

Trong ‘Thái thượng động uyên thần chú kinh’ có chép: “Long vương phẩm”, theo vị trí phân thành “Ngũ Đế Long vương”, theo biển cả phân thành “Tứ hải Long”; lấy thiên địa vạn vật thì phân thành 54 Long vương và 62 Thần Long vương. 

Vào năm thứ 2 Tống Huy Tông (1108), nhà vua đã phong tước hiệu cho 5 con Rồng: Phong Thanh long thần làm Quảng nhân vương, Xích long thần làm Gia trạch vương, Hoàng long thần làm Phu ứng vương, Bạch long thần làm Nghĩa tế vương, Hắc long thần làm Linh trạch vương, lệnh cho Tổng Đốc đường sông lập tức lập đàn tế. Trong “Tây Du Ký”, các vị long vương là: Đông hải Ngao Quảng, Nam hải Ngao Khâm, Tây hải Ngao Nhuận, Bắc hải Ngao Thuận, gọi là tứ hải long vương.

Liên quan đến Rồng thời cổ đại có thể nhiều người cho rằng cổ nhân khuếch đại, tự tưởng tượng mà ra. Nhưng từ thời cận đại đến nay có không ít người tận mắt thấy Rồng. Trong đó nổi tiếng nhất chính là sự kiện Rồng rơi ở Doanh Khẩu Sơn Đông  năm 1934, sự kiện này gây chấn động cả thế giới. Càng khiếp sợ hơn chính là 10 năm sau, tức năm 1944 tại Đông Bắc, Tùng Hoa Giang cũng phát sinh sự kiện Rồng rơi. 

VIDEO: CHUYỆN CỔ PHẬT GIA - CHÚ RỒNG NHỎ ĐẾN TỪ PHƯƠNG ĐÔNG

Theo Tinh Hoa

 
 
 
 
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP