Vô cảm: ‘Căn bệnh nan y’ do ĐCSTQ phát tán

Vô cảm: ‘Căn bệnh nan y’ do ĐCSTQ phát tán

Vô cảm: ‘Căn bệnh nan y’ do ĐCSTQ phát tán

Vô cảm: ‘Căn bệnh nan y’ do ĐCSTQ phát tán

Vô cảm: ‘Căn bệnh nan y’ do ĐCSTQ phát tán
Vô cảm: ‘Căn bệnh nan y’ do ĐCSTQ phát tán
Chủ nhật, 29-12-2024 21:17, (GMT+07:00)
Vô cảm: ‘Căn bệnh nan y’ do ĐCSTQ phát tán
01-06-2021 13:36

Ngày nay, “căn bệnh vô cảm” dường như không chỉ là một hiện tượng mà còn dần trở thành một xu thế trong xã hội. Sự thờ ơ, lãnh đạm và vô tình của đa số quần chúng đối với những người bị nạn vẫn thường được nhắc đến trên các kênh truyền thông. Đặc biệt là ở Trung Quốc, sự vô cảm của người dân đất nước này đã đến mức đáng báo động, và không chỉ vậy, nó còn gây ảnh hưởng to lớn đến xã hội người Việt chúng ta.

 

Hiện tượng vô cảm đáng sợ ở Trung Quốc

Nhiều năm trở lại đây, hiện tượng vô cảm của người dân trong xã hội Trung Quốc đã đạt đến mức khiến cho truyền thông thế giới phải hoảng sợ và không sao lý giải được: việc thờ ơ trước tai nạn của người khác đã trở thành tự nhiên, vấn đề thấy chết không cứu là chuyện rất bình thường, thậm chí người ta còn xem tai họa của người khác như một thú vui tiêu khiển… 

Vào ngày 7/6/2017, trên Weibo đã đăng tải một đoạn video khiến người xem không khỏi sởn tóc gáy: Một cô gái trẻ bị taxi đâm phải khi băng qua đường, tài xế taxi rời khỏi hiện trường ngay sau đó như không có gì xảy ra, và đáng sợ hơn là có rất nhiều người chứng kiến cảnh ấy nhưng họ chỉ đứng nhìn một lúc rồi rời đi. 

cô gái 1
Cô gái bị xe đâm nằm bất động trên đường mà không ai quan tâm. (Ảnh qua Kenh14)

Suốt một phút đồng hồ trên đường đông người qua lại mà không ai giúp đỡ hay hỏi han gì đến cô gái đáng thương. Thậm chí sau đó, một chiếc xe khác còn tiếp tục cán qua người cô!

Đây không phải là lần đầu thế giới chứng kiến sự vô cảm của xã hội Trung Quốc, còn có những câu chuyện khác khiến chúng ta phải kinh hoàng hơn. Vào ngày 13/10/2011, ở tỉnh Quảng Đông xảy ra một vụ tai nạn, nạn nhân là bé Duyệt Duyệt 2 tuổi bị một chiếc ô tô cán qua người. 

Từ đoạn video chúng ta có thể thấy, tài xế trên xe dừng lại một lúc như đã nhận ra mình vừa cán một đứa bé, nhưng sau đó chiếc xe lại đi tiếp và chèn lên đứa bé thêm một lần nữa bằng bánh sau. Những người qua đường đều chứng kiến nhưng không ai can thiệp, cũng không ngó ngàng gì tới bé Duyệt Duyệt đang nằm trên đường. Bé Duyệt Duyệt thậm chí còn bị thêm một chiếc xe thứ hai nữa cán qua người! Rất lâu sau mới có một người phụ nữ tốt bụng mang bé đi, nhưng bé đã không qua khỏi. 

Chỉ một tuần sau đó, vào ngày 20/10/2011, ở tỉnh Tứ Xuyên lại xuất hiện một vụ việc tương tự. Nạn nhân là bé Xiong 5 tuổi, bị một chiếc xe tải đâm trúng và cán qua người. Khủng khiếp hơn, chiếc xe này sau đó đã lùi lại và cán lên người bé thêm một lần nữa, kéo lê thêm khoảng 10m cho chết hẳn! Người tài xế sau đó nhảy khỏi cabin và chỉ nói một câu lạnh lùng: “Tôi phải bồi thường bao nhiêu tiền?”

Vào ngày 30/6/2013, ở tỉnh Hà Nam, một người phụ nữ bị xe đâm trúng nhưng may thay chỉ mắc kẹt dưới gầm xe. Theo lời kể của những người đi đường, người phụ nữ này khi nằm dưới gầm xe đã không ngừng hoảng loạn hét lên rằng: “Làm ơn đừng cán chết tôi!”

phụ nữ
Người phụ nữ gào thét xin tha dưới gầm xe vì sợ bị cán chết. (Ảnh qua hln.be)

Sở dĩ có chuyện như vậy, đó là vì khi gây ra tai nạn giao thông, cũng giống như sự việc của bé Xiong bên trên, các tài xế ở Trung Quốc thường sẽ lùi lại và… cán tiếp cho nạn nhân chết hẳn! Các camera an ninh ở Trung Quốc cũng thường xuyên quay được cảnh những chiếc xe sau khi gây tai nạn rồi thì lùi lại và cán lên nạn nhân thêm một lần nữa! Việc này đã phổ biến đến mức hầu như người Trung Quốc nào cũng biết. 

Để giải thích cho sự việc tàn nhẫn đến mức tà ác này, nhiều người Trung Quốc hờ hững nói rằng, số tiền bồi thường mạng người trong tai nạn rẻ hơn nhiều so với viện phí phải trả để điều trị cho họ nếu họ chỉ bị thương mà không chết!

Không chỉ là thờ ơ không đoái hoài tới người bị nạn, mà rất nhiều người Trung Quốc thậm chí còn tỏ ra hứng thú khi chứng kiến tai họa của người khác. 

Vào tháng 6/2018, một nữ sinh họ Lý ở thành phố Khánh Dương tỉnh Cam Túc bị chính thầy giáo của mình quấy rối tình dục. Thế nhưng khi cô muốn đòi lại công bằng, phía nhà trường chỉ đơn giản là yêu cầu thầy giáo xin lỗi cô và vẫn cho phép ông ta tiếp tục giảng dạy. Còn cảnh sát thì cho rằng đây không phải việc gì to tát và cũng không đủ chứng cứ để kết tội ông ta.

nữ sinh
Nữ sinh họ Lý đã tìm đến cái chết sau khi chịu bất hạnh mà không nhận được chút an ủi nào của người xung quanh, ngoại trừ những lời reo hò khuyến khích cô mau nhảy xuống. (Ảnh qua epochtimes)

Có lẽ vì quá đau khổ và thất vọng với xã hội, cô Lý đã ngồi ở cửa sổ tầng 8 của một tòa nhà và có ý định tự tử. Đám đông bên dưới chứng kiến cảnh ấy, chẳng những không khuyên can mà còn lấy điện thoại ra quay lại và không ngừng hô hào: “Muốn nhảy thì nhảy mau lên”, “Sao còn chưa nhảy xuống?”,… 

Suốt 4 tiếng đồng hồ cô gái không nhận được bất kỳ một lời an ủi hay động viên nào từ người khác, cuối cùng cô không chịu nổi nữa và đã nhảy xuống. Đám đông không ngớt reo hò, chụp hình quay phim và vỗ tay cười lớn, mặc cho cô Lý đã chết ngay sau khi chạm đất. Sự vô cảm đến mức dường như không còn nhân tính của những người xung quanh đã buộc một nữ sinh phải kết thúc sinh mệnh của mình khi còn ở tuổi thanh xuân… 

Vô cảm trong xã hội Việt Nam

Hiện tượng vô cảm ở Trung Quốc đã khiến cho toàn thế giới, đặc biệt là xã hội phương Tây cảm thấy vô cùng khủng khiếp, không thể nào hiểu được vì sao người dân Trung Quốc hiện nay lại biến chất đến mức máu lạnh như vậy. 

Tuy nhiên, Trung Quốc không phải là nơi duy nhất tồn tại căn bệnh vô cảm này, mà những sự việc tương tự cũng đã và đang xảy ra ở Việt Nam chúng ta trong nhiều năm qua. Thậm chí, một số người Việt đã đến mức cảm thấy “không có gì ngạc nhiên” khi xem những câu chuyện đáng sợ bên trên.

Một ví dụ điển hình chính là tình trạng “hôi của” khi xảy ra tai nạn giao thông: ở nhiều tỉnh thành trong cả nước đều xuất hiện hiện tượng khi người ta bị tai nạn, nếu họ có chở theo hàng hóa, thì người dân xung quanh đều xúm xít lại, không phải để giúp đỡ nạn nhân mà là để thu gom những hàng hóa ấy cho bản thân mình, có khi còn vì thế mà giành giật tranh chấp với nhau. Thậm chí có những tài xế khi gặp tai nạn đã không ngớt van xin mọi người đừng lấy đi hàng hóa của mình!

hôi của
Một hình ảnh “hôi của” đáng xấu hổ của người Việt. (Ảnh qua Vietnamnet)

Trong giới trẻ, sự việc các thanh niên đánh nhau đến mức thương tích đầy mình, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, mà bạn bè xung quanh chẳng những không khuyên giải mà còn reo hò cổ vũ và quay phim lại đăng tải lên Facebook nhằm “câu like” cũng là một điều rất dễ thấy.

Vào ngày 2/5/2018, một người phụ nữ là Chánh văn phòng Đảng ủy Khu kinh tế Hải Phòng khi đó, đã lái xe 4 chỗ và xảy ra va chạm với một nam sinh viên khiến anh này bị thương. Tuy nhiên người phụ nữ chẳng những không quan tâm mà còn lớn tiếng quát mắng, khi lực lượng chức năng yêu cầu đưa nam sinh đến bệnh viện, người phụ nữ thậm chí còn lớn tiếng hô rằng “mạng người không quan trọng”. Việc này đã gây phẫn nộ trong cộng đồng mạng trong một thời gian.

Vào năm 2008, có một sự việc khiến dư luận cả nước đều căm phẫn, đó là tài xế Đặng Hữu Anh Tuấn đã lái container cán liên tiếp 3 lần qua người một nữ sinh 15-16 tuổi, kể cả khi cô gái này vùng vẫy kêu cứu dưới bánh xe. Thậm chí khi thân nhân của nữ sinh lái xe máy chắn đường để ngăn chiếc xe tiến lên cán thêm, thì người tài xế vẫn lạnh lùng húc đổ cả xe máy và tiếp tục cán qua người cô gái. Việc này đã khiến nạn nhân tử vong sau đó. 

Như vậy xem ra, những việc như thờ ơ bỏ mặc người bị nạn, vui mừng trước tai họa của người khác, cho đến chuyện cố ý làm người ta chết hẳn trong tai nạn giao thông… không chỉ là “sản phẩm” của Trung Quốc, mà trong xã hội Việt Nam cũng đã từng xảy ra. Vấn đề này thật sự rất đáng để suy ngẫm.

ĐCSTQ phát tán “bệnh vô cảm”

Trong văn hóa truyền thống của người phương Đông chúng ta, dù là Trung Quốc hay Việt Nam, đều rất coi trọng sinh mệnh con người. Người xưa nói “nhân mệnh quan thiên” (mạng người có liên hệ với trời) hay “cứu một mạng người bằng xây bảy nấc phù đồ”.

Trong sách “Luận Ngữ” có câu: “Chuồng ngựa cháy. Khổng Tử hỏi: ‘Có người nào bị thương không?’ Không hỏi ngựa.” Vào thời cổ đại, ngựa là vật rất đáng tiền, có lẽ cũng như ô tô mà ngày nay chúng ta sử dụng, nếu là ngựa tốt thì càng quý giá hơn. Nhưng khi chuồng ngựa cháy, Khổng Tử không hỏi han gì đến ngựa, mà chỉ quan tâm có ai bị thương không, cho thấy rằng điều mà cổ nhân trân quý nhất chính là sinh mệnh con người, bao nhiêu lợi ích vật chất cũng không đánh đổi được mạng người.

Ông bà xưa của người Việt chúng ta cũng thường dạy những câu về tình yêu thương đồng bào, chẳng hạn như “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”, “tương thân tương ái”, “trọng nghĩa khinh tài” (chỉ quý tình nghĩa giữa con người với nhau mà coi thường tiền bạc),… 

Trong quá khứ, người Trung Quốc hay người Việt Nam cũng đều lương thiện, đều có chuẩn mực đạo đức cao, vậy thì vì sao ngày nay lại biến chất đến mức như vậy? 

Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần truy ngược về quá khứ mấy chục năm trước ở Trung Quốc đại lục. Kể từ khi thành lập chính quyền vào năm 1949, ĐCSTQ đã nhiều lần thực hiện các cuộc vận động chính trị, khủng bố tư tưởng người dân, gieo rắc vào lòng người nỗi sợ hãi vô hình, khiến người ta vì để bảo toàn bản thân khỏi rắc rối mà gần như không còn dám quan tâm đến người khác nữa, họ dần trở nên ích kỷ và thờ ơ với mọi thứ xung quanh, chỉ còn nghĩ đến việc kiếm tiền để phòng thân.

Văn hóa truyền thống vốn chú trọng đạo đức và giữ gìn tín ngưỡng, người xưa vì tin vào quy luật nhân quả báo ứng mà không dám tùy tiện làm điều xấu, thường xuyên làm điều tốt, người với người tương trợ lẫn nhau, cùng chung sống hòa hợp giữa đất trời. Tuy nhiên điều này lại là cái gai trong mắt của ĐCSTQ, bởi vì nó chỉ tin vào thuyết vô Thần và quy luật đấu tranh sinh tồn. 

Vì vậy mà Mao Trạch Đông đã phát động Cách mạng văn hóa, nhằm xóa bỏ hoàn toàn nền văn hóa truyền thống, phát động phong trào “Phá tứ cựu”, xóa bỏ bốn điều xưa cũ là: văn hóa cũ, tư tưởng cũ, phong tục cũ, tập quán cũ. Tất cả những tinh hoa trong văn hóa truyền thống, bao gồm các quan niệm về đạo đức, các tác phẩm văn học nghệ thuật, cho đến những kiến trúc điêu khắc hội họa, thậm chí là chùa miếu, đạo quán, nhà thờ, lăng mộ vua chúa… dù là văn minh vật chất hay tinh thần, đều bị hồng vệ binh dán nhãn là “tàn dư phong kiến, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xét lại” và hô hào lật đổ, tiêu hủy.

ĐCSTQ phá bỏ chùa chiền và tưọng Phật trong Đại Cách mạng văn hóa. (Ảnh qua Tientri)

Thay vào đó, Mao cho tuyên truyền vô Thần luận và các loại học thuyết tranh đấu, cho rằng con người muốn sinh tồn thì phải đấu tranh, đấu với trời, đấu với đất, giữa người với người cũng phải đấu đá lẫn nhau, thậm chí bắt con cái đấu tố cha mẹ, bắt học sinh đánh chết giáo viên, bắt bạn bè anh em xem nhau như kẻ địch… Dưới sự khủng bố như vậy, trải qua một thời gian lâu dài, người Trung Quốc đã hoàn toàn đoạn tuyệt với các quan niệm truyền thống, ngay cả lòng yêu thương và trắc ẩn vốn là điều đương nhiên của nhân tính cũng bị xóa bỏ, người ta gần như chỉ còn biết đến lợi ích và sự tồn tại của bản thân, không còn quan tâm gì đến người khác.

Tiếp đó vào năm 1999, ĐCSTQ lại tiếp tục thực hiện một cuộc khủng bố tàn bạo hơn nữa, đó chính là cuộc bức hại Pháp Luân Công. 

Nguyên lý của Pháp Luân Công là “Chân Thiện Nhẫn”, vốn yêu cầu người luyện công phải giữ gìn đạo đức, đề cao tâm tính thì mới đạt được thân thể khỏe mạnh. Vì những lợi ích sức khỏe và tinh thần, nên Pháp Luân Công nhanh chóng phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc và cả hải ngoại. Chỉ trong 7 năm đã có đến hơn 100 triệu người theo học Pháp Luân Công. 

Điều đó một lần nữa khiến ĐCSTQ không hài lòng, nên chính quyền đã thẳng tay đàn áp môn tu luyện này. Theo báo cáo điều tra của Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công, có ít nhất 2 triệu người học Pháp Luân Công đã bị ĐCSTQ giết hại và cướp mổ nội tạng, hàng trăm nghìn gia đình đổ vỡ ly tán, và không biết bao nhiêu đứa trẻ mồ côi vì cha mẹ đã bị chính quyền giết hại,… 

bức hại
Cuộc bức hại nhân quyền lớn nhất của ĐCSTQ là cuộc bức hại Pháp Luân Công. (Ảnh qua Trithucvn)

Vì điều Pháp Luân Công truyền dạy là “Chân Thiện Nhẫn”, nên để có thể đàn áp hơn 100 triệu học viên và khiến lòng người căm ghét Pháp Luân Công, ĐCSTQ đã không ngừng tuyên truyền những lời dối trá, lặp đi lặp lại những lời vu khống, ngụy tạo những chứng cứ giả để đổ tội cho người học Pháp Luân Công, thậm chí còn hô hào rằng: “Chân Thiện Nhẫn không phù hợp với chủ nghĩa Mác Lê-nin”,… Bằng cách lôi kéo nhân dân chống lại Chân Thiện Nhẫn, ĐCSTQ lại một lần nữa bóp chết đạo đức của người Trung Quốc!

Sau khi mất đi Chân Thiện Nhẫn, người Trung Quốc đã trở nên méo mó hoàn toàn về đạo đức. Một xã hội mà sự chân thật bị cấm đoán, người ta đành gian dối lừa lọc lẫn nhau mà sống. Một xã hội mà người lương thiện bị bức hại, người ta liền trở nên vô cảm và ích kỷ, ngoài danh lợi của mình ra thì người khác thế nào cũng mặc kệ. Một xã hội tuyên truyền đấu đá thù hận, không có chút khoan dung nhẫn nại nào, rốt cuộc sẽ khiến giữa người với người không còn chút hữu hảo nào với nhau, thậm chí có thể vì thứ nhỏ nhặt như cây rau cọng cải mà tranh mà đấu. Xã hội Trung Quốc đã bị ĐCSTQ biến thành một môi trường tràn ngập “giả, ác, đấu”.

Điều tốt không dễ truyền, nhưng điều xấu thì truyền rất nhanh, có lẽ vì nó hợp với dục vọng của con người. Việt Nam ở gần Trung Quốc, chịu ảnh hưởng rất nhiều của kinh tế và xã hội Trung Quốc, cùng chung thể chế chính trị với Trung Quốc, nên rốt cuộc rất nhiều điều bất hảo của xã hội Trung Quốc đã tiến nhập vào cộng đồng người Việt chúng ta.

Hiện tượng vô cảm chính là từ trong văn hóa tà ác của ĐCSTQ mà sinh ra, là độc tố do ĐCSTQ phát tán, không chỉ làm bại hoại người dân Trung Quốc, mà còn lây nhiễm cho người Việt Nam, thậm chí là gây hại cho toàn thế giới.

Có lẽ nếu nói rằng, không chỉ người Trung Quốc, mà tất cả chúng ta, đều là đối tượng bị ĐCSTQ bức hại, thì cũng không sai… 

VIDEO - ÔNG TRỜI ĐÃ CHO NGƯỜI DÂN TRUNG QUỐC QUÁ NHIỀU CƠ HỘI

Thế Di

 
 
 
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP