Việt Nam đứng lên trước Trung Quốc trên biển Đông

Việt Nam đứng lên trước Trung Quốc trên biển Đông

Việt Nam đứng lên trước Trung Quốc trên biển Đông

Việt Nam đứng lên trước Trung Quốc trên biển Đông

Việt Nam đứng lên trước Trung Quốc trên biển Đông
Việt Nam đứng lên trước Trung Quốc trên biển Đông
Chủ nhật, 29-12-2024 04:42, (GMT+07:00)
Việt Nam đứng lên trước Trung Quốc trên biển Đông
08-08-2019 08:59

Nếu là trước kia, Việt Nam có lẽ đã nhân nhượng. Vào tháng 7/2017 và tháng 3/2018, khi Trung Quốc được cho là đã đe dọa có hành động quân sự nếu Việt Nam không chấm dứt hoạt động thăm dò dầu khí ở khu vực mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền ở biển Đông, Việt Nam đã âm thầm cho rút các tàu của mình về bờ.

Nhà giàn DK1 của Việt Nam, ở vị trí gần bài Tư Chính (Ảnh: VNA)

Năm ngoái, Việt Nam cũng phải hủy và bồi thường một dự án phát triển dầu khí trị giá 200 triệu USD với tập đoàn năng lượng Tây Ban Nha Repsol ở khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình do áp lực từ Trung Quốc. Tuy nhiên, sang năm nay, khi tàu thăm dò địa chất Trung Quốc cùng nhiều tàu hải giám hộ tống tiếng vào Bãi Tư Chính, nằm hoàn toàn trong vùng EEZ phía nam của Việt Nam, Hà Nội đã có hành động khác.

Thay vì đàm phán qua các kênh “cửa sau”, giống như hai bên vẫn thường làm để giải tỏa nguy cơ xung đột trên biển, lần này Việt Nam dùng phương pháp công khai. Bộ Ngoại giao Việt Nam đệ đơn khiếu nại công khai lên các cơ quan hữu quan của Trung Quốc và kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ đích danh Trung Quốc là kẻ “xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam”, và yêu cầu Trung Quốc ngay lập tức rút toàn bộ tàu khảo sát và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Việt Nam cũng tuyên bố sẽ tiếp tục cùng Nga thực hiện hoạt động thăm dò dầu khí gần khu vực xảy ra xung đột với Trung Quốc đến hết tháng 9.

Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Thái Lan hôm 31/7, Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh đã trực tiếp lên án Trung Quốc khi đưa “tàu khảo sát Địa chất Hải Dương 8 cùng các tàu hải cảnh và dân binh hộ tống đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, tiến hành các hoạt động khảo sát trái phép, vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo Công ước Luật biển 1982”.

Cuộc xung đột mới nhất bắt đầu từ tháng 5, khi Hà Nội cho phép công ty khoan dầu Nhật Bản thuê lại một liên doanh Việt – Nga, công ty Rosneft Vietnam BV, thăm dò một lô dầu khí gần bãi Tư Chính, một thực thể san hô ngập nước ở phía nam biển Đông.

Bắc Kinh tuyên bố khu vực này nằm trong cái mà họ gọi là “đường chín đoạn”, một bản đồ gây tranh cãi mà Trung Quốc dùng để làm căn cứ để đòi hỏi chủ quyền trên khắp 90% diện tích biển Đông. Đáp trả lại động thái của Hà Nội, Bắc Kinh cho tàu Hải Dương Địa Chất 8 cùng các tàu hộ tống vũ trang hạng nạng và dân binh dưới vỏ bọc tàu đánh cá tiến đến nơi Việt Nam đang hoạt động thăm dò dầu khí. Phía Việt Nam cũng cho tàu hải cảnh tới khu vực này, tạo thành tình huống đối đầu căng thẳng ròng rã trong nhiều tuần qua.

Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Đại học New South Wales, Úc nói: “Tàu hải giám Việt Nam phải chịu tấn công bởi các vòi ròng công suất cao và thường bị Tàu hải giám Trung Quốc chạy cắt ngang trước mũi”.

“Theo Bộ Ngoại giao Việt nam, số lượng tàu Trung Quốc đã tăng lên 35 tàu ở thời điểm cao nhất trong cuộc đối đầu. Vào 3/8, một nguồn tin Việt Nam nói với tôi rằng tổng số lượng tàu Trung Quốc bao gồm tất cả các loại lên tới khoảng 80”, ông Thayer nói thêm.

Theo các chuyên gia có một số lý do vì sao Việt Nam lại thể hiện quyết tâm cứng rắn trong khi những lần trước đã phải lùi bước trước Bắc Kinh. Khu vực diễn ra đối đầu lần này gần bờ hơn và Trung Quốc thực sự đã đưa tàu bè tới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Hoạt động thăm dò dầu khí cũng phát triển hơn ở khu vực gần Bãi Tư chính so với khu vực mà Trung Quốc đe dọa năm ngoái. Sau 2 lần thỏa hiệp, lần này có lẽ Hà Nội đã nhận ra rằng việc nhượng bộ trước Bắc Kinh chỉ mời gọi thêm các hành động hung hăng hơn sau này.

Một lý do nữa đóng góp cho sự cứng rắn ngoại giao Hà Nội là vì lần này họ có những đồng minh lớn mạnh hơn hồi 2018, bao gồm cả Liên minh Châu Âu (EU) và Mỹ. Washington tỏ rõ ý muốn xây dựng mối quan hệ quân sự chặt chẽ hơn với Hà Nội, tuy nhiên giới chức Việt Nam vẫn luôn ngại ngùng trước đề xuất này và duy trì một chính sách ngoại giao không ngả hẳn về bên nào.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bắt tay Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Thái Lan ngày 1/8/2019 (Ảnh: Youtube)

Tuy vậy, trong khi năm ngoái Washington đã im lặng khi Trung Quốc thách thức Việt Nam trên biển, lần này họ là những người lên tiếng ủng hộ Việt Nam dõng dạc nhất trong cuộc đối đầu với Trung Quốc ngoài biển.

Từ các Thượng nghị sĩ Mỹ cho đến Ngoại trưởng Mike Pompeo và cố vấn an ninh John Bolton đều nhiều lần lên tiếng chỉ trích hành vi phá hoại hoạt động thăm dò dầu khí của nước khác của Trung Quốc, có vị thậm chí còn thẳng thắn tuyên bố ủng hộ Việt Nam và đề nghị chính quyền Trump phải mạnh tay hơn đối với Trung Quốc ở biển Đông.

Hôm thứ Hai vừa rồi, Việt Nam đã ký một thỏa thuận quốc phòng mới với EU, nước đông nam Á đầu tiên ký thỏa thuận này cho thấy tăng tiến quan hệ đáng kể với Brussels.

Ngoài ra, Nga cũng gợi ý rằng Điện Kremlin sẽ ủng hộ Việt Nam trong vụ này, thông qua đó bảo vệ hoạt động thăm dò dấu khí của họ khi hợp tác với phía Việt Nam ở vùng biển mà Bắc Kinh cũng đòi chủ quyền. Trước đó, Nga tuy là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Việt Nam, đã luôn đứng ngoài tranh chấp giữa 2 nước mà Nga từng có chung ý thức hệ. Tổng thống Nga Vladimir Putin thậm chí còn nói ông ta “đoàn kết và ủng hộ lập trường của Trung Quốc” sau khi Tòa Trọng tài Quốc tế phán quyết chủ quyền đường “9 đoạn” của Trung Quốc trên biển Đông là vô hiệu hồi tháng 7/2016.

Bennett Murray, giám đốc văn phòng Hà Nội của tờ báo Đức DPA nhận định trong một bài viết đăng trên tạp chí Foreign Policy: “Đối với Việt Nam, việc liên kết ngành dầu khí với chính trị của các cường quốc to lớn có thể là cơ hội tốt nhất để giữ được một số bãi khoan dầu nằm trong đường chín đoạn”.

Một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tháng trước nói: “Bằng việc ngăn chặn sự phát triển của Đông Nam Á thông qua các biện pháp cưỡng ép, Trung Quốc ngăn chặn các thành viên ASEAN tiếp cận tới nguồn dự trữ năng lượng có thể hồi phục trị giá 2,5 nghìn tỷ USD”. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng thúc giục các đồng minh của Mỹ ở Đông Nam Á lên tiếng phản đối sự “áp bức” của Trung Quốc ở Biển Đông.

 Việt Nam không thể lùi bước bởi vì họ đã bị dồn đến chân tường”, Nguyen Khac Giang, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam nói. Về phía Bắc Kinh, rõ ràng là họ nghĩ mọi chuyện vẫn y như cũ.

Tại Thái Lan vào đầu tháng này, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đánh tiếng chúc mừng “những tiến bộ to lớn” giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử (COC) trên Biển Đông. Mỹ gần đây lên tiếng chỉ trích các hoạt động gây sức ép trên biển của Trung Quốc là nhằm âm mưu ép khối ASEAN ký vào một bản COC đầy hạn chế với lợi ích nghiêng hẳn về Bắc Kinh.

Tại ASEAN, Việt Nam được xem làm một nước phản ứng mạnh mẽ nhất đối với gã khổng lồ phía Bắc, trong khi hầu hết các nước khác đã uốn mình dưới “sức ép từ họng pháo và hầu bao của Bắc Kinh”.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã vứt bỏ phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế xử Philippines thắng cuộc trong vụ kiện Trung Quốc tại biển Đông của chính quyền nhiệm kỳ trước. Tháng trước, ông Duterte nói ông sẽ cho phép Trung Quốc “kiểm soát biển Tây Philipines”, tên gọi địa phương của biển Đông, nhằm tránh chiến tranh. Theo ông này, những tên lửa mà Trung Quốc đặt trên các đảo nhân tạo có thể bay đến Manila trong 7 phút. Bất chấp sự phẫn nộ của công chúng trong nước về thái độ “yếu nhược” trước Bắc Kinh, ông Duterte vẫn khẳng định rằng Philippines không thể thắng được Trung Quốc trong một cuộc chiến, và vì thế hành động cúi đầu của ông ta là phải lẽ.

Thái Lan, theo các nhà phân tích, tỏ thái độ rất dè dặt, sợ chịu trách nhiệm lẫn làm phật lòng Bắc Kinh. Còn Campuchia và Lào đã nhận quá nhiều “đầu tư” từ Trung Quốc để có thể đưa ra bất kỳ tiếng nói phản ứng nào.

Trung Quốc trong sự dè dặt của ASEAN đang tìm cách hất cẳng Mỹ và các cường quốc phi biển Đông khác bằng lập luận: “Châu Á của người Châu Á”.

“Chúng tôi tin rằng những nước không thuộc khu vực này không nên cố tình phóng đại những khác biệt hoặc tranh cãi trong khu vực”, Ngoại trưởng Vương của Trung Quốc nói trong cuộc họp ASEAN tại Thái Lan, sau khi được hỏi về thái độ của Mỹ trong xung đột biển Đông. “Các nước không trong khu vực không nên lợi dụng những khác biệt này để reo rắc sự hoài nghi giữa Trung Quốc và các quốc gia ASEAN”.

Tuy nhiên những tuần qua, Việt Nam lại đang làm điều hoàn toàn trái ngược với mong muốn của Bắc Kinh là mời gọi sự chú ý của cộng đồng quốc tế tới cuộc đối đầu tại Bãi Tư Chính mà theo luật pháp quốc tế, Việt Nam rõ ràng là bên có lý hơn.

Tâm lý chống Trung Quốc vốn đã ở mức cao tại [Việt Nam]. Cuộc đối đầu đang diễn ra ở Bãi Tư chính sẽ chỉ củng cố thêm tâm lý này”, ông Thayer nhận định.

Trọng Đức (Theo Asia Times) - Theo Tri Thức VN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP