Việt Nam, Ấn Độ sẽ thế chân Trung Quốc trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu?

Việt Nam, Ấn Độ sẽ thế chân Trung Quốc trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu?

Việt Nam, Ấn Độ sẽ thế chân Trung Quốc trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu?

Việt Nam, Ấn Độ sẽ thế chân Trung Quốc trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu?

Việt Nam, Ấn Độ sẽ thế chân Trung Quốc trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu?
Việt Nam, Ấn Độ sẽ thế chân Trung Quốc trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu?
Thứ bảy, 04-01-2025 11:17, (GMT+07:00)
Việt Nam, Ấn Độ sẽ thế chân Trung Quốc trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu?
10-07-2020 20:04

Trong bối cảnh nhiều công ty đang tìm cách tách rời khỏi Trung Quốc, và trước tình hình ngày một xấu đi của mối quan hệ Mỹ – Trung, Việt Nam trong chốc lát đã trở một điểm đến yêu thích của các doanh nghiệp nước ngoài. Đây có lẽ là cơ hội để Việt Nam tiếp nhận một nguồn lớn sản xuất từ Trung Quốc.

 

Công nhân trên dây chuyền sản xuất tại nhà máy của Kaiser Furniture ở thị trấn Bến Cát, tỉnh Bình Dương, Việt Nam. (Ảnh qua Kaiser Furniture)

Thế chân Trung Quốc

Một trong những yếu tố thu hút đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam là chi phí lao động. Trung Quốc từng được coi là quốc gia có chi phí lao động giá rẻ. Tuy nhiên, mức chi phí tại đây đang ngày một tăng, và trở nên quá cao đối với nhiều nhà sản xuất. 

Kể từ năm 2011, mức thu nhập tại Trung Quốc đã tăng lên hơn 60%, do đó làm hao mòn tỷ suất lợi nhuận ròng của một số hoạt động. Thêm vào đó là các mức thuế bổ sung do Mỹ ban hành, và chi phí sản xuất tại Trung Quốc đã trở nên quá đắt đỏ đối với nhiều doanh nghiệp.

Tại Việt Nam năm 2019, mức thu nhập tối thiểu hàng tháng dao động trong khoảng từ 125 đến 180 đô la Mỹ (khoảng 2,8 triệu đến 4,1 triệu VND). Đặt quốc gia này lên bàn cân với Trung Quốc, thì mức lương tối thiểu hàng tháng tại Trung Quốc cao hơn, từ 140 đô la Mỹ đến 346 đô la Mỹ (3,2 triệu đến 8 triệu VND). 

Ngoài ra, mức tăng trưởng thu nhập tại Việt Nam đang ở trạng thái ổn định, nghĩa là mức thu nhập đang tăng trưởng ở tốc độ vừa phải, chứ không tăng vọt cao bất thường. Thêm vào đó, sản xuất tại Việt Nam sẽ không bị đánh bất kỳ mức thuế bổ sung nào như tại Trung Quốc. Lợi ích kết hợp về chi phí đó đã đủ lớn để thu hút nhiều nhà kinh doanh chuyển sản xuất sang Việt Nam.

Với những lợi thế về chi phí như vậy, liệu Việt Nam có có thể vượt qua Trung Quốc trong khâu sản xuất không? Câu trả lời là “chưa hẳn”, vì có một sự khác biệt rất lớn về dân số giữa 2 nước.

Theo Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế: “Do lực lượng lao động tại Việt Nam chỉ bằng 7% so với Trung Quốc, nên họ chỉ có thể thu hút một phần giới hạn các công ty, doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp thay thế Trung Quốc có thể đem lại chi phí lao động phải chăng hơn. Việt Nam đã thành công trong việc tập trung mục tiêu vào các lĩnh vực như dệt may, giày dép và điện tử. Nhưng với quy mô nhỏ hơn so với Trung Quốc trong ngành điện tử, quốc gia này sẽ không thể thế chân Trung Quốc trong khâu sản xuất – một khâu đòi hỏi phải huy động lực lượng lao động lớn”.

Sản xuất tại Việt Nam sẽ không thu hút bất kỳ mức thuế bổ sung, không giống như kinh doanh tại Trung Quốc. (Ảnh qua Vision Times)

Trong khi Trung Quốc có khoảng 800 triệu người lao động thì tại Việt Nam, con số chỉ dừng lại ở 55 triệu. Trong năm 2017, thị phần của Trung Quốc trong sản xuất toàn cầu đã  vượt quá 28%, trong khi đó Việt Nam chỉ ở mức vỏn vẹn 0,27%. 

Các cảng tại Trung Quốc cũng có quy mô lớn hơn nhiều, và kỹ thuật vượt trội hơn so với các cảng tại Việt Nam. Các cảng container tại Thượng Hải có khả năng xử lý khoảng 40 triệu container mỗi năm, trong khi đó mỗi năm cảng lớn nhất Việt Nam cũng chỉ có thể xử lý hơn 6 triệu container. Với những bất lợi to lớn này, Việt Nam khó mà có thể thay thế Trung Quốc. 

Quốc gia Đông Nam Á này chắc chắn sẽ thu hút được một số doanh nghiệp sản xuất từ Trung Quốc, nhưng chỉ ở một mức độ nhỏ. 

Mối nguy cho Trung Quốc

Một lợi thế của Ấn Độ so với Trung Quốc là dân số trẻ của họ rất đông. (Ảnh qua Twitter)

Xét về quốc gia có thể đe dọa vị thế trung tâm sản xuất toàn cầu của Trung Quốc, thì đối tượng duy nhất được nhìn nhận một cách thực tế là Ấn Độ. Giống như Trung Quốc, Ấn Độ sở hữu dân số hơn 1 tỷ người. Đây cũng là quốc gia có mức lương thấp như Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, điều khiến Ấn Độ khác biệt so với Trung Quốc là lượng dân số trẻ tại đây rất lớn, ước tính khoảng 356 triệu người. Cao hơn khoảng 86 triệu người so với Trung Quốc. Bên cạnh đó, tỷ lệ sinh tại Trung Quốc cũng đang giảm nhanh hơn so với Ấn Độ.

Một điều nữa khiến Ấn Độ trở thành lựa chọn hấp dẫn cho các quốc gia phương Tây nằm ở chỗ, quốc gia này có một nền dân chủ. Việc thành lập một doanh nghiệp tại Ấn Độ sẽ đảm bảo nguồn tiền được sử dụng, để làm giàu cho một quốc gia đề cao nền dân chủ, và các quyền tự do cá nhân. 

Như vậy, việc chuyển sản xuất sang Ấn Độ sẽ giúp thúc đẩy và bảo vệ các giá trị này ở cấp độ quốc tế. Điều này trái ngược hoàn toàn với Trung Quốc – nơi chính quyền cộng sản đàn áp tiếng nói người dân, đồng thời còn tuyên truyền, bành trướng “tư tưởng toàn trị” ở khắp nơi trên thế giới.

Việt Anh (Theo Vision Time)

Đăng theo Tinh Hoa

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP