Virus càn quét: Kẻ trốn vẫn không thoát, người không phòng lại chẳng sao, lẽ nào dịch bệnh có mắt?

Virus càn quét: Kẻ trốn vẫn không thoát, người không phòng lại chẳng sao, lẽ nào dịch bệnh có mắt?

Virus càn quét: Kẻ trốn vẫn không thoát, người không phòng lại chẳng sao, lẽ nào dịch bệnh có mắt?

Virus càn quét: Kẻ trốn vẫn không thoát, người không phòng lại chẳng sao, lẽ nào dịch bệnh có mắt?

Virus càn quét: Kẻ trốn vẫn không thoát, người không phòng lại chẳng sao, lẽ nào dịch bệnh có mắt?
Virus càn quét: Kẻ trốn vẫn không thoát, người không phòng lại chẳng sao, lẽ nào dịch bệnh có mắt?
Thứ bảy, 28-12-2024 14:15, (GMT+07:00)
Virus càn quét: Kẻ trốn vẫn không thoát, người không phòng lại chẳng sao, lẽ nào dịch bệnh có mắt?
24-02-2021 14:11

Mặc dù dịch bệnh thường đến bất ngờ và dường như không có tính định hướng, nhìn bề ngoài thì có vẻ bất kỳ ai cũng có thể trở thành đối tượng bị lây nhiễm. Nhưng theo các ghi chép lịch sử xưa nay, trong các trận đại dịch vẫn có một số người có khả năng miễn nhiễm với dịch bệnh, phải chăng là Thần Ôn Dịch đã bỏ qua họ? Nếu thật sự là vậy, thì nguyên nhân phía sau là gì?

cổ thư

Rốt cuộc những người thế nào mới được Thần Ôn Dịch bỏ qua? (Ảnh qua ĐKN)

Mỗi lần nhân loại đối mặt với dịch bệnh mới và virus đột biến, thì vẫn rất khó tìm ra phương pháp chữa trị phổ biến thích hợp và hữu hiệu.

Nhà sử học Thucydides đã miêu tả về đại dịch hạch ở Athens thời Hy Lạp cổ đại như sau: “Những người sinh ra với thân thể cường tráng, chưa hẳn là có sức đề kháng chống lại bệnh tật mạnh hơn những người có thân thể yếu nhược, người mạnh và kẻ yếu đều tử vong như nhau, kể cả những người được chữa trị tốt nhất cũng không thoát khỏi.”

Dịch hạch Justinian trong lịch sử dẫn đến 25 triệu người tử vong. Tuy nhiên, có một vấn đề khiến các nhà sử học không sao hiểu được, đó là trong các trận đại dịch khủng khiếp như vậy vẫn có một số người gần như hoàn toàn không thể nhiễm bệnh được.

Nhà sử học Ivagreles đã tận mắt chứng kiến, nhiều người tuy gần gũi với người bệnh nhưng lại không hề bị lây nhiễm; cũng có một số người vì mất đi người thân, muốn chủ động ôm lấy xác người thân để được chết theo, nhưng dịch bệnh đã không để họ nguyện ý, vì dù làm thế nào thì họ vẫn khỏe mạnh.

Những người đó thật sự không bị nhiễm bệnh sao? Kỳ thực, trong các sách cổ luôn có ghi chép về những kiểu người được ôn dịch bỏ qua, sau đây là những trường hợp điển hình:

Người tích đức hành thiện

Quản Sư Nhân là người ở vùng Tấn Vân, Chiết Giang, ông sống vào đời nhà Tống. Vào buổi sáng mồng một tết năm đó, lúc vừa bước chân ra khỏi cửa ông bỗng dưng nhìn thấy một lũ quỷ thân hình cao to. 

Quản Sư Nhân là người ngay thẳng nên không sợ hãi gì, bèn quát hỏi lũ quỷ: “Các ngươi đến đây làm gì?”

Lũ quỷ nói: “Chúng tôi là quỷ ôn dịch, phụng mệnh gieo rắc dịch bệnh xuống nhân gian vào ngày mồng một tết”.

Quản Sư Nhân hỏi tiếp: “Vậy nhà của ta có ai mắc bệnh không?”

Quỷ thưa: “Nhà ông không ai bị nhiễm bệnh cả.”

Quản Sư Nhân bèn hỏi nguyên do, quỷ ôn dịch nói: “Có ba kiểu người có thể tránh khỏi ôn dịch, một là tổ tiên ba đời tích đức hành thiện, hai là gia môn thịnh vượng phát đạt, ba là người chưa từng ăn thịt bò. Chúng tôi không thể vào nhà ba kiểu người này cho nên trong nhà họ không bị mắc ôn dịch.”

Nhà họ Quản ba đời tích đức, bài xích cái ác tuyên dương cái thiện. Quả nhiên, vào năm đó cả nhà Quản Sư Nhân bình an vô sự giữa trận đại ôn dịch.

quỷ ôn dịch

Quỷ ôn dịch tiết lộ về những người không bị nhiễm bệnh trong đại dịch. (Ảnh qua NTD)

Người biết thành tâm sám hối

Vào những năm cuối thời Đông Hán, ôn dịch hoành hành khắp nơi, Trương Đạo Lăng là một trong ba ông tổ của Đạo giáo, đã giúp những người nhiễm bệnh nhớ lại từng việc làm sai trong đời, rồi ông bảo họ viết hết ra giấy, viết xong tự mình đem quăng xuống nước, đồng thời hướng đến Thần linh phát ra lời thề sẽ không tái phạm nữa, nếu lỡ tái phạm thì sẽ dùng chính sinh mệnh của mình để bồi thường. 

Người dân thay nhau chiểu theo cách này mà làm, quả nhiên ôn dịch biến mất, người dân trong làng rất nhanh truyền tai nhau điều này, rốt cuộc bệnh đã khỏi, ôn dịch cũng chẳng còn. Trương Đạo Lăng cùng với hậu duệ, và các đệ tử của mình đã chữa khỏi bệnh dịch cho hàng trăm nghìn người dân thời điểm đó.

Người xưa có câu: “Trên đầu ba thước có Thần linh”. Lúc con người thành tâm sám hối, Thần linh có thể nhìn thấy được, chư Thần sẽ giúp người đó giải trừ tà khí và xua đuổi ma quỷ ở phía sau, bệnh độc trên thân người cũng tự nhiên chữa khỏi.

Người biết nghe lời Thần linh cảnh báo

Trong “Mộng khê bút đàm” có câu chuyện kể về một vị tăng nhân ở Gia Hưng, Chiết Giang, được gọi là Thông Chiếu đại sư. Vào năm Hi Ninh thứ bảy, tăng nhân đang lúc dạo chơi núi Nhạn Đãng ở Ôn Châu, giữa đường đột nhiên nhìn thấy một người tướng tá bất phàm, thân khoác áo ngắn, đầu tóc trắng muốt, nét mặt trông như thiếu niên, đi lướt như bay trên nền lá rụng nhưng những chiếc lá kia lại không hề di chuyển chút nào. 

Người này vốn là một tiên nhân, ông ấy dặn dò vị Thông Chiếu đại sư hai việc. Thứ nhất, ông ấy cảnh báo rằng đương kim Hoàng thượng (Tống Thần Tông) sẽ mắc bệnh sau 9 năm nữa, khi đó nhà sư cần phải đưa viên tiên đan này cho Hoàng thượng uống.

Thứ hai, ông ấy tiết lộ cho nhà sư rằng: “Năm sau sẽ có đại ôn dịch, vùng Ngô Việt là nơi gánh chịu nặng nề nhất, tên của ông đã được liệt vào sách tử. Bây giờ ông dùng thuốc của ta, nỗ lực tu thiện thì có thể tránh khỏi.” Tiên nhân vừa nói vừa lấy từ trong túi ra một chiếc lá của cây bách đưa cho Thông Chiếu đại sư.

Thông Chiếu đại sư từ đó về sau chuyên cần tu tâm hướng thiện. Quả nhiên năm sau ôn dịch hoành hành ở phương Nam. Ôn dịch không phân giàu nghèo, cứ mười người lại có năm sáu người mất mạng, nhưng riêng nhà sư vẫn bình an vô sự. 

Về sau, Thông Chiếu đại sư tìm cách đưa tiên đan cho Tống Thần Tông uống, nhưng hoàng đế lại cho rằng nhà sư là một kẻ điên. Quả nhiên đúng vào năm 36 tuổi, Tống Thần Tông mắc bệnh qua đời. Tiên đan mà Thông Chiếu đại sư đưa vẫn còn bị bỏ trên lầu, nhà vua nhất quyết không đụng tới. 

Nhà sư và Hoàng đế, một người vâng theo lời dặn dò của Thần linh, người còn lại xem thường lời nhắc nhở của Thần linh, từ đó cũng cho thấy kết quả sai biệt quá lớn.

Người niệm Thần chú nhận được gia trì

Trong quyển 14 của “Di kiên chí” có ghi chép: Vào đời Tống có một người tên là Hồng Dương, anh rời nhà ở huyện Lạc Bình cùng với hai người khiêng kiệu và một người khuân vác hành lý. 

Lúc trời sập tối, ánh trăng nhè nhẹ lên cao, bỗng dưng từ trong núi phát ra tiếng động lớn, Hồng Dương vội vàng xuống kiệu rồi bàn bạc với mấy người hầu cận mau mau tìm chỗ trú thân. Trước mặt họ bỗng dưng xuất hiện một con quái vật to lớn cao khoảng ba thước, toàn thân phát ra ánh sáng, hai người khiêng kiệu sợ đến ngất xỉu, còn người khuân vác hành lý nín thở giấu mình.

Hồng Dương hàng ngày vẫn luôn kiên trì niệm Phật chú, cho nên khi gặp tình thế nguy cấp, anh bèn vội niệm thầm trong miệng, niệm liên tục hàng trăm lần. Con quái vật đứng yên tại chỗ bất động. Hồng Dương sợ hãi đến mức hồn xiêu phách lạc, nhưng vẫn không ngừng niệm Phật. 

Một lúc trôi qua, quái vật thụt lùi hai bước, rồi dần dần bỏ đi, miệng nó la lớn: “Ta đi rồi!” Nó một mạch lao thẳng về hướng ngôi nhà có khoảnh ruộng với ao nuôi cá, từ đó về sau không thấy tung tích đâu nữa.

cầu nguyện

Người thành tâm sám hối, người tin vào Thần Phật và người thường tụng niệm Kinh Phật cũng có thể thoát nạn. (Ảnh qua NTD)

Hồng Dương sau khi trở về nhà liền ngã bệnh, một năm sau mới khỏi bệnh, người khuân vác hành lý cũng ngã bệnh trong một năm, còn hai người khiêng kiệu đều đã qua đời. 

Về sau, Hồng Dương tìm đến ngôi nhà ở chỗ khoảnh ruộng với ao nuôi cá để hỏi thăm tình hình thì mới biết năm sáu người trong nhà đó đã nhiễm bệnh qua đời. Lúc đó, Hồng Dương mới biết con quái vật kia chính là Ôn Thần.

Người tin vào Thần, thành tâm niệm 9 chữ chân ngôn

Virus rất nhỏ, nhỏ đến mức không thể nhìn thấy bằng mắt thịt, thậm chí là dụng cụ đo đạc cũng khó phát hiện ra, thế nhưng chúng lại có thể khiến cho con người mất mạng chỉ trong chớp mắt. Biến thể virus với tốc độ lây lan còn nhanh hơn nữa. Chuyên gia người Đan Mạch dự đoán rằng, virus sẽ bùng phát trở lại như thủy triều vậy. Hiện nay số người nhiễm bệnh trên toàn thế giới đã vượt mốc 100 triệu ca, và đã có hơn 2 triệu người tử vong. Như vậy cứ mỗi 70 người trên thế giới lại có 1 người nhiễm bệnh, và cứ trong 100 người nhiễm bệnh lại có 2 đến 3 người tử vong.

Bên cạnh đó, hiệu quả của vaccine cũng không như người ta mong đợi, các chuyên gia cũng không ngừng chất vấn về biện pháp phong tỏa phòng dịch. Biện pháp phong tỏa cực đoan bằng cách đóng đinh, chặn cửa của ĐCSTQ khiến cho người dân phải hứng chịu sự tấn công kép từ virus, người dân không thể nào sống nổi.

Vậy rốt cuộc có còn đường nào để thoát nạn không? Trong hơn một năm nay, kể từ lúc viêm phổi Vũ Hán hoành hành, Minh Huệ Net (Minghui.org) đã đăng tải khá nhiều câu chuyện có thật của những người nhiễm bệnh, nhưng rất nhanh hồi phục khỏe mạnh nhờ thành tâm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”. Trên thực tế, khẩu quyết tránh ôn dịch “9 chữ chân ngôn” này đã được lưu truyền rộng rãi trên toàn thế giới.

Báo cáo ngày 24/1 trên Minh Huệ Net cho biết, Lý tiên sinh là một người dân ở Vũ Hán, năm nay 80 tuổi, ông ấy bị chẩn đoán nhiễm viêm phổi Vũ Hán vào tháng 1/2020, trong thời gian đưa đến bệnh viện chữa trị, ông đã mắc chứng phổi hóa vôi, tính mạng hết sức nguy kịch. Sau khi biết được tình huống này, người thân đã nghĩ cách bảo ông mau chóng niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”, 7 ngày sau ông đã khỏi bệnh và xuất viện về nhà. 

Kết quả điều tra cho thấy, trong số các bệnh nhân hồi phục sau khi chọn dùng phương thức chữa trị y tế, có đến 73% để lại di chứng về sau. Thế nhưng, hai lần xét nghiệm của Lý tiên sinh đều cho thấy, các chỉ số trên thân thể rất tốt và không để lại bất cứ di chứng nào, giống như ông ấy chưa từng bị nhiễm qua virus vậy.

Báo cáo ngày 30/1 trên Minh Huệ Net cho biết, người bạn thân theo Cơ Đốc giáo của Asya (một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Indonesia) đã nhập viện 10 ngày sau khi nhiễm viêm phổi Vũ Hán, nhưng bệnh tình không có bất cứ dấu hiệu chuyển biến tốt nào. Asya bảo anh bạn mình thành tâm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”, và gửi cho anh ấy tấm thẻ có in 9 chữ chân ngôn. 

Anh bạn thân lo lắng niệm 9 chữ chân ngôn sẽ ảnh hưởng đến tín ngưỡng của mình. Asya bèn giải thích cho bạn rằng, không cần phải thay đổi tín ngưỡng của anh ấy, Pháp Luân Đại Pháp cứu độ hết thảy những người lương thiện, không phân biệt tín ngưỡng, thành tâm niệm thì sẽ khỏe lại. Kết quả là không lâu sau đó, xét nghiệm của anh ấy đã cho âm tính, anh ấy cũng khỏi bệnh và xuất viện về nhà.

Bên trong thân thể có chính khí thì thứ tà không dám xâm nhập. Pháp Luân Đại Pháp là Đại Pháp tu luyện cao tầng của Phật gia, tâm niệm 9 chữ chân ngôn “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo” sẽ được Chính Thần trong vũ trụ che chở, năng lượng chính sinh ra sẽ triệt để giải thể virus

>> Lưu Bá Ôn Bia Ký triều Minh thấy trước đại dịch toàn cầu hiện nay và mở ra con đường thoát nạn

>> Báo cáo khoa học: Hiệu quả niệm 9 chữ Chân Ngôn chống COVID-19

Theo Tinh Hoa

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP