WHO đưa bệnh Đậu mùa khỉ vào nhóm tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu như COVID-19

WHO đưa bệnh Đậu mùa khỉ vào nhóm tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu như COVID-19

WHO đưa bệnh Đậu mùa khỉ vào nhóm tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu như COVID-19

WHO đưa bệnh Đậu mùa khỉ vào nhóm tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu như COVID-19

WHO đưa bệnh Đậu mùa khỉ vào nhóm tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu như COVID-19
WHO đưa bệnh Đậu mùa khỉ vào nhóm tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu như COVID-19
Thứ sáu, 27-12-2024 06:23, (GMT+07:00)
WHO đưa bệnh Đậu mùa khỉ vào nhóm tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu như COVID-19
24-07-2022 14:50

Bệnh đậu mùa khỉ đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu, vào nhóm cùng COVID-19 — căn bệnh mà WHO tiếp tục dán nhãn này gần hai năm rưỡi sau khi được công bố lần đầu.

 

WHO đưa bệnh Đậu mùa khỉ vào nhóm Tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu như COVID-19

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus trong một cuộc họp báo tại trụ sở WHO, Geneva, 24/2/2020. (Fabrice Coffrini / AFP, qua Getty Images)

 

"Tôi đã quyết định rằng, đợt bùng phát đậu mùa khỉ trên toàn cầu là tình trạng y tế khẩn cấp ở mức toàn cầu", Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết trong một tuyên bố ngày 23/7.

 

Ông Ghebreyesus nói rằng quyết định của mình được thúc đẩy bởi sự gia tăng toàn cầu về các ca bệnh đậu mùa khỉ, hiện đã được báo cáo ở hơn 75 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 16.000 ca nhiễm và 5 ca tử vong.

 

Không có sự đồng thuận

 

Ủy ban Khẩn cấp của WHO, bao gồm các chuyên gia độc lập, đã được ông Ghebreyesus triệu tập một tháng trước để nghiên cứu sự bùng phát và xác định xem nó có đáp ứng các điều kiện của "tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu" hay không.

 

Vào thời điểm đó, khi có 3.040 ca nhiễm đậu mùa khỉ được báo cáo cho WHO từ 47 quốc gia, Ủy ban đã xác định đây không phải là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu.

 

Nhưng sự bùng phát tiếp tục lan rộng đã khiến người đứng đầu WHO phải triệu tập lại Ủy ban vào ngày 21/7.

 

"Tôi cảm ơn ủy ban đã xem xét cẩn thận các bằng chứng và các vấn đề", ông Ghebreyesus nói và cho biết thêm rằng, lần này, "ủy ban đã không thể đạt được đồng thuận về việc liệu đợt bùng phát có phải là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu hay không" (9 phản đối - 6 ủng hộ).

 

Các lý do mà các thành viên Ủy ban đưa ra nhằm ủng hộ và phản đối việc tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu đã được liệt kê trong một báo cáo.

 

Ủng hộ và Phản đối

 

Những người ủng hộ tuyên bố khẩn cấp của ông Ghebreyesus lập luận rằng, đợt bùng phát ở nhiều quốc gia này đáp ứng cả 3 tiêu chí để nhận định tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu — đây là một sự kiện bất thường, tạo thành nguy cơ sức khỏe cộng đồng cho các quốc gia khác do sự lây lan của nó, và có thể cần đến một "phản ứng phối hợp quốc tế".

 

Các lập luận khác ủng hộ tuyên bố khẩn cấp bao gồm lo ngại rằng, mức độ của đợt bùng phát có thể được báo cáo không đầy đủ, các phương thức lây truyền của nó vẫn chưa được hiểu đầy đủ, và rằng đậu mùa khỉ có "tỷ lệ tử vong đáng kể".

 

WHO ước tính tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa khỉ vào khoảng 3-6%.

 

Những người phản đối tuyên bố cho rằng, đánh giá nguy cơ toàn cầu liên quan đến bệnh đậu mùa khỉ vẫn không thay đổi so với cuộc họp trước đó của Ủy ban, mức độ nghiêm trọng của bệnh "được coi là thấp", và phần lớn các ca nhiễm được báo cáo là quan sát thấy ở nam giới quan hệ tình dục với nhiều người cùng giới. Những tính chất này giúp cho việc can thiệp có mục tiêu dễ dàng hơn.

 

"Các ca quan sát thấy ngoài nhóm dân số này, bao gồm cả các nhân viên y tế, cho đến nay, là rất ít", báo cáo của WHO cho biết.

 

Các lập luận khác phản đối tuyên bố khẩn cấp được các thành viên của Ủy ban cố vấn nêu ra cũng bao gồm phạm vi bùng phát tương đối hạn chế. Hiện tại, các vụ bùng phát hiện đang được báo cáo ở 12 quốc gia ở châu Âu và châu Mỹ, và "không có dấu hiệu nào, dựa trên dữ liệu hiện có, về sự gia tăng theo cấp số nhân của số ca bệnh ở bất kỳ quốc gia nào, và các dấu hiệu sớm của sự ổn định hoặc xu hướng giảm được quan sát thấy ở một số nước".

 

'Kỳ vọng sẽ có các đợt sóng trong tương lai'

 

Các thành viên Ủy ban phản đối tuyên bố khẩn cấp dường như cũng muốn đợi thêm dữ liệu về đợt bùng phát để điều chỉnh phản ứng tối ưu.

 

"Dịch đang dần chín muồi, với kỳ vọng sẽ có những đợt sóng trong tương lai, và những dấu hiệu rõ ràng hơn về hiệu quả của các chính sách và biện pháp can thiệp đang được tạo ra", báo cáo của WHO cho biết.

 

Những người phản đối cũng nói rằng, việc tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu về đậu mùa khỉ có nguy cơ cản trở các nỗ lực ứng phó, ví dụ như sẽ làm tăng nhận thức về nguy cơ mắc bệnh một cách "không cần thiết và không tự nhiên", và làm dấy lên nhu cầu không cần thiết đối với vaccine, vốn có nguồn cung hạn chế.

 

Ông Ghebreyesus cho biết trong tuyên bố biện minh cho quyết định của mình rằng, "nói tóm lại, chúng ta có một đợt bùng phát đã lan nhanh khắp thế giới, thông qua các phương thức lây truyền mới mà chúng ta hiểu quá ít, và đáp ứng các tiêu chí trong Quy định Y tế Quốc tế".

 

Bác sĩ Scott Gottlieb — cựu giám đốc Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Mỹ (FDA) và hiện là thành viên ban giám đốc hãng dược Pfizer — cho biết trong một tin đăng trên Twitter sau tuyên bố khẩn cấp của ông Ghebreyesus rằng, WHO trước đó đã "do dự" trong việc đưa ra tuyên bố khẩn cấp khi mà "phạm vi cuộc khủng hoảng đã là rõ ràng, [đó] rõ ràng là một động thái chính trị".

 

"Sự thực là, tác động thực tế của tuyên bố bị tắt ngúm, bởi vì WHO đã tự gạt mình ra ngoài lề. Tuy nhiên, [đây là] một động thái tốt của Tedros khi hành động với sự tin tưởng chắc chắn", ông Gottlieb nói.

 

Một số khác thì chỉ trích tuyên bố khẩn cấp về đậu mùa khỉ.

 

"5 người chết trên toàn thế giới trong vòng 3 tháng. Họ không tuyên bố các tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu như họ từng làm trước kia nữa!", Alex Berenson — tác giả "Pandemia", một cuốn sách chỉ trích phản ứng với COVID-19 — cho biết trong một tuyên bố trên Twitter.

 

"Đậu mùa khỉ thậm chí còn không hẳn là một vấn đề của đàn ông quan hệ tình dục với đàn ông", căn bệnh này "chủ yếu chỉ giới hạn trong một nhóm nhỏ cộng đồng đồng tính nam vô cùng lăng nhăng", ông Berenson tiếp tục cho biết.

 

Đầu tháng 7/2022, WHO cho biết COVID-19 vẫn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu, tiếp tục kéo dài tình trạng khẩn cấp toàn cầu của căn bệnh này sau khi đưa ra tuyên bố vào ngày 30/1/2020.

 

Việc xác định một đợt bùng phát là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu có thể gia tăng tốc độ nghiên cứu, tài trợ, và các biện pháp ứng phó quốc tế để ngăn chặn dịch bệnh.

 

Cao Dương

Theo The Epoch Times

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP