Vụ đầu độc vì đố kỵ gây rúng động tại Trung Quốc

Vụ đầu độc vì đố kỵ gây rúng động tại Trung Quốc

Vụ đầu độc vì đố kỵ gây rúng động tại Trung Quốc

Vụ đầu độc vì đố kỵ gây rúng động tại Trung Quốc

Vụ đầu độc vì đố kỵ gây rúng động tại Trung Quốc
Vụ đầu độc vì đố kỵ gây rúng động tại Trung Quốc
Thứ tư, 01-01-2025 21:10, (GMT+07:00)
Vụ đầu độc vì đố kỵ gây rúng động tại Trung Quốc
04-08-2022 15:41

Thấy cửa hàng đồ ăn sáng của bạn làm ăn phát đạt, Trần Chính Bình lén bỏ thuốc diệt chuột vào thực phẩm, khiến hàng chục người thiệt mạng.

 

Sáng 14/9/2002, hàng trăm người dân ở quận Giang Ninh, thành phố Nam Kinh, bỗng xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như nôn mửa, ói ra máu sau khi ăn bánh nướng, bánh quẩy, bánh rán từ một cửa hàng điểm tâm ở thị trấn Thang Sơn.

 

Một trường trung học ở Thang Sơn có hơn 30 học sinh bị ngộ độc, vừa chảy máu mũi vừa lăn lộn trên sàn. Nhiều công nhân tại công trường xây dựng gần đó cũng lần lượt gục ngã sau khi ăn bánh.

 

Cửa hàng điểm tâm này thuộc về Trần Tông Võ, nổi tiếng nhất trong vùng với món bánh nướng. Mỗi ngày, cửa hàng mở từ 4h sáng, dùng hết hơn trăm cân bột mì. Bánh được cung cấp cho chuỗi cửa hàng sữa đậu nành Thịnh Nguyên và hơn chục tiểu thương mua sỉ đưa đi bán tại các cơ quan, trường học.

 

Khoảng 7h sáng 14/9, có người loan tin "bánh nướng có độc" đến xe bán đồ ăn của thương hiệu Thịnh Nguyên, nữ nhân viên đứng quầy tức giận phản bác: "Làm gì có chuyện đó, để tôi ăn cho mọi người xem". Nhưng sau khi ăn một chiếc bánh, cơ thể cô mềm oặt rồi ngã gục, tử vong không lâu sau.

 

Bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện đa khoa quân khu Nam Kinh cấp cứu. Ảnh: Toutiao

Bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện đa khoa quân khu Nam Kinh cấp cứu. Ảnh: Toutiao

 

Hàng trăm người ngộ độc gần như cùng lúc khiến các bệnh viện trong khu vực bị quá tải. 11 bệnh viện mới có thể chứa hết nạn nhân. Bệnh viện đa khoa quân khu Nam Kinh ở gần Thang Sơn nhất tiếp nhận đến 200 người. Gần như toàn bộ 20 bệnh nhân ngộ độc được đưa vào đợt 1 đều tử vong, bệnh viện tuyến 1 không có trang thiết bị xét nghiệm độc nên không thể đưa ra kết luận tại chỗ, các bác sĩ gặp khó khăn khi xử lý bệnh nhân bị co giật chân tay, trào máu từ mũi và miệng.

 

Toàn bộ Thang Sơn, thậm chí cả thành phố Nam Kinh như chìm trong hỗn loạn.

 

Khi các bác sĩ chạy đua cứu người, cảnh sát nhanh chóng lập tổ chuyên án để điều tra. Cửa hàng điểm tâm của Trần Tông Võ lập tức bị phong tỏa. Cửa hàng hướng ra chợ nông sản, xung quanh có nhiều nhà xưởng, không có phương tiện chống trộm, thêm vào đó, hiện trường bị hủy hoại do chủ quán lo sợ rắc rối càng gây khó khăn cho công tác điều tra.

 

Sau khi khám nghiệm hiện trường, thu thập mẫu vật và phân tích, cảnh sát phát hiện thành phần chất độc từ bột mì, vừng, đường, muối và dầu ăn của cửa hàng. Các thành phần chất độc tương tự cũng được phát hiện trong số bánh còn sót lại và chất nôn của nạn nhân ngộ độc.

 

Tổ chuyên án xác định đây là vụ đầu độc có tính chất nghiêm trọng, nghi phạm nhiều khả năng gây án do cạnh tranh trong kinh doanh hoặc mâu thuẫn tích tụ thành oán hận.

 

Trên cơ sở phân tích này, tổ chuyên án thẩm vấn chủ quán Trần Tông Võ và 8 nhân viên, đồng thời điều tra 6 cửa hàng điểm tâm khác ở Thang Sơn. Cảnh sát nhận thấy cửa hàng này nhận được sự yêu thích của thực khách nhờ đồ ăn ngon, cách quản lý tốt, hầu hết trường học và đơn vị trong khu vực đều đặt hàng số lượng lớn, việc làm ăn rất phát đạt trong khi 6 cửa hàng khác ế ẩm.

 

Trong quá trình điều tra, cảnh sát nhận được một manh mối quan trọng: Trần Chính Bình, chủ cửa hàng điểm tâm gần hiện trường, bất ngờ thông báo cho chủ nhà vào buổi sáng xảy ra vụ án rằng phải về quê thăm bố ốm, sau đó ra ngân hàng rút tiền rồi lập tức rời đi.

 

Bình 32 tuổi, chỉ học hết cấp hai, từng bị phạt 2 năm 6 tháng tù vì tội trộm cắp vào năm 1992. Bình làm ăn ở Thang Sơn nhiều năm, sau đó bỏ đi nơi khác một thời gian rồi lại về mở hàng bán bánh mì, sủi cảo chiên hồi tháng 3/2000. Bình có quan hệ bạn bè khá thân thiết với Võ, nợ Võ 2-3.000 nhân dân tệ.

 

Người thân của Bình tiết lộ, anh ta ra ngoài hai lần vào tối 13/9, từ 20h30 đến 21h và lúc 23h. Hơn 9h sáng 14/9, Bình đóng cửa hàng, nói phải về nhà ở quận Phố Khẩu. Nhưng khi cảnh sát tìm đến đây, không thấy tung tích của Bình.

 

Nhận định Bình là nghi phạm quan trọng, cảnh sát sử dụng các biện pháp kỹ thuật để điều tra, phán đoán anh ta đã bỏ trốn về phía bắc qua một tin nhắn điện thoại di động. Với sự hỗ trợ của cảnh sát đường sắt, tổ chuyên án xác định Bình đang ở trên chuyến tàu 1659 từ Thượng Hải đến Lạc Dương.

 

Khi chuyến tàu sắp xuất phát từ ga Từ Châu vào 2h40 sáng 15/9, trưởng tàu nhận được thông báo truy tìm nghi phạm từ cảnh sát đường sắt. Các nhân viên phục vụ trên tàu bí mật chia nhóm dò xét từng hành khách dựa trên đặc điểm ngoại hình do cảnh sát cung cấp. Lúc 4h50, tại khoang giường cứng số 12, khi kiểm tra vé của một nam hành khách, họ phát hiện người này chính là nghi phạm đang bị truy nã và lập tức hợp sức khống chế. Bình bị bắt 52 giờ sau khi vụ việc xảy ra.

 

Trần Chính Bình sau khi bị bắt. Ảnh: Sina

Trần Chính Bình sau khi bị bắt. Ảnh: Sina

 

Ngày 16/9, Bình bị đưa trở lại Nam Kinh để thẩm tra. Cảnh sát phát hiện thành phần chất tetramine, hóa chất diệt chuột cực độc, từ kẽ móng tay, trong túi quần áo và nội y bị bỏ lại nơi cư trú tạm thời của Bình. Trước nhiều bằng chứng xác thực, Bình vẫn giữ im lặng suốt một ngày đêm, đến 13h ngày 17/9 mới chịu thú nhận.

 

Theo lời khai của Bình, anh ta và Võ thuê chung mặt tiền mở hai cửa hàng liền kề ở thị trấn Thang Sơn, cùng kinh doanh đồ ăn sáng. Tuy mặt hàng khác nhau, Bình thấy cửa hàng của Võ ngày càng phát đạt, còn bên mình ế ẩm nên ghen ghét, đố kỵ. Trước đó, hai người còn từng có mâu thuẫn do chơi bài bạc và nhiều chuyện nhỏ nhặt khác. Oán hận tích tụ, Bình dần nảy sinh ý định bỏ thuốc độc vào đồ ăn của tiệm đối thủ.

 

Ngày 23/8/2002, Bình mua 12 lọ và 50 g thuốc bột tetramine, thử nghiệm trong cửa hàng của mình. Dù loại chất độc nguy hiểm này bị cơ quan chức năng nghiêm cấm mua bán, Bình vẫn dễ dàng tìm được tại chợ nông sản với giá chỉ 8 nhân dân tệ.

 

Tối 13/9, Bình lên giường ngủ từ hơn 22h, đợi đến khoảng 23h thì thức dậy, lẻn vào sau bếp của tiệm nhà Võ, cho tetramine vào các nguyên liệu thực phẩm như đường, dầu, bơ rồi khuấy đều.

 

Đến 10h sáng 14/9, khi vụ ngộ độc đã xảy ra trên diện rộng, Bình vẫn đứng trên phố quan sát. Sau khi cảnh sát kiểm tra các cửa hàng xung quanh, anh ta bình tĩnh đến gặp chủ nhà báo sẽ đóng cửa hàng để về quê.

 

Vụ đầu độc do Bình gây ra khiến tổng cộng 42 người thiệt mạng và hơn 300 người bị ngộ độc.

 

Ngày 30/9/2002, vụ án đầu độc ở Thang Sơn được xét xử công khai, Bình bị tuyên án tử hình, thi hành án vào 14/10/2002.

Xem thêm: Tỷ Can bị moi tim và bài học ‘vô tâm’ | Tinh Hoa TV

 

Tuệ Anh (Theo Toutiao, QQ)

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP