Tháng 12 năm 1990, cao tăng Singapore là Hồng Thuyền pháp sư viên tịch. Sau khi hỏa thiêu, mọi người tìm được trong tro cốt của ông 480 viên xá lợi lóng lánh như pha lê, với nhiều màu sắc, có viên còn sáng rực lấp lánh như kim cương. Vậy xá lợi rốt cuộc là gì? Nó từ đâu mà có?
Người bình thường ai cũng tham sống sợ chết. Khi nhân loại đối diện với tử vong hoặc đau khổ tuyệt vọng, kinh khủng sợ hãi thì nghĩ mọi cách để sống thêm được một chút thời gian. Thế nhưng người tu hành Phật Pháp có thành tựu thì không chỉ coi sinh tử như không mà còn có thể biết trước được thời gian chết của mình, thậm chí còn có thể quyết định thời gian và phương thức chết. Mà khi họ chết thì trên không trung xuất hiện các hiện tượng tốt lành như tràn đầy mùi hương kỳ lạ, các cột ánh sáng v.v… Sau khi hỏa thiêu, thi thể lại xuất hiện xá lợi, có người còn thiêu không cháy trái tim, lưỡi.
Một số trường hợp có xá lợi
Theo tài liệu ghi chép lại, trong lịch sử có rất nhiều cao tăng, người tu luyện có thành tựu lớn sau khi viên tịch đều để lại xá lợi.
Cưu Ma La Thập (Kumārajīva) là cao tăng, quốc sư thời Hậu Tần. Ông là nhà phiên dịch kinh Phật lớn sánh với Huyền Trang. Cưu Ma La Thập trước khi viên tịch thề với mọi người rằng: “Nếu kinh thư do ta phiên dịch không có sai lầm, thế thì sau khi thân thể ta hỏa thiêu cái lưỡi sẽ không bị thiêu cháy”.
Sau đó không lâu, Cưu Ma La Thập viên tịch. Sau khi hỏa thiêu, tro bay khói tắt thì hình hài ông đã tan nát, nhưng chiếc lưỡi hoàn toàn không bị hư tổn, vẫn còn nguyên vẹn. Hiện nay, xá lợi lưỡi của Cưu Ma La Thập đang được thờ phụng ở Tháp Cưu Ma La Thập, thành phố Vũ Uy tỉnh Cam Túc.
Năm 1992, một cao tăng tên là Pháp Nhân ở Tô Châu Trung Quốc viên tịch. Điều khiến người ta kinh ngạc là sau khi hỏa thiêu thì chiếc lưỡi của ông vẫn còn nguyên vẹn không tổn hại, có màu sắc vàng của đồ đồng cổ, rắn chắc như thép, gõ phát ra âm thanh trong trẻo vui tai.
Tháng 12 năm 1990, cao tăng Singapore là Hồng Thuyền pháp sư viên tịch. Sau khi hỏa thiêu, mọi người tìm được trong tro cốt của ông 480 viên xá lợi lóng lánh như pha lê, với nhiều màu sắc, có viên còn sáng rực lấp lánh như kim cương.
Xá lợi rốt cuộc là gì?
Vậy xá lợi rốt cuộc là gì? Tại sao chỉ những người tu hành Phật Pháp có thành tựu mới để lại xá lợi? Xá lợi tại sao có ngũ sắc, nung nóng hàng nghìn độ cũng không bị cháy?
Có học giả chuyên gia nói đó là sỏi, sau khi hỏa thiêu sẽ biến thành xá lợi. Thực ra chỉ cần suy nghĩ kỹ một chút là thấy cách nói này quá hoang đường và nực cười. Sỏi thì nhiều người khác cũng có, tại sao sau khi hỏa thiêu những người này lại không có xá lợi? Ngoài ra, nếu một người khi còn sống mà trong thân thể có nhiều “sỏi” như thế này thì người đó có chịu nổi không? Trong khi đó, những cao tăng có xá lợi đại đa số là những người già thân thể khỏe mạnh, cũng định kỳ đi bệnh viện kiểm tra sức khỏe, tại sao chụp X quang, siêu âm lại không tìm thấy bất kỳ dị vật cứng nào?
Có người nói xá lợi là do nguyên nhân ăn chay lâu dài. Nhưng trên thế giới có hàng trăm nghìn người ăn chay lâu dài, tại sao khi hỏa thiêu cũng không có xá lợi, mà chỉ các cao tăng mới có?
Hơn nữa ở Tây Tạng, do môi trường cao nguyên khắc nghiệt, các tăng nhân vì để sinh tồn nên cũng ăn thịt. Nhưng trong các tăng nhân Tây Tạng, số người sau khi thiêu có xá lợi còn nhiều hơn các tăng nhân người Hán vốn chỉ ăn chay. Điều này chứng minh rằng ăn chay và xá lợi không có quan hệ tất yếu nào.
Thực ra, xá lợi là bảo vật của người thực hành tu luyện Phật Pháp trường kỳ và đạt đến tầng thứ nhất định, giống như “nội đan” mà các Đạo sỹ luyện đan nói; nó có năng lượng, ở các thời khắc đặc thù còn phát ra ánh sáng. Thông thường, người sau khi chết có xá lợi nhất định là người tu hành Phật Pháp có thành tựu. Điều này không có quan hệ gì với địa vị, danh tiếng và tiền của của người đó khi còn sống. Cho dù là hiển quý như tổng thống, lãnh tụ, tỷ phú, tro xương của họ cũng giống với người bình thường, một hạt xá lợi bằng hạt vừng cũng không thể tìm thấy.
Trong những người tu hành, người có xá lợi cũng là thiểu số. Điều này cũng không có quan hệ gì với danh tiếng, địa vị của người tu hành. Cho dù là phương trượng của chùa lớn, thậm chí đứng đầu gì đó cấp bậc rất cao cũng không có tác dụng, không có xá lợi.
Theo thuyết luân hồi của Phật gia, nhục thân con người chỉ là nơi linh hồn tạm thời cư ngụ. Cái chết không phải là sự kết thúc của sinh mệnh mà chỉ là điểm khởi đầu sang một hình thái sinh mệnh khác. Con người sau khi tử vong thì linh hồn sẽ thoát ly thân thể, tìm một nơi cư ngụ mới. “Tây Tạng độ vong kinh” có ghi chép, khi linh hồn chuyển sinh, ánh sáng lục đạo luân hồi (trắng tối, lục tối, vàng tối, lam tối, đỏ tối và màu khói sương) sẽ hiển hiện ra trước mắt người chết. Lúc đó, linh hồn của người chết sẽ chịu nghiệp lực (thiện, ác) của đời trước của mình dẫn dắt, không tự chủ được mà lao vào trong luồng ánh sáng đó.
Do đó, con người chết rồi không phải là hết tất cả. Nếu một người khi còn sống tu thiện tích đức, thế thì linh hồn của người đó sẽ đến nơi tốt đẹp. Nếu một người khi còn sống mà làm những việc xấu trái với lẽ Trời, trái đạo lý, việc xấu nào cũng làm, tuy họ có thể khoan khoái nhất thời nhưng sau khi chết thì linh hồn sẽ rơi vào 3 ác đạo, chịu đựng thống khổ khôn cùng.
Con người khi đến thế gian với tấm thân trần trụi không có gì, khi đi cũng hoàn toàn một thân trần trụi, mọi thứ đều không đem theo đi được, chỉ có nghiệp lực theo thân.
Kiến Thiện- Theo DKN.TV