Việt Nam có thể hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng điện năng từ Trung Quốc nếu sớm mở cửa lại

Việt Nam có thể hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng điện năng từ Trung Quốc nếu sớm mở cửa lại

Việt Nam có thể hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng điện năng từ Trung Quốc nếu sớm mở cửa lại

Việt Nam có thể hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng điện năng từ Trung Quốc nếu sớm mở cửa lại

Việt Nam có thể hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng điện năng từ Trung Quốc nếu sớm mở cửa lại
Việt Nam có thể hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng điện năng từ Trung Quốc nếu sớm mở cửa lại
Chủ nhật, 26-01-2025 00:27, (GMT+07:00)
Việt Nam có thể hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng điện năng từ Trung Quốc nếu sớm mở cửa lại
30-09-2021 14:30

Trung Quốc đang thiếu điện đến mức phải cắt điện luân phiên khiến sản xuất điêu đứng, chuỗi cung ứng toàn cầu bị siết chặt, lạm phát gia tăng thúc đẩy Trung Quốc tăng cường xuất khẩu lạm phát ra toàn cầu. Việt Nam chắc chắn sẽ chịu tác động tiêu cực nhưng đồng thời cũng có nhiều cơ hội đáng giá từ cuộc khủng hoảng năng lượng đặc biệt này tại Trung Quốc.

Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đang đột nhiên vướng vào một cuộc khủng hoảng năng lượng điện. Tình trạng thiếu điện trầm trọng của Trung Quốc đã khiến nhiều nhà máy, khu công nghiệp phải chịu cảnh cắt điện luân phiên. Theo báo cáo của Bloomberg, có những doanh nghiệp tư nhân thậm chí còn phải đóng cửa, vì thiếu điện chứ không phải vì Covid-19. 

Chính quyền Bắc Kinh hiện giải thích cho lý do cắt điện luân phiên là để kiểm soát lượng khí thải CO2, chính sách có tên gọi khá mỹ miều là “kiểm soát tiêu thụ năng lượng kép”. 

Theo đó, chính quyền Bắc Kinh đã giới hạn hạn mức dùng điện (quota điện) cho từng tỉnh thành. Nhưng sau 6 tháng đánh giá lại, một số tỉnh thành đã sử dụng điện năng quá quota được cấp. Do vậy, các tỉnh này (khoảng 16/31 tỉnh thành) thực hiện cắt điện luân phiên tại các nhà máy, khu công nghiệp, và khu vực công cộng,… 

Ảnh chụp màn hình video của người dân chia sẻ trên mạng xã hội phàn nàn về tình trạng mất điện trên diện rộng tại Trung Quốc. (Ảnh: Secret China)

Bắt đầu từ đầu tháng 9/2021, chính sách "kiểm soát tiêu thụ năng lượng kép" của ĐCSTQ đã bất ngờ được nâng cấp. Các doanh nghiệp ở nhiều tỉnh và khu vực đã liên tiếp nhận được thông báo về việc cắt điện cưỡng chế, hạn chế sản xuất, hoặc phải tạm ngừng sản xuất.

Có vẻ như chính sách này đang được thực thi đặc biệt nghiêm khắc, có thể kéo dài tới hết quý 4, quý quan trọng trọng nhất với ngành sản xuất trong năm. 

Kỹ sư Hai (hóa danh), hiện đang làm việc tại một doanh nghiệp tư nhân ở Quảng Đông nói Epoch Times vào ngày 26/9 vừa qua  rằng “tình trạng mất điện nghiêm trọng diễn ra tại Đông Quan, Trung Sơn, Huệ Châu và Phật Sơn. Rất nhiều nhà máy buộc phải hạn chế sản xuất, thậm chí phải ngừng sản xuất".

Tình trạng sản xuất ‘tối thui’ theo đúng nghĩa đen đang ngày một trầm trọng vào thời điểm này. Ông Hai chia sẻ “bạn tôi ở Trung Sơn cho biết nhà máy của họ đã mất điện 9 ngày liên tục, không kể Chủ nhật, khu công nghiệp cũng bị mất điện, khu vực sinh sống gần đó cũng bị mất điện".

Suy giảm sản lượng đầu ra ở nhiều ngành công nghiệp cơ bản tại Trung Quốc lại một lần nữa siết chặt chuỗi cung ứng toàn cầu vốn chưa phục hồi từ sau đại dịch. Giá cả hàng hóa tại Trung Quốc sẽ tăng vọt vì thêm một nhân tố là giá điện tăng. Trung Quốc, vì thế, cũng xuất khẩu lạm phát mạnh hơn sang các nền kinh tế khác. 

Trong cơn bão khủng hoảng thiếu hụt điện của nước láng giềng, là một nền kinh tế nhỏ bé, Việt Nam sẽ ngay lập tức chịu tác động cả tích cực và tiêu cực. Dù vậy, nếu có thể nắm bắt và quyết tâm, đây là cơ hội đáng kể cho nền kinh tế Việt. 

Những tác động tiêu cực tới Việt Nam

Thứ nhất, Việt Nam có nguy cơ nhập khẩu lạm phát lớn và rất tiêu cực từ Trung Quốc.  

33,5% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đến từ Trung Quốc, chủ yếu vào nguyên, vật liệu, bán thành phẩm đầu vào cho các ngành sản xuất trong nước. 

Theo số liệu từ Tổng cục thống kê Việt Nam (TCTK), tính chung 9 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 242,65 tỷ USD, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 81,3 tỷ USD, tương đương với 33,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nền kinh tế. 

Cũng theo số liệu của TCTK, hàng nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là nhóm hàng tư liệu sản xuất. Tính chung 9 tháng đầu năm 2021, ước tính nhập khẩu tư liệu sản xuất đạt 227,65 tỷ USD, chiếm 93.8% nhu cầu nhập khẩu của toàn nền kinh tế. 

Dữ liệu lịch sử cho thấy giá nhà sản xuất của Việt Nam và Trung Quốc có biến động thuận chiều (Nguồn: Trading Economics, NTDVN tổng hợp).

Hiện tại, giá nhà sản xuất của Trung Quốc đang tăng kỷ lục và không cách nào kiềm chế trong bối cảnh giá nguyên nhiên vật liệu hàng hóa quốc tế tăng cao như hiện nay. Lạm phát giá nhà sản xuất đã tăng cao nhất trong 12 năm trở lại đây. 

Dữ liệu của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố ngày 9/9 cho thấy, CPI (chỉ số giá tiêu dùng) và PPI (chỉ số giá sản phẩm công nghiệp 8 Yuefen) đã tăng trở lại, trong đó, giá thịt lợn giảm. Chỉ số PPI, được thúc đẩy bởi giá hàng hóa liên tục tăng và nguồn cung nguyên liệu thô công nghiệp thắt chặt, đã đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 13 năm qua. 

Gần đây nhất, để kiểm soát lạm phát giá nhà sản xuất, Trung Quốc lần đầu tiên phải bán dầu thô từ nguồn dự trữ dầu chiến lược của quốc gia. 

Các dữ liệu lịch sử cho thấy, giá nhà sản xuất của Việt Nam luôn có biến động thuận chiều với giá nhà sản xuất từ Trung Quốc. Điều này hợp lý khi hơn 30% kim ngạch nhập khẩu (chủ yếu là đầu vào cho sản xuất) đến từ Trung Quốc. Tình trạng phụ thuộc đầu vào cho khu vực sản xuất từ Trung Quốc đã kéo dài nhiều thập kỷ. Do đó, khi Trung Quốc có vấn đề về lạm phát, đặc biệt lạm phát giá nhà sản xuất, nền kinh tế nhỏ bé và phụ thuộc như Việt Nam sẽ chịu tác động tiêu cực nhất. 

Thứ hai, nguồn cung ở Trung Quốc bị thu hẹp cũng tác động tiêu cực tới sản lượng trong nước và sức phục hồi sau đại dịch. 

Như phân tích ở trên, do sản xuất trong nước phụ thuộc nhập khẩu đầu vào từ Trung Quốc trong nhiều thập kỷ nên khi nguồn cung từ Trung Quốc bị thu hẹp lại, sản lượng sản xuất trong nước cũng sẽ chịu tác động nhất định. Khả năng mà Việt Nam góp phần làm đình trệ chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ lớn, đặc biệt sau khi nước ta mở cửa nền kinh tế trở lại sau đại dịch. 

Sức phục hồi kinh tế sau đại dịch, do cuộc khủng hoảng năng lượng điện ở Trung Quốc, manh nha khủng hoảng năng lượng toàn cầu (giá dầu thô hiện lên tới 80$/thùng) sẽ là trở ngại lớn với nền kinh tế nhỏ bé, phụ thuộc và có độ mở quá lớn so với quy mô như Việt Nam. 

Dù vậy, hãy nghĩ tích cực

Trong khi Trung Quốc tắt đèn thì đèn Việt Nam vẫn có cơ hội sáng. Ít nhất chính phủ Việt Nam chưa có bất kỳ tuyên bố nào về “mục tiêu kiểm soát CO2” cao đẹp nhưng đáng sợ như Trung Quốc. Mặc dù, nếu Trung Quốc không đủ nước để làm thủy điện thì Việt Nam, một quốc gia ở hạ nguồn của Trung Quốc, cũng hết sức khó khăn. Điểm tốt là, mùa đông của Việt Nam so với Trung Quốc vẫn là vô cùng ấm áp và chúng ta còn thừa điện mặt trời, ít nhất là như vậy. 

Tờ Nikkei đưa tin, các nhà cung cấp của Apple và Tesla đã ngừng dây chuyền sản xuất tại một số nhà máy ở Trung Quốc; nhiều công ty nhỏ hơn cũng đã bắt đầu thông báo với các sàn giao dịch chứng khoán rằng họ đã được lệnh hạn chế hoặc tạm ngừng các hoạt động sản xuất. 

Vậy các dòng vốn FDI tốt ở Trung Quốc có vì thêm một nguyên nhân này mà tăng quyết tâm rời bỏ Trung Quốc hay không? Điều này là hoàn toàn có thể. Trong cuộc khủng hoảng điện năng, các chính quyền địa phương đã ưu tiên nguồn điện hạn chế cho các công trình xây dựng hạ tầng để tăng GDP. Điều này có nghĩa là quyền lợi của doanh nghiệp luôn là thứ yếu trong các chính sách gây sốc của Bắc Kinh. 

Việt Nam hiển nhiên có thể trở thành một trong các lựa chọn tốt cho dòng vốn FDI tốt, cần ổn định và thái độ trân trọng doanh nghiệp của chính quyền. 

Ngoài ra, trong ngắn hạn, Việt Nam có cơ hội lớn với một số ngành sản xuất Việt Nam đã chủ động như: Nhôm, thép, dệt may, chế biến thực phẩm,...  Với những ngành này, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc buộc phải đóng cửa sản xuất hoặc thu hẹp sản lượng. Đây là cơ hội vàng để Việt Nam nhận đơn hàng sản xuất chuyển từ Trung Quốc. 

Cuối cùng, không chỉ đón nhận dòng vốn FDI và dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc, Việt Nam chỉ thực sự tận dụng được cơ hội này nếu chúng ta giảm sự phụ thuộc nguyên liệu đầu vào cho sản xuất từ Trung Quốc. Cuộc khủng hoảng điện năng từ Trung Quốc rất có thể thúc đẩy giảm bớt phụ thuộc của Việt Nam. Dù vậy, điều này phụ thuộc vào quyết tâm chính sách của chính phủ.

Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là Việt Nam cần sớm mở cửa cho sản xuất, lưu thông hàng hóa, và kiểm soát dịch Covid-19 một cách thông minh hơn. Chính phủ cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội này bằng cách mở cửa sản xuất trở lại trong phương án sống chung với dịch. 

Chính phủ Việt Nam nên khuyến khích người dân sử dụng các liệu pháp, dược phẩm truyền thống đối phó với bệnh dịch, đồng thời chấp nhận một số loại thuốc chữa Covid-19 giai đoạn sớm đã được nhiều bác sĩ kê đơn và có tác dụng nhất định. Vaccine chỉ nên là một trong các lựa chọn chứ không phải là điều kiện tiên quyết để mở cửa trở lại nền kinh tế. Thực tế tại Anh, Israel, và Singapore đã chứng minh rằng Vaccine không hiệu quả là bao đối với các biến thể Covid-19. Chẳng ai biết biến thể coronavirus mới nào sẽ tiếp tục xuất hiện và nó có gay gắt hơn Delta hay không? 

Các phương án bớt cực đoan trong điều trị F0 và sự thay đổi trong thái độ của chính quyền Việt Nam cũng như của xã hội với vấn đề này có lẽ là chiếc chìa khóa cho nền kinh tế Việt. 

Trà Nguyễn 

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP