Vô hiệu hóa Trung Quốc: ‘Ván bài lật ngửa’ của Tổng thống Donald Trump

Vô hiệu hóa Trung Quốc: ‘Ván bài lật ngửa’ của Tổng thống Donald Trump

Vô hiệu hóa Trung Quốc: ‘Ván bài lật ngửa’ của Tổng thống Donald Trump

Vô hiệu hóa Trung Quốc: ‘Ván bài lật ngửa’ của Tổng thống Donald Trump

Vô hiệu hóa Trung Quốc: ‘Ván bài lật ngửa’ của Tổng thống Donald Trump
Vô hiệu hóa Trung Quốc: ‘Ván bài lật ngửa’ của Tổng thống Donald Trump
Chủ nhật, 26-01-2025 00:23, (GMT+07:00)
Vô hiệu hóa Trung Quốc: ‘Ván bài lật ngửa’ của Tổng thống Donald Trump
18-06-2020 22:32

Đã có thời một chính quyền Trung Quốc đầy âm mưu, thủ đoạn đã tận dụng, tranh giành và mặc cả được rất nhiều "đặc ân” từ tự do thương mại và toàn cầu hóa để tăng cường sức mạnh kinh tế và chính trị của mình. Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump sẽ chứng minh cho thế giới thấy rằng “cái giá của tự do không phải lúc nào cũng là quyết đấu một trận chiến quân sự”; và với “ván bài lật ngửa” mở đầu bằng thương chiến Mỹ-Trung, đến giờ này hẳn ông Tập phải thốt lên: “Trời đã sinh Tập... sao còn sinh Trump!”

Mặc dù cuộc đua hướng đến vị trí “quốc gia hàng đầu thế giới” chưa đến hồi kết thúc, bức chân dung thật sự về một chính quyền Trung Quốc đầy toan tính, thâm hiểm khó lường đã lộ rõ. Tuy vậy, trong nhiều năm qua, các nền kinh tế thế giới, kể cả Hoa Kỳ, vẫn luôn mong muốn đi đến một thỏa thuận thương mại tốt với Trung Quốc. Tiến sĩ Diana Zhang - chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc cho rằng thế giới “đang giao dịch với một con quỷ. Đó là lý do tại sao tất cả các cuộc đàm phán sẽ lãng phí thời gian”. 

Với tất cả những gì “phơi bày” ra trước thế giới, chính quyền Trung Quốc đã lộ rõ bản chất của “quỷ dữ”; từ việc “ngang nhiên” che giấu tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán, tạo thành đại dịch nghiêm trọng nhất thời cận đại này; cho đến việc tìm cách “hủy hoại” nền dân chủ Hong Kong, nhằm sử dụng địa khu này như một “cửa sổ” để “hút USD và công nghệ cao từ phương Tây”; và cho đến cả vô số các chiêu trò, thủ đoạn phi nhân tính khác như đàn áp tôn giáo, chính tín, diệt chủng lạnh Pháp Luân Công, Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ... 

Nhưng Trung Quốc đã không thể mãi đắc ý. Tổng thống Donald Trump, với tư cách là đại diện nước Mỹ, là nhà lãnh đạo thế giới, đã nhận lấy trách nhiệm “chiến đấu với mối đe dọa lớn nhất đối với tự do - ĐCSTQ”. “Đây không phải là cuộc thương chiến Mỹ-Trung. Đây không phải là cuộc chiến giữa các chủng tộc. Đây là cuộc chiến giữa thiện và ác, giữa nền tự do và sự toàn trị”, tiến sĩ Zhang nói. 

Sau 5 năm “cầm quyền”, Tổng thống Trump đang dần “hiện thực hóa” tuyên bố của mình: “Tôi biết cách làm cho nước Mỹ giàu có trở lại”; và “Tôi luôn luôn chiến thắng…”

1. Dùng thương chiến để vô hiệu hóa sự lạm dụng của Trung Quốc về thuế, vi phạm sở hữu trí tuệ và hàng hóa giá rẻ...

Kể từ khi “tiếp quản” chính quyền Trung Quốc vào năm 2012, ông Tập Cận Bình đã định hướng đưa Trung Quốc tiến đến ngôi vị “bá chủ thế giới” với các mục tiêu chiến lược đi kèm như Sáng kiến Vành đai - Con đường, kế hoạch Made in China 2025… và ông Tập đã vận dụng đến “ưu điểm” nổi bật nhất của nền kinh tế Trung Quốc là... sản xuất hàng giá rẻ. Lý do là vì chính quyền này có khả năng bất chấp mọi thủ đoạn, kể cả việc tàn phá môi trường, hủy hoại sinh thái, và cả sinh mệnh của con người, nhằm bằng mọi giá đưa nền kinh tế… tiến lên lên phía trước, hiện thực hóa “Giấc mộng Trung Hoa”. Trong khi đó, phần lớn các quốc gia khác vẫn chú trọng đến môi trường sinh thái và an nguy của người dân, do đó, hàng hóa được sản xuất phải kèm theo các chi phí cơ bản về môi trường, sức khỏe cộng đồng… và giá cả sản xuất đương nhiên không thể “cạnh tranh” được với Trung Quốc. 

mục tiêu của ĐCSTQ là nền kinh tế Mỹ
Làm tiêu hao và suy yếu nền kinh tế Mỹ là muc tiêu chiến lược dài hạn của Trung Quốc. (Ảnh: Pixabay)

Tại sao ngay từ chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016, ông Trump đã thể hiện quan điểm rất quyết liệt trong chính sách thuế quan đối với Trung Quốc? Đơn giản vì ông biết quá rõ “ưu điểm” của nền kinh tế này. Đáng lưu ý là Tổng thống Trump rất kiên định và đã sử dụng công cụ thuế quan vô cùng hiệu quả trong cân bằng lợi ích của Trung Quốc, dồn Trung Quốc vào địa thế hiểm yếu về kinh tế... Ông Trump đã không hề có ý định giảm nhiệt thương chiến dù đối thủ chính trị của ông có đả kích nặng nề đến đâu và đại dịch viêm phổi Vũ Hán “can thiệp” phức tạp thế nào... 

Chỉ gần 3 năm thương chiến, kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng tồi tệ nhất trong lịch sử cầm quyền của họ, chưa kể bong bóng giá bất động sản chực chờ đổ vỡ, khối nợ xấu khổng lồ trong các ngân hàng, làn sóng phá sản doanh nghiệp và vỡ nợ trái phiếu quốc tế... Thậm chí các bằng chứng kinh tế đã chỉ ra rằng để che dấu thất bại trước chính quyền Trump, rất có thể chính quyền Trung Quốc buộc phải phát tán Coronavirus "một cách có tính toán"Ngược lại với Trung Quốc, Tổng thống Trump lèo lái con tàu kinh tế Mỹ một cách vững chãi, bất chấp việc virus Corona Vũ Hán tàn phá nền kinh tế Mỹ và thế giới, niềm tin kinh doanh, đầu tư và số liệu thất nghiệp của Mỹ vẫn tốt đến mức đáng kinh ngạc với các chuyên gia tài chính phố Wall. 

Tờ BBC cho biết, đến cuối năm 2018, Hoa Kỳ đã áp dụng ba vòng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc, với tổng trị giá hơn 250 tỷ USD. Bắc Kinh đã “đánh trả”, và cáo buộc rằng Hoa Kỳ khơi mào "cuộc chiến thương mại lớn nhất trong lịch sử kinh tế", đồng thời áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ trị giá 110 tỷ USD. Kênh thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã của Trung Quốc lên tiếng “mỉa mai”: “Hoa Kỳ nên học cách cư xử như một cường quốc toàn cầu có trách nhiệm và ngừng hành động như một kẻ bắt nạt”. Trớ trêu cho Trung Quốc, Nhà Trắng đã khẳng định rằng ông Trump sẽ “không có suy nghĩ thứ hai” về cuộc thương chiến này. Tại cuộc họp Hội nghị Thượng đỉnh kinh tế châu Á vào tháng 11/2018, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence cho biết ông đã chuẩn bị "nhiều hơn gấp đôi" mức thuế áp dụng đối với hàng hóa Trung Quốc.

Mỹ kiên định leo thang thương chiến. Theo The Guardian, kể từ tháng 9/2019, chính quyền Trump đã bắt đầu áp mức thuế quan 15% đối với hơn 125 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc, bao gồm loa thông minh, tai nghe Bluetooth và nhiều loại giày dép... có hiệu lực vào tháng 12/2019. Vị tổng thống này cũng đã tuyên bố rằng mức thuế 25% (hiện đang áp dụng đối với một nhóm riêng) 250 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng lên 30% vào ngày 1/10/2019. Như vậy, chỉ tới tháng 12/2019, gần như toàn bộ hàng xuất khẩu trị giá 540 tỷ USD của Trung Quốc sang Hoa Kỳ sẽ phải chịu thuế, và mức thuế này áp dụng cho gần 6.000 mặt hàng, khiến chúng trở thành vòng thuế quan thương mại lớn nhất đối với Trung Quốc từ Hoa Kỳ. 

Mặc dù những chuyên gia kinh tế và chính trị gia ủng hộ Trung Quốc cho rằng chính sách này sẽ khiến Hoa Kỳ hứng chịu ảnh hưởng từ mức “thuế quan trả đũa”, nền kinh tế Trung Quốc mới thực sự là đối tượng phải “chịu đòn” trong một cuộc chiến thuế quan toàn diện. Trong đó, GDP của Mỹ có thể giảm khoảng 10,8 tỷ USD và GDP của Trung Quốc giảm khoảng 34,6 tỷ USD, theo New America. Theo The New York Times, trong một sự kiện giới thiệu sản phẩm “Made in America” tại Nhà Trắng vào tháng 7/2019, ông Trump nói với các phóng viên rằng mặc dù Trung Quốc đã “lấy” 16 tỷ USD bằng cách ngừng mua sản phẩm nông nghiệp Mỹ, Hoa Kỳ đã nhận lại hàng chục tỷ USD tiền thuế quan từ Trung Quốc. “Chúng ta sẽ nhận được nhiều, nhiều hơn, nhiều lần hơn nữa với thuế quan này”, ông nói.

Đây thực chất là thứ “vũ khí lợi hại” của chính quyền Trump, được xem là “rào cản thương mại”, “hàng phòng thủ chiến tuyến”, thuộc một phần trong chính sách kinh tế "Nước Mỹ trước tiên", nhằm giảm thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ, và giúp lấy lại sự cân bằng trong cán cân thương mại đối với các giao dịch song phương; đồng thời, thu hút các công ty Hoa Kỳ quay trở về và phục hồi việc sản xuất trong nước, theo investopia. 

Không chỉ dùng chiến dịch thuế quan để “đánh” nền kinh tế Trung Quốc, tổng thống Trump còn muốn cảnh tỉnh người dân Hoa Kỳ và thế giới. Ông Trump cho biết ông muốn ngăn chặn việc "chuyển giao không công bằng về công nghệ và sở hữu trí tuệ của Mỹ cho Trung Quốc và bảo vệ công ăn việc làm của người dân trong nước”, đòi lại quyền “cạnh tranh công bằng” cho Hoa Kỳ. Nói một cách đơn giản, điều này làm cho sản phẩm nước ngoài trở nên đắt hơn đối với người tiêu dùng Hoa Kỳ, do đó khuyến khích người tiêu dùng mua hàng Mỹ. Ý tưởng là điều này sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp địa phương và hỗ trợ nền kinh tế quốc gia, theo bbc.

“Trung Quốc đang ‘phải nuốt’ thuế nhập khẩu. Hàng tỷ USD đang đổ về Mỹ. Những Nông dân Ái quốc của chúng ta bị họ nhắm tới đang nhận được khoản tiền khổng lồ từ tiền thuế thu về! Con số việc làm tuyệt vời, Không có lạm phát (vì Fed). Trung Quốc đang có một năm tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Đàm phán đang tiếp tục, tất cả đều tốt!” ông Trump viết trên Twitter vào tháng 9/2019. 

2. Chuẩn mực hóa các quy định quốc tế - dẹp bỏ ‘luật rừng’ của Trung Quốc

Kể từ khi gia nhập vào nền kinh tế thế giới, chính quyền Trung Quốc không ngần ngại dùng “luật rừng” trong các giao dịch thương mại, lợi dụng tiêu chuẩn của các nền kinh tế tự do nhằm phóng túng “chủ nghĩa con buôn” với mục tiêu thống trị toàn bộ thị trường toàn cầu, và khuất phục xã hội phương Tây về kinh tế. Cố vấn Nhà Trắng Navarro đã không ngần ngại “chỉ thẳng” vào sự thật khi phát biểu rằng: “Trong khi Obama thế chấp tương lai của chúng ta cho các ngân hàng Trung Quốc, ông ta không hiểu được rằng chương trình tạo việc làm tốt nhất cho nước Mỹ là cải cách thương mại toàn diện với Trung Quốc”.

Khác hẳn với phong cách “nhún nhường” của chính quyền Obama, vốn thiên về đối thoại và tránh va chạm, chính quyền Trump thẳng thắn đối mặt với các vấn đề. "Về cơ bản, Trung Quốc đã không thay đổi các hành vi không công bằng, vô lý và làm sai lệch thị trường", đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) Robert Lighthizer nói trong một tuyên bố. Vì thế, Hoa Kỳ sẽ không ngần ngại sử dụng chiến thuật “tăng cường giám sát” và “ra đòn thương mại”

Trung Quốc đuối sức trong thương chiến
Với chiến lược áp đảo toàn diện và mạnh mẽ dựa vào sự chuẩn bị kỹ lưỡng của Mỹ, Trung Quốc đã tỏ ra bị động và đuối sức trong cuộc chiến thương mại. (Ảnh minh họa).

Đã 10 năm nay, Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) vẫn “loay hoay” trong việc tìm cách thuyết phục chính phủ Trung Quốc cho phép kiểm tra việc kiểm toán các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ nhưng vẫn không “được phép”. Lý do Bắc Kinh đưa ra là những sổ sách này có chứa “cơ mật quốc gia” không thể được chia sẻ với các bên khác. Tuy nhiên, ngay khi chính quyền Trump quyết định “dội bom” vào các doanh nghiệp “mờ ám” của Trung Quốc tại Hoa Kỳ bằng một “đòn giáng” 1,2 nghìn tỷ USD, sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq của Mỹ đã kịp thời có động thái sẵn sàng thắt chặt các tiêu chuẩn niêm yết đối với các doanh nghiệp Trung Quốc huy động vốn trên sàn này. Trong số 155 công ty niêm yết tại Nasdaq từ năm 2000, 40 công ty có giá trị IPO gộp lại không quá 25 triệu USD, theo như dữ liệu của Refinitiv. Các quy định mới của Nasdaq sẽ bắt buộc các công ty từ các nước như Trung Quốc phải huy động 25 triệu USD qua IPO hay ít nhất 1/4 giá trị vốn hóa sau niêm yết của họ, nguồn tin cho biết. 

Chính sách trợ cấp phá giá chính là một trong những “chiêu trò” quen thuộc của chính quyền Trung Quốc. Theo Viện Sắt thép Hoa Kỳ, các nhà máy thép của Mỹ đã phải sa thải 13.500 nhân viên vì Trung Quốc có thể bán thép với giá thấp hơn thị trường dựa vào trợ cấp của chính phủ. Do đó, chính quyền Trump đã áp dụng hai loại thuế quan đặc biệt khác nhau đối với thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng kết hợp để “đương đầu” 8,6% hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Trung Quốc vào năm 2018.  

Ngoài ra, theo EHS Today, các nhóm vận động nhân quyền đã kêu gọi người Mỹ ngừng mua iPhone và iPad mới, và cho biết rằng hơn 1 triệu công nhân tại các nhà máy của nhà cung cấp Apple ở Trung Quốc có nguy cơ tiếp xúc với các chất độc hại trên dây chuyền lắp ráp. Một nghiên cứu năm 2010 trên Tạp chí Sức khỏe Môi trường và Y tế Dự phòng tuyên bố từ năm 1991 đến 2008; đã có 42.890 vụ ngộ độc tại các công xưởng Trung Quốc với tỷ lệ tử vong là 16,5%; cho thấy tình hình an toàn lao động ở Trung Quốc ở mức rất đáng báo động. Điều tồi tệ nữa là, trong năm 2009, Trung Quốc phải nhận tất cả 58% số cảnh báo an toàn sản phẩm từ các nhà hành pháp châu Âu; đến năm 2010, Trung Quốc lại lần nữa “vượt qua chính mình”, nâng số cảnh báo an toàn lên mức 61%, theo Cố vấn Nhà trắng Navarro cho biết. 

Ông Navarro từng mô tả Trung Quốc là một “kẻ ám sát hành tinh có hiệu quả nhất, hành động thâm hụt thương mại là một mối đe dọa hiện hữu đối với việc làm và an ninh quốc gia của Mỹ”. Trung Quốc chiếm phần lớn nhất trong thâm hụt thương mại của Mỹ với con số lên đến 419,2 tỷ USD mỗi năm. “Nó giải thích sự rỗng tuếch trong sản xuất của Mỹ”, ông Trump nói.

Do đó, vào tháng 8/2019, Tổng thống Trump đã chính thức yêu cầu các công ty của Hoa Kỳ ngừng kinh doanh với Trung Quốc, cáo buộc nước này giết 100.000 người Mỹ mỗi năm bằng fentanyl (một loại thuốc giảm đau) nhập khẩu. Theo Ủy ban trộm cắp tài sản trí tuệ Mỹ, Trung Quốc đã đánh cắp khoảng 600 tỷ USD tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ. Tổng thống Trump cho biết một biện pháp khả thi để đưa các công ty về lại Mỹ là thông qua các rào cản thương mại. Ông Trump tuyên bố: "Nếu các công ty không muốn trả thuế quan, hãy xây dựng ở Hoa Kỳ. Nếu không, hãy làm cho đất nước chúng ta giàu có hơn bao giờ hết!"

3. Vô hiệu hóa Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) - Chặt đứt ‘vòi bạch tuộc’ hút vốn, công nghệ và tri thức của Trung Quốc tại tổ chức này 

Khi Trung Quốc được chấp nhận vào WTO năm 2001, các tổng thống Mỹ Clinton, Bush, và Obama, cũng như nhiều nhà lãnh đạo chính sách công khác, dự đoán rằng điều này sẽ cải thiện cán cân thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc và sẽ khuyến khích chính quyền này gia nhập vào nền kinh tế thị trường tự do. Kinh tế tăng trưởng có thể khuyến khích hoặc buộc Trung Quốc tăng cường dân chủ theo mô hình phương Tây. Cả hai việc này đều tốt cho thế giới và có lợi cho Mỹ. Tuy nhiên, giờ đây chúng ta có thể nói rằng không có dự đoán nào trong số đó trở thành sự thật. Thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc đã tăng từ 83 tỷ USD năm 2000 lên tới 366 tỷ USD năm 2015. Dự tính tổng số thâm hụt của Hoa Kỳ với Trung Quốc lên tới 3,6 nghìn tỷ USD. Trong cùng thời gian này, Hoa Kỳ đã mất 5 triệu việc làm sản xuất, theo Industryweek.

Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã dựa vào các chuẩn mực của WTO để tham gia vào nền kinh tế toàn cầu, tuy nhiên, chính quyền này hoạt động kinh tế dựa trên chiến lược của chủ nghĩa con buôn và “chơi ván bài” của mình mà không theo bất kỳ quy tắc nào của WTO. Trung Quốc đã phá vỡ một cách có hệ thống khuôn khổ của tự do thương mại, thậm chí còn liên tục xâm chiếm thị trường Mỹ dưới cái vỏ bọc WTO. Trong khi tổ chức này được thành lập là để khuyến khích nền thương mại tự do thực sự và mang lại sự thịnh vượng chung cho tất cả các quốc gia trên thế giới. 

Chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc Peter Zeihan đã trả lời phỏng vấn của kênh Fox News: “Hoa Kỳ đã quá mệt mỏi phải duy trì trật tự này, và Trung Quốc thì không thể tồn tại nếu không có nó”.

WTO ngày càng mở rộng trên phạm vi toàn cầu và được ca ngợi hết lời như một “sân chơi không thể không tham gia” của các quốc gia đã và đang phát triển, như là một cơ hội không thể tốt hơn nếu các quốc gia đang phát triển muốn có công nghệ, dòng tiền đầu tư và xuất khẩu. Tuy nhiên, hai tác phẩm của nhà kinh tế Mỹ đã đạt giải Nobel về Kinh tế học - Joseph Stiglitz - là “Fair trade for all. How trade can promote development” viết cùng với Andrew Charlton [2005], và “Making globalization work” [2006] đã chỉ ra rằng, về cơ bản, thứ mà WTO mang lại là công nghệ cũ dịch chuyển từ các nước phát triển sang các quốc gia chưa phát triển, là tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, là môi trường bị hủy hoại và một thị trường tiêu dùng mở toang cho các nền kinh tế lớn trong WTO. Các nền kinh tế đang phát triển vốn yếu ớt lại càng không thể bảo vệ nổi hàng hóa, thương hiệu, sản xuất của bản thân mình khi tham gia vào WTO. 

Do đó, WTO có thể trở thành “cái bẫy” cho các quốc gia đang phát triển khiến, không một quốc gia nào có thể công nghiệp hóa thành công sau khi gia nhập, trừ… Trung Quốc. Theo industryweek, chính vì những “lỗ hổng” này mà chính quyền Trung Quốc đã dùng nhiều “chiêu trò” nhằm thoát khỏi các quy định của WTO. Trung Quốc thao túng tiền tệ của mình để các công ty Trung Quốc có lợi thế chi phí từ 30% đến 40%, và xem đó như là hình thức trợ cấp xuất khẩu trực tiếp. Chính quyền này cũng sở hữu và trợ cấp cho nhiều doanh nghiệp nhà nước, bán phá giá hàng hóa, trộm cắp tài sản trí tuệ... Năm 2014, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc trong các sản phẩm công nghệ tiên tiến là 123 tỷ USD.

Tờ The New York Times cho rằng bây giờ là thời gian tốt nhất để buộc Trung Quốc thay đổi các hoạt động giao dịch mà họ đã làm “tổn thương” các công ty Mỹ. Chính quyền Trump đã “đánh” trực tiếp vào “công cụ của Trung Quốc”, khi không ngần ngại bóc “lớp vỏ ngụy trang” của WTO, chỉ trích tổ chức này là không công bằng, coi thường thẩm quyền của mình, tiếp sức cho “vòi bạch tuộc” của chính quyền Trung Quốc. Ngoài ra, tờ US News cho biết các nghiên cứu mới của Quỹ Sáng tạo và Công nghệ thông tin ở Washington, D.C vào tháng 1/2020 cho thấy rằng các hoạt động thương mại “không công bằng” đã khiến Trung Quốc trở thành kẻ thù của việc đổi mới toàn cầu, gây hại cho tiến bộ công nghệ, trong đó các nước Bắc Mỹ và Châu Âu bị ảnh hưởng nhiều nhất. 

“Đó là do chính phủ Trung Quốc trợ cấp rất nhiều cho các công ty trong nước, thao túng mức tiền tệ để có được lợi thế giá cả không công bằng ở các nền kinh tế nước ngoài và sử dụng tài sản trí tuệ mà không phải trả tiền”, báo cáo cho biết. 

Cuối năm 2019, chính quyền Trump tuyên bố sẽ tiến thêm một bước và phá hủy hệ thống của tổ chức này để thực thi các quy tắc về thương mại theo cách của Hoa Kỳ, theo Indepence.

Tổng thống Trump tuyên bố WTO đã để cho Trung Quốc lạm dụng nhằm hưởng các ưu đãi bất công bằng về thuế, tiếp cận thị trường và cưỡng chế chuyển giao công nghệ. Ông Trump thậm chí còn có bước đi quyết liệt hơn trong việc vô hiệu hóa WTO, từ chối bổ nhiệm mới và tái bổ nhiệm thành viên cơ quan phúc thẩm của WTO, “não bộ” WTO chính thức bị vô hiệu hóa từ ngày 11/12/2019… 

Trong bài phát biểu ngày 22/3/2018 khi ký văn kiện nhằm chống lại “sự xâm lược kinh tế của Trung Quốc”, Tổng thống Trump cho rằng: “Chúng ta đã chi rất nhiều tiền kể từ khi thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới, điều này thực sự là một thảm họa cho chúng ta. Tổ chức này rất không công bằng với chúng ta. Các vụ việc được giải quyết rất không công bằng. Phán quyết rất không công bằng. Và như đã biết, chúng ta luôn là thiểu số ở đó và điều đó là không công bằng”.

Do đó, nhà nghiên cứu Trần. H.M. Minh cho biết, việc vô hiệu hóa Cơ quan Phúc thẩm (AB) của WTO cũng có thể là một biện pháp được chính quyền Trump sử dụng để chống lại các vụ kiện mà Trung Quốc khởi kiện Mỹ kế từ khi Chiến tranh thương mại giữa hai nước bùng nổ năm 2018. 

4. Thoát Trung - dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc

Ông Gordon Chang, tác giả của cuốn sách “Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc” (The Coming Collapse of China) cho biết, nhờ đại dịch mà người dân Mỹ đã rất sốc khi biết rằng tới 90% đơn thuốc trong tủ thuốc của họ được lấp đầy bởi các loại thuốc sản xuất tại Trung Quốc. Chính quyền Trump đã yêu cầu các ngành dược phẩm, vật tư y tế, cũng như ngành công nghệ, điện tử và viễn thông nên “nối gót” nhau rời khỏi Trung Quốc. “Chúng ta không có sự lựa chọn nào khác cả. Trung Quốc đã tuyên bố mình là kẻ thù của Hoa Kỳ, và chúng ta cần phải đáp trả”, ông Chang nói.

Vào cuối năm 2019, Tổng thống Trump đã triển khai hai vòng hỗ trợ tài chính cho nông dân bị tổn hại trong cuộc thương chiến Mỹ-Trung, với mức tài trợ lên đến 28 tỷ USD. Đây chính là cơ hội cho ngành nông nghiệp Mỹ tự vực dậy và tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới. Nhiều công ty đã công bố những thay đổi trong chuỗi cung ứng của họ, Nintendo đã đẩy nhanh việc chuyển giao việc sản xuất bảng điều khiển Switch từ Trung Quốc sang Việt Nam; GoPro, Hasbro và các công ty khác dịch chuyển chuỗi cung ứng của họ để giảm tiếp xúc với Trung Quốc, theo The New York Times.

Càng ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới yêu cầu ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm vì đã che giấu dịch bệnh. (Ảnh: Flick)
Càng ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới kêu gọi “thoát Trung” (Ảnh: Flick)

Chính quyền Trump cũng đưa ra các “đòn bẩy” của chính phủ để hỗ trợ các doanh nghiệp Mỹ. Vào tháng 7/2019, ông Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp yêu cầu 95% thép và sắt cung cấp cho các dự án được tài trợ bởi các hợp đồng liên bang phải do người Mỹ sản xuất. Một đơn đặt hàng khác vào tháng 1/2019 đã khuyến khích các công ty sử dụng sắt, thép, nhôm, xi măng và các sản phẩm khác của Mỹ ở mức độ thực tế. Điều này cho thấy chính quyền Trump hiểu rõ hơn ai hết rằng nền tảng sản xuất và chế tạo trở nên cực kỳ quan trọng đối với kinh tế Mỹ.

Thực ra, cứ mỗi một USD của sản phẩm đầu ra từ sản xuất và chế tạo, nước Mỹ sẽ tạo ra khoảng 1,5 USD trong các dịch vụ liên quan như xây dựng, tài chính, bán lẻ và vận tải.  Không phải tự nhiên khi mà các nhà máy đóng cửa, các trung tâm mua sắm, cơ sở y tế, khách sạn, và nhà hàng ở bên cạnh nhà máy cũng “chết” theo. Sự thật thì các nhà máy sản xuất và chế tạo có cơ sở ở Mỹ đóng góp hai phần ba về nghiên cứu và phát triển tư nhân của Mỹ. Khi những nhà máy sản xuất và chế tạo này chuyển đến Trung Quốc, họ đã mang theo các nghiên cứu và phát triển, và kéo đi luôn cả năng lực cải tiến của nước Mỹ.

Cố vấn kinh tế của Nhà Trắng Kudlow cũng chia sẻ với Fox Business vào ngày 9/4 về kế hoạch Hoa Kỳ hỗ trợ các doanh nghiệp: “Nhà máy, trang thiết bị, cấu trúc sở hữu trí tuệ, sự cải tiến - nói cách khác, nếu chúng ta ngay lập tức bù đắp 100% những chi phí này, chúng ta sẽ có thể trả được chi phí để các công ty Mỹ chuyển từ Trung Quốc trở về Mỹ”.

Theo The New York Post, “thanh gươm sắc” thuế quan của Tổng thống Trump sẽ quay trở lại nếu Trung Quốc không giữ lời hứa sẽ mua 250 tỷ USD các sản phẩm do Mỹ sản xuất trước thời điểm cuối năm 2021. Trong năm tới, nền kinh tế Trung Quốc sẽ phải hứng chịu hàng loạt “nhát cắt”: chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ, chuỗi cung ứng tại Trung Quốc bị phá vỡ và chuyển dịch đến các nước khác, các nhà máy chuyển sang các quốc gia tự do hơn, người tiêu dùng trên khắp thế giới từ chối hàng hóa Trung Quốc.

Trang New York Post nhận định mạnh mẽ: “Một nhát cắt không thể dẫn đến tử vong. Nhưng với nhiều nhát cắt cùng lúc, chúng sẽ làm khô máu nền kinh tế Trung Quốc. Hy vọng rằng chúng có thể làm lung lay nền tảng thâm căn cố đế của ĐCSTQ - một thể chế cực kỳ tham nhũng và bất tài”. 

Song song với các sự kiện ngoài mong muốn tác động tiêu cực lên nền kinh tế Mỹ (dịch viêm phổi Vũ Hán, bạo loạn… ), Tổng thống Donald Trump vẫn kiên định chiến dịch “chống Trung” toàn diện, gạt bỏ doanh nghiệp “thiếu minh bạch” và “có thể gây rủi ro cho nhà đầu tư Mỹ” khỏi thị trường chứng khoán của Mỹ, siết chặt trừng phạt với các doanh nghiệp Trung Quốc không đáng tin cậy, hỗ trợ doanh nghiệp Mỹ “thoát Trung”, tăng thuế, leo thang thương chiến với Trung Quốc thành chiến tranh tiền tệ…

Mặc dù các động thái chính sách này được cho là có thể gây tổn thương cho nền kinh tế Mỹ, điều bất ngờ là, đi ngược lại với dự báo của giới chuyên gia, thị trường chứng khoán Mỹ đã có sự hồi phục mạnh mẽ hình chữ “V” kể từ khi rớt đáy vào cuối tháng 3/2020. Chỉ số “nỗi sợ hãi Phố Wall” (VIX) giảm mạnh, xuống còn 25,55 điểm sau khi sự hoảng loạn leo lên mức đáng báo động, đạt đỉnh 83,14 điểm hồi tháng 3 năm nay. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ cũng gây sốc cho các nhà kinh tế ở Phố Wall, khi giảm xuống còn 13,3% trong tháng 5/2020. 

"Chúng ta có nền kinh tế vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới", Tổng thống Trump tuyên bố mạnh mẽ.

5. Chặn dòng tiền chảy vào Trung Quốc từ các doanh nghiệp, quỹ hưu trí của Mỹ và Ngân hàng thế giới

Vào ngày 11/5, Nhà Trắng đã yêu cầu quỹ đầu tư hưu trí liên bang, một quỹ hưu trí chính phủ, phải bán ra 4 tỷ USD cổ phiếu đã đầu tư vào các công ty Trung Quốc. Chính quyền và Quốc hội Mỹ đang xem xét thêm các giải pháp khác nhằm chống lại Bắc Kinh.

Tổng thống Trump có động thái “thẳng thừng” muốn cắt đứt quan hệ đầu tư giữa các quỹ hưu trí liên bang Hoa Kỳ với chứng khoán Trung Quốc, theo tin từ Fox Business. Cố vấn an ninh quốc gia Robert O'Brien và Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Quốc gia Larry Kudlow đã gửi một bức thư cho Bộ trưởng Lao động Hoa Kỳ Eugene Scalia, nói rằng Nhà Trắng không muốn Thrift Savings Plan - một quỹ hưu trí của nhân viên liên bang, đầu tư vào cổ phiếu Trung Quốc. Bức thư kết luận bằng cách cho biết việc thoái vốn ra khỏi quỹ đầu tư được đề cập ở trên là "theo chỉ đạo của Tổng thống Trump".

Bên cạnh đó, Ngân hàng thế giới (WB) cũng đang “vô tình” tiếp tay cho những hoạt động vi phạm nhân quyền của Trung Quốc. Gần đây, một khoản vay 50 triệu USD của WB dành cho Tổ chức phát triển quốc tế tại Trung Quốc vào năm 2015 đã bị kiểm tra gắt gao, khi dự án này bị nghi ngờ không phải là một dự án dành cho giáo dục, mà nguồn tiền vay đã được sử dụng để tài trợ cho việc phát triển các trại giam người Duy Ngô Nhĩ

Chính quyền Trump đã có một đường lối cứng rắn đối với Trung Quốc và thúc đẩy WB giảm cho chính quyền này vay tiền. Theo The New York Times, vào thời điểm cuối năm 2019, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin đã nói với các nhà lập pháp trong Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện rằng Hoa Kỳ phản đối khuôn khổ “cho vay 5 năm” mới của WB đối với các dự án của chính quyền Trung Quốc. Mặc dù mức cho vay của WB đối với Trung Quốc đã giảm từ khoảng 2,4 tỷ USD trong năm 2017 xuống còn khoảng 1,3 tỷ USD trong năm 2019, ông Mnuchin cho rằng mức độ đó cần giảm hơn nữa. Thượng nghị sĩ Grassley cho biết ông đang đưa ra một sửa đổi cho một dự luật nhằm ngăn WB cho Trung Quốc vay.

“Tôi nghĩ rằng nhiều người Mỹ sẽ đặt câu hỏi tại sao rất nhiều tiền thuế của Mỹ sẽ dùng để hỗ trợ cho các khoản vay lãi suất thấp của Trung Quốc. Tại sao một quốc gia như Trung Quốc vẫn đang vay tiền, khi nền kinh tế của họ đã vượt xa ngưỡng để nhận nguồn tài trợ từ WB?”, ông Grassley lên tiếng.

6. Tước đặc quyền dành cho Hong Kong - chặt đứt vòi bạch tuộc hút vốn, công nghệ của Trung Quốc

Trên thực tế, Hong Kong có vị thế đặc biệt đối với Mỹ và phương Tây, những vị thế mà đại lục chưa bao giờ có. Điều này khiến Hong Kong trở thành nơi lý tưởng để chính quyền Trung Quốc đặt các “vòi bạch tuộc” hút dòng vốn quốc tế, xuất khẩu thương mại, nhập khẩu hàng hóa công nghệ cao… nhằm thực thi “Giấc mộng Trung Hoa” của mình. Nhưng các vị thế này đã bị Tổng thống Trump hoàn toàn tước bỏ trước chiến lược đàn áp dân chủ đẫm máu và tàn khốc của Trung Quốc tại lãnh thổ này, các vị thế đó gồm: 

(i) Hong Kong duy trì vị thế là một hải cảng tự do hấp dẫn các công ty trên khắp thế giới thành lập trung tâm giao dịch khu vực ở đó. Thành phố này duy trì hệ thống tài chính mở của riêng mình với đồng bản tệ neo vào đô la Mỹ và không có các kiểm soát vốn - điều càng hấp dẫn hơn nữa đối với các công ty nước ngoài. Hong Kong duy trì việc kiểm soát biên giới của riêng mình, và các công dân của họ mang những hộ chiếu khác với của người đại lục - điều này cho phép họ có được nhiều thỏa thuận về visa thoải mái hơn với Mỹ và các quốc gia khác.

(ii) Xuất khẩu hàng Trung Quốc từ Hong Kong có mức thuế ưu đãi rất nhiều: “Thuế quan đối với hàng hoá sản xuất tại Hong Kong lại khác nhiều”, Mark William - chuyên gia kinh tế trưởng tại Capital Economics - cho biết. Mỹ chiếm khoảng 8% hàng hoá xuất cảng của thành phố trong năm 2019, trong đó 77% là tái xuất khẩu từ Trung Quốc, theo Morgan Stanley. 

(iii) Hong Kong đã được sử dụng là nơi để nhập khẩu những công nghệ mà Trung Quốc không thể nhập trực tiếp. Nigel Inkster, trợ lý trưởng và giám đốc điều hành của cơ quan tình báo Anh cho biết: hàng ngàn công ty đại lục đã hiện diện tại Hong Kong để được hưởng lợi từ đặc quyền của thành phố trong việc tiếp cận với các công nghệ của Mỹ và các nước. “Hong Kong đã được sử dụng là nơi để nhập khẩu những công nghệ mà Trung Quốc không thể nhập trực tiếp”, theo ông Inkster, giờ là cộng tác viên của công ty nghiên cứu Enodo Economics.

(iv) Hong Kong từng là trung tâm tài chính toàn cầu, nơi Trung Quốc đặt các vòi bạch tuộc hút vốn quốc tế. Sự trừng phạt của Tổng thống Trump đối với Hong Kong sẽ cắt đứt dòng vốn huy động quốc tế nhờ đặc quyền của Hong Kong. Dựa trên tổng giá trị phát hành cổ phiếu và trái phiếu bằng đô-la, khoảng 2/3 vốn huy động qua biên giới của Trung Quốc được thực hiện tại Hong Kong.

Bằng việc tước các đặc quyền dành cho Hong Kong và không thừa nhận Hong Kong khác biệt với Trung Quốc đại lục, Tổng thống Trump đã chặt đứt các vòi bạch tuộc hút tiền, hút công nghệ, đẩy hàng hóa xuất khẩu thuế quan thấp… này của Trung Quốc. Nhưng vì sao Tổng thống Trump phải làm vậy nếu không phải vì chính Bắc Kinh đã "lấy đá ghè chân mình"!? 

7. Các đòn hiểm khác đánh vào công nghệ và tiền tệ: khi chính Tổng thống Trump chứ không phải Chủ tịch Tập mới là người nắm giữ hệ sinh thái công nghệ và tiền tệ

Chiến tranh thương mại Mỹ Trung đã được đẩy lên đỉnh điểm bằng cuộc chiến công nghệ, khi mà các hãng công nghệ Mỹ, Anh, Nhật Bản từ chối hợp tác với Huawei - hãng công nghệ viễn thông số 1 Trung Quốc. Tổng thống Trump làm được điều đó không chỉ bằng các cảnh báo lỗ hổng an ninh của Huawei, loại Huawei khỏi thị trường của Mỹ mà còn đánh thẳng vào năng lực sản xuất của Huawei khi cấm các hãng sản xuất chip sử dụng phần mềm và nền tảng công nghệ, thiết bị của Mỹ sản xuất chip cho Huawei. Lệnh cấm nhắm vào Huawei của Tổng thống Trump được cho là đòn sấm sét có thể đánh quỵ được gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, với lượng chip tồn kho có trong tay, Huawei dường như chỉ có thể gắng gượng đến Quý 4/2020 mà thôi. 

Không chỉ vậy, các quan chức Ngân hàng nhân dân Trung ương Mỹ cũng lo ngại về khả năng Trump sẽ loại bỏ hoàn toàn doanh nghiệp, tổ chức tài chính của Trung Quốc ra khỏi hệ thống thanh toán đồng đô la Mỹ. Chính các quan chức Trung Quốc "lo lắng" khẳng định rằng đòn trừng phạt - nếu có trên diện rộng của ông Trump - sẽ là "lựa chọn hạt nhân" phá hủy hoàn toàn hệ thống tài chính Trung Quốc. Tại sao các quan chức Trung Quốc lại có lo lắng như vậy? 

Thương chiến Mỹ-Trung kéo dài gần 3 năm qua đã leo thang thành cuộc chiến tài chính - tiền tệ với chính sách trừng phạt ngày một mạnh mẽ từ phía Mỹ. Các động thái chính sách của chính quyền Trump cho thấy Mỹ đã và đang thực thi sách lược cắt đứt mọi nguồn tài chính đổ vào Trung Quốc. Nhưng là cường quốc nắm trong tay nhiều công cụ tài chính - tiền tệ đến mức có thể làm chủ cuộc chơi, Mỹ hẳn sẽ không dừng lại ở việc ngăn chặn dòng tài chính của Mỹ và các nước đồng minh chảy vào Trung Quốc. Điều gì sẽ xảy ra đối với hệ thống tài chính - tiền tệ của Trung Quốc, với kho dự trữ ngoại tệ của nước này... nếu Mỹ loại các công ty của Trung Quốc và hệ thống tài chính của Bắc Kinh ra khỏi hệ thống thanh toán bằng đồng USD? 

Các quan chức và nhà phân tích cho biết nếu Washington cắt đứt hệ thống tài chính và doanh nghiệp của Trung Quốc khỏi hệ thống thanh toán bằng USD, được củng cố bởi cơ sở hạ tầng như hệ thống nhắn tin thanh toán quốc tế Swift và Hệ thống thanh toán liên ngân hàng Clearing House (Chips), thì nó có thể gây ra một cơn sóng thần tài chính mà sẽ đẩy hệ thống tài chính toàn cầu vào trạng thái chưa từng có.

Đây rõ ràng là một lựa chọn hạt nhân của Hoa Kỳ, một quan chức Trung Quốc tiết lộ sau khi được thông báo về các cuộc thảo luận nội bộ về cách đối phó của Bắc Kinh trước phản ứng có thể của Mỹ đối với luật an ninh quốc gia ở Hong KongNó sẽ làm tổn thương Trung Quốc”, quan chức này - người từ chối tiết lộ danh tính - cho biết là ở Bắc Kinh, kịch bản này vẫn được coi như là một sự kiện có xác suất thấp, và là phương sách cuối cùng. “Một hành động như vậy sẽ gần với một cuộc chiến tranh nóng hơn là chiến tranh lạnh”, theo South China Morning Post dẫn nguồn tin nội bộ. Tác động tới các lợi ích là quá lớn vì nó có thể làm thay đổi nghiêm trọng bối cảnh kinh tế của thế giới trong nhiều năm tới.

Sau trận thương chiến Mỹ - Trung “khốc liệt” và dai dẳng, vị thế của mỗi bên đã ngày một định hình rõ nét. Trung Quốc với một nền kinh tế vốn có quá nhiều lỗ hổng, bất cân đối và thiếu nền tảng phát triển bền vững nay đã bộc lộ hết điểm yếu, cũng như cho thấy dấu hiệu “đuối sức”. Tổng thống Trump, người khơi ngòi cuộc chiến, rốt cuộc là người được nước Mỹ lựa chọn để thực thi chiến lược nhắm vào Trung Quốc. Đây nhất định là con đường mà nước Mỹ sẽ phải trải qua, bởi sứ mệnh của Tổng thống Trump là “làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Đó cũng là quyền lợi, là trách nhiệm của Mỹ trong bản đồ kinh tế - chính trị toàn cầu. 

Tâm An - Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP