Xuất hiện Deltacron - “con lai” giữa biến thể Delta và Omicron

Xuất hiện Deltacron - “con lai” giữa biến thể Delta và Omicron

Xuất hiện Deltacron - “con lai” giữa biến thể Delta và Omicron

Xuất hiện Deltacron - “con lai” giữa biến thể Delta và Omicron

Xuất hiện Deltacron - “con lai” giữa biến thể Delta và Omicron
Xuất hiện Deltacron - “con lai” giữa biến thể Delta và Omicron
Thứ bảy, 28-12-2024 14:26, (GMT+07:00)
Xuất hiện Deltacron - “con lai” giữa biến thể Delta và Omicron
12-03-2022 15:45

Các nhà khoa học đã xác nhận sự tồn tại của một biến thể COVID-19 mới. Biến thể này kết hợp các đột biến từ cả hai biến thể omicron và delta. Các trường hợp đã được báo cáo ở cả Châu Âu và Hoa Kỳ.

 

Biến thể lai Delta - Omicron đã xuất hiện, có tên Deltacron

Lần đầu tiên xuất hiện biến thể lai delta-omicron của virus SARS-Cov-2. (Ảnh: LIONEL BONAVENTURE/Getty Images)

 

Theo một bài báo đăng trên cơ sở dữ liệu medRxiv hôm 8/3, biến thể lai mới được đặt tên không chính thức là "deltacron", đã được xác nhận thông qua giải trình tự gen thực hiện bởi các nhà khoa học tại trung tâm IHU Méditerranée Infection ở Marseille, Pháp, và cũng đã được phát hiện ở một số vùng của Pháp.

Các trường hợp khác cũng đã được tìm thấy ở Đan Mạch, Hà Lan, Anh và Mỹ. Theo tờ The Guardian, có 30 ca nhiễm đã được xác nhận trên toàn Vương quốc Anh.

Biến thể lai xuất hiện thông qua một quá trình gọi là tái tổ hợp. Sự tái tổ hợp gen xuất hiện khi hai biến thể cùng nhiễm trên một tế bào vật chủ và trao đổi vật chất di truyền, tức một bệnh nhân cùng lúc nhiễm cả hai chủng delta và omicron. Các nhà khoa học nói rằng phần ‘vỏ’ của deltacron đến từ delta, trong khi phần protein gai - cho phép virus xâm nhập vào tế bào chủ - có nguồn gốc từ omicron.

Hôm 8/3, tiến sĩ Soumya Swaminathan, nhà khoa học trưởng tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đăng trên Twitter: ‘Chúng tôi đã biết rằng việc tái tổ hợp có thể xảy ra, ở người hoặc động vật, giữa các biến thể của SARS-CoV-2’. Bà Swaminathan nhấn mạnh ‘cần phải đợi các thí nghiệm để xác định các đặc tính của loại virus này’.

Theo trang cơ sở dữ liệu quốc tế GISAID, biến thể mới được cho là đã xuất hiện từ tháng Một.

Hiện vẫn chưa có dữ liệu rõ ràng về việc liệu deltacron có khả năng lây nhiễm cao hơn hoặc gây chết người như 2 biến thể gốc hay không.

 

Tiến sĩ Maria van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật COVID-19 của WHO tại một cuộc họp báo do Hiệp hội phóng viên Liên hợp quốc Geneva (ACANU) tổ chức, về những vấn đề liên quan đến COVID-19 vào ngày 3/7/2020.
Tiến sĩ Maria van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật COVID-19 của WHO tại một cuộc họp báo do Hiệp hội phóng viên Liên hợp quốc Geneva (ACANU) tổ chức, về những vấn đề liên quan đến COVID-19 vào ngày 3/7/2020. (Ảnh: FABRICE COFFRINI/Getty Images)

Tiến sĩ Stephen Griffin, nhà virus học ở đại học Leeds của Anh cho biết: ‘Thực tế là nó vẫn như Omicron’ và cho rằng khả năng truyền tải của nó “không thể quá kém”.

Tiến sĩ Maria van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật COVID-19 của WHO, cho biết trong một cuộc họp báo rằng cho đến nay các nhà khoa học chưa thấy bất kỳ sự thay đổi nào về mức độ nghiêm trọng của biến thể mới so với các biến thể trước đây, song nhiều nghiên cứu khoa học đang được tiến hành.

Bà Kerkhove cho biết thêm: ‘Thật không may, chúng tôi đã chờ đợi việc tái tổ hợp, bởi vì đây chính là những gì virus làm. Chúng biến đổi theo thời gian’. Bà cũng nói rằng nhóm của bà ‘đang theo dõi và thảo luận’ về biến thể lai delta-omicron này.

Quang Minh (t/h)

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP