Viện chính sách Úc: Apple, Samsung và mối liên hệ với nguồn nhân công “lao động cưỡng bức” Trung Quố

Viện chính sách Úc: Apple, Samsung và mối liên hệ với nguồn nhân công “lao động cưỡng bức” Trung Quố

Viện chính sách Úc: Apple, Samsung và mối liên hệ với nguồn nhân công “lao động cưỡng bức” Trung Quố

Viện chính sách Úc: Apple, Samsung và mối liên hệ với nguồn nhân công “lao động cưỡng bức” Trung Quố

Viện chính sách Úc: Apple, Samsung và mối liên hệ với nguồn nhân công “lao động cưỡng bức” Trung Quố
Viện chính sách Úc: Apple, Samsung và mối liên hệ với nguồn nhân công “lao động cưỡng bức” Trung Quố
Thứ sáu, 10-01-2025 16:23, (GMT+07:00)
Viện chính sách Úc: Apple, Samsung và mối liên hệ với nguồn nhân công “lao động cưỡng bức” Trung Quốc
27-05-2020 15:16

Viện chính sách chiến lược Úc (ASPI) cho biết, chiếc điện thoại thông minh bạn đang sử dụng rất có thể là sản phẩm của lao động cưỡng bức và chế độ nô lệ hiện đại. Một báo cáo cho thấy, hàng ngàn người Hồi giáo từ khu vực Tân Cương bị buộc trở thành nô lệ lao động trong các nhà máy, mà hầu hết chúng là những mắt xích không thể thiếu trong chuỗi cung ứng của nhiều công ty quốc tế lớn.

chiếc điện thoại thông minh bạn đang sử dụng rất có thể là sản phẩm của lao động cưỡng bức và chế độ nô lệ hiện đại.
Chiếc điện thoại thông minh bạn đang sử dụng rất có thể là sản phẩm của lao động cưỡng bức và chế độ nô lệ hiện đại. (Ảnh qua Twitter)

“Hơn 80.000 người Duy Ngô Nhĩ đã được chuyển ra khỏi Tân Cương để làm việc tại các nhà máy trên khắp Trung Quốc trong khoảng thời gian từ 2017 đến 2019”, nhóm nghiên cứu cho biết, và chú thích thêm rằng đây chỉ là con số ước tính thấp nhất, số người bị ảnh hưởng thực tế có thể cao hơn nhiều.

ASPI cũng lưu ý rằng, một số công nhân được gửi trực tiếp từ các trại tạm giam – hầu hết họ bị buộc phải sống trong ký túc xá tách biệt, phải tham gia các lớp học tiếng Trung, lớp cải tạo tư tưởng và hành vi ngoài giờ làm việc. Các công nhân cũng phải chịu sự giám sát liên tục và bị cấm tham gia vào hoạt động tôn giáo. 

“Dưới sự kiểm soát bởi bộ máy giam giữ và tuyên truyền chính trị cả trong và ngoài Tân Cương, người Duy Ngô Nhĩ khó lòng từ chối cũng như thoái thác phần việc được giao”, báo cáo của ASPI cho biết ngoài việc bị giám sát liên tục, người Duy Ngô Nhĩ và các tộc người thiểu số khác cũng sẽ bị bắt giam tùy tiện nếu họ từ chối công việc do chính phủ giao xuống.

Ngay sau đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phủ nhận báo cáo của ASPI, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao – Triệu Lập Kiên cho biết, họ (những người bị giam giữ) là những học viên tốt nghiệp từ các “trung tâm dạy nghề” – tên chính thức của các cơ sở giam giữ – đã được tuyển dụng làm việc và hiện đang sống “một cuộc sống hạnh phúc”.

Theo ông Triệu chương trình lao động được đề cập đến trong báo cáo, chỉ đơn giản là một phương pháp Bắc Kinh dùng để “đào tạo” người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số khác. Hãng thông tấn Associated Press vạch rõ đây là tuyên truyền của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khi nói người Duy Ngô Nhĩ “là những người có tư tưởng ‘quê mùa’ và ‘lạc hậu’ trước khi được ĐCSTQ cải tạo”.

“Báo cáo này chỉ theo chân các lực lượng chống Trung Quốc của Hoa Kỳ, ra sức bôi nhọ các biện pháp chống khủng bố ở Tân Cương của Trung Quốc”, ông Triệu gọi báo cáo của ASPIs là “vô căn cứ”  “vu khống”.

Mấy năm qua, Trung Quốc bị lên án trên khắp quốc tế về mạng lưới các “trại cải tạo” không qua xét xử, các nhà tù ở khu vực tập trung phần lớn người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ của Tân Cương. Năm 2019, Hội đồng Quan hệ đối ngoại của Mỹ báo cáo rằng, có tới 2 triệu người đã bị giam giữ kể từ tháng 4/2017.

Bắc Kinh lớn tiếng bênh vực các trại này, một quan chức của Đảng tuyên bố rằng, đây là những “trung tâm đào tạo nghề”, cung cấp các bữa ăn bổ dưỡng “miễn phí”, “giáo dục miễn phí”, có ký túc xá trang bị radio, tivi và các tiện ích thể thao cho các tộc người thiểu số.

Phụ nữ Duy Ngô Nhĩ biểu tình trên đường phố Urumqi, thủ đô Tân Cương, Trung Quốc,
Phụ nữ Duy Ngô Nhĩ biểu tình trên đường phố Urumqi, thủ đô Tân Cương, Trung Quốc. (Ảnh qua Twitter)

Cuộc đàn áp đối với người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo khác – bao gồm cả dân tộc Kazakhstan và Uzbeks – được thúc đẩy chủ yếu bởi sự quan ngại của chính quyền Bắc Kinh đối với người Duy Ngô Nhĩ. Chính phủ từ lâu đã cáo buộc họ có khuynh hướng ly khai vì văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo riêng biệt của họ.

Tân Cương đã bị Trung Quốc cai trị khi ĐCSTQ nắm quyền năm 1949, mặc dù một số người Duy Ngô Nhĩ sống trong khu vực vẫn gọi vùng này là Đông Turkestan. Theo dữ liệu chính thức của nhà nước, Tân Cương chiếm 1/6 tổng diện tích lục địa của Trung Quốc, tiếp giáp với tám quốc gia Trung Á bao gồm Pakistan, Kazakhstan và Kyrgyzstan.

Báo cáo ASPI đã xác định, 27 nhà máy hiện đang sử dụng công nhân Duy Ngô Nhĩ.

Theo viện nghiên cứu chính sách, các nhà máy này cung cấp linh kiện và sản phẩm lắp ráp cho 83 thương hiệu toàn cầu, trong đó bao gồm cả gã khổng lồ công nghệ Apple, chuỗi cung ứng của họ bị phát hiện có liên kết với bốn nhà máy riêng biệt, ít nhất hai trong số đó có bằng chứng sử dụng lao động cưỡng bức là người Duy Ngô Nhĩ .

Một trong những nhà máy đó là Foxconn, đã sử dụng tới 350.000 nhân công và sản xuất hơn một nửa số thiết bị iPhone trên thế giới. Một nhà máy khác là OFILM, sản xuất camera chụp ảnh cho các sản phẩm chủ lực của Apple, gồm cả iPhone 8 và iPhone X. Năm 2017, Chủ tịch Apple – Tim Cook đã đến thăm nhà máy OFILM.

Apple đã đưa ra một tuyên bố phủ nhận mọi thông tin từ ASPI.

“Apple làm việc tận tâm để đảm bảo rằng, tất cả mọi người trong chuỗi cung ứng của chúng tôi được đối xử với nhân phẩm và sự tôn trọng mà họ xứng đáng. Chúng tôi chưa xem bản báo cáo này, nhưng chúng tôi làm việc chặt chẽ với tất cả các nhà cung cấp của chúng tôi, để đảm bảo các tiêu chuẩn cao được duy trì”, tập đoàn Apple tuyên bố.

Samsung, một công ty khác cũng có liên quan đến chương trình lao động cưỡng bức liên quan đến người Duy Ngô Nhĩ, nhưng họ cũng không đưa ra bất kỳ bình luận nào.

South China Morning Post đưa tin, một làn sóng công nhân Duy Ngô Nhĩ mới dự kiến ​​sẽ được triển khai tại các nhà máy trên khắp 19 tỉnh, nó như một phần trong kế hoạch khởi động lại nền kinh tế của Bắc Kinh vốn bị tụt giảm sau đại dịch COVID-19.

Mai Trang (Theo Natural News)

Đăng theo Tinh Hoa

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết là quan điểm của BBT Tinhhoa.net

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP