Vong linh tiết lộ: Làm việc thiện có sức mạnh lớn đến cỡ nào

Vong linh tiết lộ: Làm việc thiện có sức mạnh lớn đến cỡ nào

Vong linh tiết lộ: Làm việc thiện có sức mạnh lớn đến cỡ nào

Vong linh tiết lộ: Làm việc thiện có sức mạnh lớn đến cỡ nào

Vong linh tiết lộ: Làm việc thiện có sức mạnh lớn đến cỡ nào
Vong linh tiết lộ: Làm việc thiện có sức mạnh lớn đến cỡ nào
Thứ bảy, 28-12-2024 15:37, (GMT+07:00)
Vong linh tiết lộ: Làm việc thiện có sức mạnh lớn đến cỡ nào
06-04-2020 09:41

Mỗi năm vào ngày Tết Trung Nguyên (rằm tháng 7 âm lịch), trong nhân gian mọi người thường chuẩn bị cỗ bàn, vàng mã cúng gia tiên, cầu siêu độ trì cho những vong linh ”không nơi nương tựa”. Vậy những vong linh đó có được siêu độ?

Tết Trung Nguyên có nguồn gốc từ lễ Vu Lan Bồn trong truyền thuyết Phật giáo về sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu cứu mẹ kiếp quỷ đói.
Tết Trung Nguyên có nguồn gốc từ lễ Vu Lan Bồn trong truyền thuyết Phật giáo về sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu cứu mẹ kiếp quỷ đói. (Ảnh minh họa)

Phong tục báo ân ngày Tết Trung Nguyên

Tết Trung Nguyên là tết của người Hán được tổ chức vào ngày rằm tháng 7, trùng hợp với ngày Xá tội vong nhân và lễ Vu Lan báo hiếu ông bà cha mẹ. Tết Trung Nguyên có nguồn gốc từ lễ Vu Lan Bồn trong truyền thuyết Phật giáo về sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu cứu vong linh của mẹ thoát kiếp quỷ đói.

Từ thời Nam Lương đã bắt đầu đã có Lễ hành pháp Vu Lan, trong ngày này người ta sẽ dùng chiếc chậu Vu Lan đặc biệt để đựng đồ chay cúng Phật, để báo ơn kiếp này và người thân trong 7 kiếp.

Từ thời nhà Tống trở đi, văn hóa Tết Trung Nguyên trong Đạo giáo trở nên rất phát triển, việc cúng tế cầu xá tội cho các vong linh, lập đàn siêu độ cho các cô hồn dã quỷ, và một số nghi thức và phong tục dân gian thậm chí còn kéo dài suốt tận một tháng.

Người thời Nam Tống bất kể cao sang hay nghèo hèn đều cúng tế cô hồn, đó là những dịp lễ lớn tổ chức cứu độ tại các đạo quán (nơi tu luyện của đạo sĩ). Trong “Mộng lương lục” ghi chép rằng: “Ngày 15 tháng 7,… ngày này còn được gọi là thời khắc Địa Cung (một vị thần tiên) xá tội, tại các ngôi đền đều bày lễ cúng, mọi người dân đều đến dâng lễ. Những gia đình giàu có có điều kiện thì bày tiệc cúng người chết hay là cúng cô hồn”.

Cho dù vào Tết Trung Nguyên người ta rủ lòng thương xót những cô hồn dã quỷ, nhưng cũng không phải là tất cả những cô hồn đều có thể được cứu rỗi, mà còn cần phải là những cô hồn dã quỷ có tính thiện, hay nghiệp tương đối nhỏ thì mới có phước lành này.

Một học giả nổi tiếng vào thời Càn Long là Lễ bộ thượng thư Kỷ Hiểu Lam có viết trong “Duyệt vi thảo đường bút ký” rất nhiều câu chuyện về ma quỷ, trong đó có một câu chuyện liên quan đến điều này.

Rơi vào cõi ngạ quỷ trăm năm không được siêu thoát

“Duyệt vi thảo đường bút ký – Quyển thứ 11 Hòe Tây tạp chí 1” kể về câu chuyện rơi vào cõi ngạ quỷ thì trăm năm không được siêu thoát do Lý Tình Lân người Cảnh Châu kể lại.

Câu chuyện kể rằng có một thư sinh họ Lưu, đã lấy một bài thơ cổ để làm bài giảng dạy cho trẻ em. Một đêm nọ, dưới ánh trăng lập lờ, anh mơ hồ nhìn thấy một thân hình đang động đậy trong vườn, anh cứ nghĩ rằng đó là một tên trộm, nhưng lại nghe thấy tiếng kêu cứu của hai con quỷ ở bờ tường.

Lưu Sinh kinh ngạc hỏi tại sao chúng lại muốn anh giúp đỡ? Thì nghe thấy con quỷ đáp rằng, bởi vì khi còn sống họ đã tạo nghiệp ác, nên phải rơi vào cảnh làm ngạ quỷ gần 100 năm rồi, luôn đói cồn cào. Bởi vì họ thấy anh ta là một người có tấm lòng từ bi, cho nên tìm đến để xin một bữa cơm nguội lạnh để giải quyết đau khổ đói khát.

Lưu Sinh nghĩ đến việc cứu tế và pháp sự siêu độ trong Phật giáo, liền hỏi: “Trong Phật giáo thường làm pháp sự sám hối, công đức này đủ để cứu được ma đói trong âm giới. Tại sao các ngươi không đến cầu xin các nhà sư trong chùa siêu độ cho?”.

Ngạ quỷ trả lời rằng, để có thể được siêu độ, thì phải dựa vào cái nhân thiện đã được gieo từ kiếp trước. Hai ngạ quỷ này đã mô tả lại những lý do khiến họ không nhận được cứu độ:

“Kiếp trước hai người chúng tôi bận rộn trong con đường tạo dựng sự nghiệp trên quan trường, thấy ai có quyền to, thì liền kết bè phái với họ… Lúc đắc ý thì chưa bao giờ giúp đỡ người nghèo khó, không tích lũy đủ nhân thiện, cho nên bây giờ rơi vào con đường ngạ quỷ, thì làm thế nào có được thiện duyên được siêu độ đây?”.

Ngạ quỷ lại tiếp tục nói thêm: “May mắn thay lúc đầu chúng tôi không luyến tiếc đến những món lợi bất chính, bố thí chút ít cho những người quen cũ bơ vơ nghèo khó, vì vậy đôi khi còn có thể có được một chút sự thương hại, có được một chút thức ăn thừa.

Không giống như mẹ của Mục Kiền Liên, bị rơi vào địa ngục, thậm chí nếu có thức ăn đưa đến miệng, cũng sẽ bốc lửa tiêu tan mất, ngay cả Đức Phật thần thông quảng đại cũng không cứu nổi bà ta!”

Lưu Sinh cứ lắng nghe, rồi trong lòng thấy thương hại, nên đã đồng ý giúp hai con quỷ đói. Hai con quỷ đói liền cảm kích vô cùng, rên rỉ và rời khỏi bức tường.

Mẹ của Mục Kiền Liên lúc còn sống đã gây ra tội nghiệp quá nặng, nên khi chết bị rơi vào địa ngục ngạ quỷ, ngay cả khi thức ăn được đưa lên đến miệng, cũng sẽ hóa thành than tro.
Mẹ của Mục Kiền Liên lúc còn sống đã gây ra tội nghiệp quá nặng, nên khi chết bị rơi vào địa ngục ngạ quỷ, ngay cả khi thức ăn được đưa lên đến miệng, cũng sẽ hóa thành than tro. (Ảnh minh họa qua 好心游戏)

Sức mạnh của việc hành thiện có thể tự cứu giúp bản thân

Kể từ đó, Lưu Sinh đã giữ lời hứa rắc những thức ăn thừa và rượu ở bên ngoài bức tường để cúng ngạ quỷ, tuy rằng có thể cảm nhận được sự tồn tại của họ, nhưng họ không bao giờ tìm đến anh nữa.

Sau hơn một năm, một đêm nọ đột nhiên nghe thấy hai con quỷ đến cảm ơn và nói lời tạm biệt. Lưu Sinh hỏi: “Hai ngươi đi đâu vậy?”

Ngạ quỷ nói: “Hai chúng tôi đã ở trong cõi ngạ quỷ được một trăm năm rồi, và không có cách nào để được siêu thoát cả, nghĩ tới nghĩ lui, chỉ có thể làm việc thiện để tự cứu lấy mình thôi”.

Hai con quỷ đến cảm ơn và nói lời tạm biệt.
Hai con quỷ đến cảm ơn và nói lời tạm biệt. (Ảnh minh họa: Tinh Hoa)

Thế rồi ngạ quỷ đã kể về việc hành thiện tự cứu bản thân. Khi họ nhìn thấy có ai đó vào rừng để bắn những con chim hoang dã, thì họ đã ra dọa những con chim đó trước, để cho chúng bay ra xa; còn khi thấy có người giăng lưới để bắt cá thì họ đuổi cá đi trước, không để chúng tiếp cận đến chiếc lưới. Chính vì lòng tốt của những ngạ quỷ này, đã cảm động được các vị thần linh, và bây giờ họ đã có thể thoát khỏi cõi ngạ quỷ, và được tái sinh.

Điều đó nói lên rằng, những ma quỷ mang tội lỗi nặng nề, bị rơi vào cõi ngạ quỷ mãi không được Phật pháp Đạo pháp cứu giúp, thì chỉ cần gieo một tấm lòng tự cứu mình, gửi đi những ý niệm lương thiện và làm những việc tốt, làm hết sức mình để cứu giúp các sinh linh khác, thì như vậy có thể cứu lấy bản thân thoát khỏi sự trầm luân trong 100 năm!

Nhìn lại câu chuyện Mục Kiền Liên cứu mẹ, Mục Kiền Liên là đệ tử thần thông nhất trong số các đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nhưng khi ngài ấy muốn cứu mẹ, thì với sức mạnh thần thông của mình, ngài cũng không thể hóa giải được tội lỗi nghiêm trọng của người mẹ này, một vị thần thông quảng đại như ngài ấy cũng không thể cứu được người mẹ đã rơi vào cõi ngục ngạ quỷ.

Trong truyền thuyết, ngày Tết Trung nguyên là ngày sinh của Địa Cung, và vào ngày này, người ta sẽ cầu xin Địa Cung thương xót mà tha thứ cho các tội lỗi. Thần minh đại từ bi! Phàm những ai chân thành cải tà quy chánh, có những ý niệm tốt thành kính và những hành động tốt đều có thể tạo phúc cho chính mình; còn nếu như vi phạm vào đạo lý lẽ trời, thì dù cho có cầu xin sự thương xót thì cũng chỉ là hy vọng thừa mà thôi.

Sức mạnh của lương thiện to lớn đến đâu? Hai con quỷ đói đã khởi thiện niệm và hành thiện, đã cứu giúp được chính mình, giải phóng bản thân khỏi những cùm gông tội lỗi trong 100 năm. Sức mạnh của lương thiện thật sự là vô cùng vô lượng!

Tuệ Tâm - Theo Tinh Hoa

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP