Vì sao trẻ em phải học đến 3 - 4 giờ sáng, thưa Bộ trưởng?

Vì sao trẻ em phải học đến 3 - 4 giờ sáng, thưa Bộ trưởng?

Vì sao trẻ em phải học đến 3 - 4 giờ sáng, thưa Bộ trưởng?

Vì sao trẻ em phải học đến 3 - 4 giờ sáng, thưa Bộ trưởng?

Vì sao trẻ em phải học đến 3 - 4 giờ sáng, thưa Bộ trưởng?
Vì sao trẻ em phải học đến 3 - 4 giờ sáng, thưa Bộ trưởng?
Thứ bảy, 28-12-2024 14:14, (GMT+07:00)
Vì sao trẻ em phải học đến 3 - 4 giờ sáng, thưa Bộ trưởng?
18-04-2022 14:24

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng có trường hợp cha mẹ yêu cầu trẻ em phải học đến 3 - 4 giờ sáng do những kỳ vọng quá lớn đối với con cái. Nhưng phản hồi từ dư luận thì nguyên nhân nằm ở chương trình học ngày từ các lớp tiểu học đã quá áp lực và thiếu khoa học,...

Vì sao trẻ em phải học đến 3 - 4 giờ sáng, thưa Bộ trưởng?

Trẻ em từ bậc tiểu học đã phải đối mặt với khối lượng bài tập nặng và khó. Ảnh: Tường Vân

Chiều 16.4, tại phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về luật Phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu:

“Thời gian gần đây cũng có những chuyện rất đau lòng. Những kỳ vọng quá lớn của cha mẹ đối với con cái dẫn đến việc yêu cầu các cháu phải học đến 3 - 4 giờ sáng, cũng như việc mong muốn con cái cứ phải được điểm 10, rồi phải đi theo nghề nghiệp cha mẹ mong muốn để cha mẹ cảm thấy hãnh diện… dẫn đến áp lực quá khả năng chịu đựng và đáp ứng, vượt quá năng lực của trẻ em”.

Nội dung phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn được dư luận quan tâm. Nhiều ý kiến cho rằng các bậc làm cha làm mẹ cần có sự chia sẻ với con, không nên ép con “học gạo”, học quá sức, chạy theo điểm số và sự kỳ vọng của cha mẹ dẫn tới áp lực, tổn thương và hệ lụy đau lòng.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nhiều phụ huynh cũng bức xúc về sức ép bài vở dồn lên vai con em họ quá nặng nề, xuất phát từ chương trình và nội dung, phương pháp giáo dục không hợp lý.

“Thực tế chương trình giáo dục hiện nay quá nặng, trẻ em từ lớp 1 đến lớp 12 phải học quá nhiều môn, môn nào cũng có rất nhiều bài tập khó. Học sinh làm ở lớp không xong, phải về nhà làm đến khuya. Ngoài ra các em còn phải học thêm liên tục để giải các bài tập nâng cao, các dạng đề, hầu như không có lúc nào nghỉ ngơi” – ông Trần Văn Tình, phụ huynh ở Hà Tĩnh nhận xét.

Nhiều phụ huynh cho biết, ngay từ bậc tiểu học, học sinh đã phải vật lộn với rất nhiều bài tập khó. Mặc dù về nguyên tắc học sinh tiểu học đã học 2 buổi, không giao bài tập về nhà, nhưng thực tế về nhà các em phải làm bài tập rất nhiều, thậm chí cả ngày nghỉ.

Đối với các lớp cuối cấp như lớp 9, lớp 12, áp lực học hành rất lớn làm học sinh mất ăn mất ngủ. Bố mẹ lo lắng nên tạo mọi điều kiện cho con tập trung học, không phải làm việc nhà.

“Năm nay, phương thức thi cử, tuyển sinh đại học có nhiều thay đổi nên nhiều em và gia đình lo lắng, áp lực lên học sinh lớp 12 rất lớn. Ai cũng muốn con có kết quả học tập tốt nhất để có công việc làm ổn định, không quá vất vả trong tương lai” – một giáo viên tại Nghệ An cho biết.

Đối với các học sinh tham gia đội tuyển học sinh giỏi, việc học càng nặng nề, căng thẳng, hầu như mọi thời gian và công sức tập trung cho môn thi, với kỳ vọng sẽ đạt giải cao.

Do đó, không thể chỉ nhìn nhận vấn đề ép buộc học tập đối với trẻ em chỉ từ góc độ gia đình. Sức ép này đến từ nhà trường, xã hội và sâu xa hơn đến từ cơ quan quản lý giáo dục quốc gia. Chương trình giáo dục hiện nay vẫn bị ta thán là nặng và khó, thiên về lý thuyết, ít chú trọng thực hành và khả năng sáng tạo của người học, bệnh thành tích vẫn còn nặng nề.

Do đó, để giảm áp lực học tập của trẻ em, cần sự đổi mới mạnh mẽ về nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục, trong đó rất cần vai trò chỉ đạo và quyết tâm hành động của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo Lao Động

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP