Việt Nam gấp rút trước nguy cơ làn sóng lây nhiễm virus Vũ Hán thứ 4

Việt Nam gấp rút trước nguy cơ làn sóng lây nhiễm virus Vũ Hán thứ 4

Việt Nam gấp rút trước nguy cơ làn sóng lây nhiễm virus Vũ Hán thứ 4

Việt Nam gấp rút trước nguy cơ làn sóng lây nhiễm virus Vũ Hán thứ 4

Việt Nam gấp rút trước nguy cơ làn sóng lây nhiễm virus Vũ Hán thứ 4
Việt Nam gấp rút trước nguy cơ làn sóng lây nhiễm virus Vũ Hán thứ 4
Thứ tư, 08-01-2025 02:13, (GMT+07:00)
Việt Nam gấp rút trước nguy cơ làn sóng lây nhiễm virus Vũ Hán thứ 4
02-12-2020 08:15

Tạm dừng các chuyến bay thương mại từ nước ngoài, hơn 2.000 học sinh tạm nghỉ học, đóng cửa khu cách ly đoàn tiếp viên của Vietnam Airlines… là các biện pháp thắt chặt được giới hữu trách Việt Nam đưa ra liên tục trong vòng chưa đầy một ngày qua, khi các ca nhiễm virus trong cộng đồng đã xuất hiện tại TP đông dân nhất cả nước.

Hàng rào cách ly tại nơi ở của bệnh nhân 1347 tại hẻm trên đường Phạm Phú Thứ nối ra đường Bình Tiên (phường 3, quận 6, TP.HCM). (Ảnh chụp clip/Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh/FB)

Biện pháp cứng rắn gần nhất, UBND TP.HCM đang yêu cầu xử lý vi phạm của nam tiếp viên hàng không làm lây lan bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) ra cộng đồng.

Ca bệnh viêm phổi thứ 1347 – một giáo viên dạy tiếng Anh được xác định vào chiều tối 30/11 vừa chấm dứt gần 90 ngày không có ca nhiễm bệnh trong cộng đồng của Việt Nam kể từ đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ 3 tại tâm dịch Đà Nẵng.

Các ca khởi phát cho các đợt bùng phát dịch trước đó của Việt Nam được nhắc tới như N.T.D (nữ công nhân tại Vĩnh Phúc, nhiễm bệnh sau khi đi tập huấn tại Vũ Hán, Trung Quốc), bệnh nhân 19 (Hà Nội), bệnh nhân 416 (Đà Nẵng).

Chiều 1/12, Việt Nam tuyên bố tạm dừng chuyến bay thương mại từ nước ngoài sau khoảng gần 2 tháng mở lại. Với quyết định này, những đường bay thương mại quốc tế mở lại từ giữa tháng 9 sẽ dừng chiều đón khách về Việt Nam, chỉ thực hiện các chuyến bay giải cứu và đưa khách từ Việt Nam đi các nước.

Đối với chính quyền TP.HCM, ca bệnh 1347 khởi động cho một thời kỳ “chạy đua” để kiểm soát dịch sau 120 ngày không có ca lây trong cộng đồng. Hồi cuối tháng 2/2020, trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát lần đầu tiên, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch TP.HCM thừa nhận 1.000 ca bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) là giới hạn y tế của thành phố, chạm tới con số trên thì không thể đáp ứng nổi số lượng 12.000 y bác sĩ cần thiết để điều trị. “Đây là giới hạn đỏ, vượt qua là vỡ trận ngay”, ông Phong nói.

Ngày 1/12, Sở Y tế TP.HCM đã quyết định đóng cửa khu cách ly đoàn tiếp viên Hãng hàng không Vietnam Airlines, chưa xác định thời hạn mở lại. Khu cách ly nằm tại địa chỉ số 115 Hồng Hà (phường 2, quận Tân Bình), là nơi đầu tiên tiếp nhận bệnh nhân 1342 (nam, SN 1992, quốc tịch Việt Nam, tiếp viên của hãng này) cách ly trong 4 ngày từ 14 đến 18/11, sau đó tự cách ly tại nơi ở trong vòng 14 ngày.

Tuy nhiên, trong thời gian cách ly tập trung, người này đã tiếp xúc với tiếp viên của chuyến bay khác (người này sau đó đã được xác định nhiễm bệnh), trong thời gian tự cách ly tại nhà tiếp tục tiếp xúc với mẹ và hai người bạn. Trong hai người bạn, một người là giáo viên tiếng Anh sau đó được xác định đã nhiễm COVID-19, với diện tiếp xúc phức tạp trong cộng đồng.

Áp lực về chi phí được một lãnh đạo Vietnam Airlines thừa nhận. Khu cách ly của hãng bị đóng cửa có thể đẩy chi phí cách ly của tổ bay lên gấp 6 lần khi cách ly tại khách sạn tại TP.HCM (325.000 đồng/người/ngày tại khu cách ly của hãng so với khoảng 2 triệu đồng/người/ngày tại khách sạn), hoặc gấp 11 lần nếu cách ly tại khách sạn tại Hà Nội (3,7 triệu đồng/người/ngày), chưa bao gồm chi phí xét nghiệm, theo Tuổi Trẻ.

Cùng ngày, khoảng hơn 2.000 học sinh trong thành phố, tại trường tiểu học Võ Văn Tần, Nguyễn Huệ (quận 6) và một lớp của trường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3) phải tạm thời nghỉ học vì đồng nghiệp của cô giáo (ở chung nhà) với từng tiếp xúc với bệnh nhân 1347.

Ngoài ra, Trung tâm Anh ngữ Key English – nơi bệnh nhân 1347 giảng dạy thông báo tạm dừng các lớp học tại các cơ sở có chi nhánh ở TP.HCM. Được biết, trung tâm này có 11 cơ sở, trong đó có 6 cơ sở hoạt động ở TP.HCM. Chiều 1/12, một học viên do bệnh nhân 1347 từng giảng dạy (nữ, sinh năm 1992) đã được xác định nhiễm virus gây bệnh.

Quán Karaoke ICOOL (số 120, đường Thành Thái) và cửa hàng cà phê HighLand Coffee Vạn Hạnh Mall (số 11, đường Sư Vạn Hạnh), cùng thuộc quận 10 hiện cũng đã tạm ngừng hoạt động do là nơi bệnh nhân 1347 từng ghé qua. Khu nhà ở của bệnh nhân 1342 và 1347 cùng bị phong tỏa…

Tính đến chiều 1/12, Sở Y tế TP cho biết số người được xác định tiếp xúc gần (F1) bệnh nhân 1347 đã tăng lên 500 người so với con số 146 người công bố vào tối 30/11, trong đó đã có 2 trường hợp dương tính là bệnh nhân 1348 và 1349. Chính quyền các Quận 6, Tân Bình, Bình Tân có thể đề xuất giãn cách xã hội nếu cần.

Ngoài TP.HCM, khu vực kiểm soát trước mắt đã mở rộng ra TP Đà Nẵng khi có 1 người tiếp xúc F1 và 10 người tiếp xúc F2 với bệnh nhân 1347 được xác định tại đây.

Số người từng tiếp xúc có thể tăng thêm

Ngoài các địa điểm đến thường xuyên, bệnh nhân 1347 còn từng đến các nơi đông đúc khác, có nơi từng đến 5 lần trong thời gian dài. Theo thông báo do Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM phát vào chiều 1/12, 6 địa điểm bệnh nhân 1347 từng đến (kèm khung thời gian) gồm:

– Khu vực Highlands Coffee của Trung tâm thương mại Vạn Hạnh Mall, Quận 10, từ 20h đến 21h ngày 22/11.

– Karaoke ICOOL, phòng 201, địa chỉ 120 Thành Thái, Phường 12, Quận 10 từ 22h ngày 23/11 đến 0h ngày 24/11.

– Quán ốc Phượng, 47 Công chúa Ngọc Hân, Phường 13, Quận 11, từ 20h đến 22h ngày 25/11.

– Phòng tập Citygym, địa chỉ 119 Phổ Quang, Phường 9, Quận Phú Nhuận, từ 13h đến 17h ngày 18, 23, 24, 25 và 26/11.

– Trung tâm Anh ngữ Key English, 59 Nguyễn Bá Tuyển, Phường 12, Tân Bình từ ngày 18 đến 26/11.

– Trung tâm Anh ngữ Key English, địa chỉ 285/24 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, từ ngày 18 đến 27/11.

Cơ quan y tế đề nghị người nào từng đến những điểm trên, vào thời gian trong thông báo, cần liên hệ y tế địa phương để khai báo y tế và lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. Lưu ý, khi đi thông báo hoặc đi khám, mọi người nên sử dụng phương tiện cá nhân, hạn chế tiếp xúc và đeo khẩu trang.

Sau khi đi xét nghiệm, những người liên quan cần tự cách ly tại nhà 14 ngày kể từ ngày cuối cùng đi đến các khu vực trên và tuân thủ hướng dẫn tự cách ly tại nhà của y tế địa phương.

Theo công bố của Bộ Tài chính Việt Nam, tính đến ngày 24/9/2020, khoảng 17.490 tỷ đồng ngân sách đã chi cho đợt dịch bệnh và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

Chưa có thống kê chi tiết về thiệt hại kinh tế. Chỉ riêng ngành du lịch, tổng thiệt hại khoảng 530.000 tỷ đồng (tương đương 23 tỷ USD) với khoảng 40-60% lao động bị mất việc làm hoặc cắt giảm ngày công.

Trong đợt bùng phát dịch lần 3 (tâm dịch Đà Nẵng), Việt Nam đã chọn giải pháp phong tỏa từng vùng, thay vì “giãn cách” toàn quốc như trong đợt 2 khi giải pháp này gây nên những tổn hại nặng nề về nền kinh tế.


Nguyễn Quân - Theo Tri Thức VN
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP