Vì sao Tổng thống Trump bị tấn công kịch liệt như thế?

Vì sao Tổng thống Trump bị tấn công kịch liệt như thế?

Vì sao Tổng thống Trump bị tấn công kịch liệt như thế?

Vì sao Tổng thống Trump bị tấn công kịch liệt như thế?

Vì sao Tổng thống Trump bị tấn công kịch liệt như thế?
Vì sao Tổng thống Trump bị tấn công kịch liệt như thế?
Thứ bảy, 11-01-2025 03:19, (GMT+07:00)
Vì sao Tổng thống Trump bị tấn công kịch liệt như thế?
14-11-2020 13:09

Phải chăng sự chiến thắng của bất kỳ ứng viên nào trong cuộc bầu cử lần này sẽ mang ý nghĩa sống còn đối với một phe phái nào đó của Hoa Kỳ? 

Cuộc bầu cử Mỹ 2020 ghi nhận hàng loạt những điều xưa nay chưa từng xảy ra trong lịch sử. Số người ủng hộ vị tổng thống đương nhiệm đạt mức kỷ lục, hơn 73.000.000 phiếu, tính cho đến ngày 12/11, ấy là chưa kể những phiếu mà người ta ném đi của ông, hoặc số phiếu mà phần mềm kiểm phiếu đã vô tình hoặc cố ý xén đi của ông, tức là khoảng 2,7 triệu phiếu tính theo con số mà tổng thống Trump đưa ra hôm 12/11 theo giờ Mỹ.

Một kỷ lục mà người ta cũng thấy trong cuộc bầu cử này, đó là mức độ căng thẳng khốc liệt giữa hai phía Dân chủ và Cộng hòa thể hiện qua những gian lận xảy ra một cách trắng trợn mà cơ bản hoàn toàn theo hướng có lợi cho ứng cử viên Joe Biden của Đảng Dân Chủ thông qua những ngón đòn tâm lý áp đảo của giới truyền thông dòng chính khi dồn dập tuyên bố ông Biden đã thắng cử, chuẩn bị tiếp quản Nhà Trắng trong những ngày qua… bất chấp cuộc chiến pháp lý chống gian lận mà chiến dịch của ông Trump vừa mới khai màn, còn một số tiểu bang thì phải kiểm lại phiếu bằng tay như Georgia.

Quyết tâm hạ gục ông Trump từ phía đối lập mạnh mẽ đến mức những người này sẵn sàng bỏ qua những vụ bê bối bom tấn ổ cứng của gia đình ứng cử viên Joe Biden, bỏ qua những yếu kém về trí tuệ, ăn nói lú lẫn của ông này.

Thậm chí bà Hillary Clinton còn gửi lời khuyên tới ông Biden rằng: Dù bất cứ điều gì xảy ra, đừng thừa nhận thất bại trong đêm bầu cử 3/11.

Vậy lý do thực sự đằng sau đó là gì? 

Trước hết hãy thử nhìn xem danh sách các nhà tài trợ cho 2 ứng cử viên tổng thống lần này là những ai?

vì sao ông trump bị tấn công

Danh sách các nhà tài trợ cho 2 ứng cử viên tổng thống. (Ảnh chụp màn hình)

Theo dữ liệu của Uỷ ban bầu cử liên bang công bố chính thức hôm 21/9/2020 cho thấy rõ nét hai nhóm ủng hộ khác biệt. Trong danh sách Top các nhà tài trợ cho chiến dịch tranh cử, có thể thấy phía sau ông Joe Biden là các tập đoàn công nghệ, còn gọi là Big Tech. Bao gồm: Alphabet – tức Google, Microsoft, Amazon, Facebook, Apple…, các trường đại học danh tiếng (Harvard, Stanford, California), các bang truyền thống của đảng Dân chủ (Cali, New York), các hãng luật lớn (Morgan & Morgan, Paul Weiss..), công ty tài chính, công ty về chăm sóc sức khỏe.

Vì vậy cũng khá chính xác khi nói ứng cử viên Biden đang đại diện cho giới tinh hoa quyền lực của Hoa Kỳ. Điều này giải thích tại sao quỹ bầu cử của ông Biden luôn cao gấp nhiều lần ông Trump cho dù ông phần lớn thời gian chỉ ngồi một chỗ, không cần đi vận động bầu cử nhiều.

Trong khi đó, top tài trợ cho Trump đến từ Quân đội Mỹ, dịch vụ bưu điện, các hãng hàng không và từ tầng lớp lao động nói chung. Vì vậy, đối đầu với ông Trump thật ra không phải là ông Biden đầu óc đãng trí, mà là cả một thế lực khổng lồ đằng sau.

Vậy tại sao thế lực khổng lồ này không đơn giản là đi ủng hộ ông Trump cho tên tuổi nhà tài trợ được vẻ vang? 

Vì dù sao đi nữa thì ông Trump cũng đã đạt được không ít thành công trong nhiệm kỳ của mình, còn trào lưu dân chúng ủng hộ ông thì đang ngày càng mạnh mẽ.

Kỳ thực một số chuyên gia phân tích cho rằng, ông Trump có quan điểm cầm quyền chẳng giống ai, nhất là một khi ông đã thấy đúng và quyết làm thì khó lòng thỏa hiệp. Kể từ lúc nắm quyền năm 2017, ông Trump đã chuyển 400.000 USD lương hằng năm của mình cho một cơ quan khác nhau mỗi quý.

Trong khi Mỹ nổi tiếng là đất nước thực dụng, thực tế, thì ông Trump tuyên bố:

“Tôi làm việc cho đất nước miễn phí;

Vợ tôi làm việc cũng miễn phí;

Con gái tôi làm việc cho đất nước miễn phí

Con rể tôi làm việc cho đất nước miễn phí;

Bởi chúng tôi yêu đất nước này”.

Vì để tránh va chạm và điều tiếng nên ông cũng chủ động rút gọn quy mô kinh doanh của gia đình. Điều này đối ngược hẳn với cựu Phó tổng thống Biden, người đang bị cáo buộc liên quan đến các phi vụ làm ăn và nhận tiền bất chính từ nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc, Ukraine, v.v.

Sau nhiệm kỳ tổng thống, tài sản của những vị tiền nhiệm thì nhảy vọt, nhưng của ông Trump thì sụt giảm đáng kể. Ví dụ, ông Obama trước khi lên nắm quyền thì tài sản chỉ vỏn vẹn 1,38 triệu đô la. Sau 8 năm làm tổng thống, tài sản của Obama đã tăng lên 40 triệu đô, thậm chí New York Times ước tính là 128 triệu đô la (đều do bán sách và thuyết giảng, và từ hợp đồng khủng 70 triệu đô la mới ký với Netflix cho cuốn sách và bộ phim Becoming).

Có người đặt ra nghi vấn rằng những sách và phim này không phải là bom tấn, vì sao ông Obama lại nhận được nhiều tiền đến vậy? Hay đó chỉ là một sự hợp thức hóa để hậu tạ cho những gì ông đã làm khi đang tại vị?

Trong khi đó, số tài sản của tổng thống Trump giảm quá nửa. Năm 2015, ước tính tải sản của ông có 4,5 tỷ đô la. Wikipedia tiết lộ tài sản ông là 8,5 tỷ đô. Nhưng theo Forbes thì ông chỉ còn 2,1 tỷ đô tính đến năm 2020.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ôm lá cờ Hoa Kỳ khi ông phát biểu tại Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ (CPAC) hàng năm ở National Habor, Maryland, vào ngày 2 tháng 3 năm 2019. (Ảnh NICHOLAS KAMM / AFP / Getty Images)

Ông được xem là một tay ngang làm chính trị, ông không rượu bia cũng chẳng thuốc lá. Thậm chí ông còn thích những món ăn nhanh như hamburger, bánh mỳ kẹp để tiết kiệm thời gian. Đến cả tiếp khách tại Nhà Trắng cũng nhiều lần mời hamburger cho tối giản.

Vậy nhưng một trong những mục tiêu khi làm tổng thống Hoa Kỳ của ông lại là “Tát cạn đầm lầy” Washington, đưa những kẻ lợi dụng quyền thế làm cho nước Mỹ suy yếu trong những năm qua ra ánh sáng công lý. Điều đó động chạm đến quyền lợi của một số lượng lớn các chính trị gia và hiệp hội.

Cùng với việc ông tuyên bố hết lòng vì Chúa, bảo vệ sự sống và các giá trị truyền thống, bác bỏ chủ nghĩa xã hội… đã làm nảy sinh lòng căm thù của những nhóm người được gọi là “tự do” và “cấp tiến”.

Thậm chí, ngay cả với truyền thông dòng chính vốn được xem như Đệ tứ quyền lực tại Mỹ, thì ông chẳng ngại ngần gì mà vạch mặt những kẻ chuyên dựng chuyện fake news.

Kết quả là, lực lượng thiên tả trong các lĩnh vực chính trị, kinh doanh, truyền thông và tư nhân của Mỹ đã kết hợp lại để soi mói tấn công ông không thương tiếc trong suốt 4 năm qua cho đến tận giờ này.

Kỳ thực xưa nay 2 đảng chính của Mỹ là Cộng hòa và Dân chủ vẫn luân phiên lên nắm quyền, mọi sách lược có thể ít nhiều thoả hiệp giữa 2 phe. Nhưng đến thời tổng thống Trump, cách thức điều hành của ông xoay quanh việc bảo vệ các giá trị làm nên nước Mỹ, bảo vệ Hiến pháp và truyền thống. Ông nỗ lực thu hẹp chính phủ, cắt giảm thuế, mang sản xuất về trong nước… mà điều này không được các nhóm lợi ích ủng hộ.

Và điều này không chỉ giới hạn nội tại nước Mỹ… 

Bởi lẽ trong bối cảnh toàn cầu hoá đã hình thành các nhóm lợi ích đa quốc gia, đặc biệt là liên quan đến Trung Quốc.

Theo một chuyên gia phân tích, hiện tại lực lượng phản đối ông Trump đã lần lượt lộ mặt, ngoài Đảng Dân chủ, còn bao gồm các công ty công nghệ hàng đầu, truyền thông chủ lưu và phố Wall. Tuy nhiên, những người phản đối ông Trump tái nhiệm kịch liệt nhất chính là những gã khổng lồ công nghệ ở thung lũng Silicon. Những công ty này có tiền và có năng lực, lại làm phân tích dữ liệu lớn bằng trí tuệ nhân tạo, biết được làm thế nào để vận dụng mạng xã hội để thay đổi tư duy của con người.

Những gã khổng lồ công nghệ Mỹ có mối quan hệ làm ăn qua lại với Đảng cộng sản Trung Quốc. Họ dùng tiền chuyển từ Trung Quốc ra để đầu tư vào đây. Chính quyền Trung Quốc cũng lợi dụng chính sách của Hoa Kỳ và tư tưởng hám lợi của nhiều đại gia Mỹ mà cài cắm vào đó một mạng lưới gián điệp, để bòn rút trí tuệ và thao túng nước Mỹ một cách bài bản.

Tuy nhiên, điều tổng thống Trump khiến các nhóm lợi ích tức giận, đó là việc ông liên tục đưa ra các chính sách trừng phạt cứng rắn đối với ĐCSTQ, chẳng hạn như chiến tranh thương mại, truy quét gián điệp công nghệ, bao vây Huawei, điều tra các tổ chức truyền thông của ĐCSTQ ở Mỹ, đóng cửa Tổng lãnh sự quán của ĐCSTQ ở Houston và đóng cửa các Viện Khổng Tử…

Mặt khác, tổng thống Trump tích cực bảo vệ quyền tự do của người dân Trung Quốc, ông đã ký “Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông” để xử phạt các quan chức ở Trung Quốc và Hồng Kông đã vi phạm nhân quyền, đồng thời lên án ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công, Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ…

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trong một cuộc vận động tranh cử tại Sân bay Quốc tế Erie ở Erie, Pennsylvania, ngày 20 tháng 10 năm 2020. (Ảnh SAUL LOEB / AFP / Getty Images)

Dưới sự lãnh đạo của Mỹ mà đứng đầu là ông Trump, một liên minh chống ĐCSTQ đã dần hình thành, và ngày càng nhiều nước dám “nói không” với ĐCSTQ. Nếu việc này tiếp diễn, nó sẽ nhanh chóng thay đổi cục diện chính trị thế giới.

Theo một số chuyên gia, sách lược của ông Trump đúng đắn nhưng gặp nhiều trở ngại, một phần vì mạng lưới gián điệp Trung Quốc đã đan xen vào quá sâu trong nội bộ nước Mỹ. Nhiều quan chức và chính trị gia Mỹ đã bị kiểm soát chặt chẽ, mà ví dụ rõ rệt nhất gần đây là vụ bom tấn gia đình Biden.

Ngày 7/7/2020, Giám đốc Cục Điều tra Liên bang – ông Christopher Wray cho biết, để đẩy lùi chiến dịch sâu rộng do Bắc Kinh tổ chức nhằm đánh cắp tài sản trí tuệ và gây ảnh hưởng tới các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ, cứ sau 10 giờ đồng hồ, Cơ quan này lại mở một cuộc điều tra phản gián mới liên quan đến Trung Quốc.

Song song với việc đánh cắp tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ, mạng lưới gián điệp Trung Quốc cũng đánh cắp luôn tinh thần chính nghĩa và đạo đức của giới tinh hoa Mỹ. Điều này khiến một số chính trị gia (cùng với các thế lực chống lưng phía sau) thà để người dân Mỹ chịu cảnh bạo loạn chứ nhất quyết chấp nhận sự hỗ trợ từ chính quyền liên bang để lập lại trật tự. Ông William Barr, Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ đã cảnh báo điều này hôm 21/9. Bộ Tư pháp (DOJ) cho biết các quan chức ở New York City, Seattle và Portland của bang Oregon đã cho phép bạo lực và phá hoại tài sản cũng như không thực hiện các biện pháp để chống lại các hoạt động tội phạm mượn danh phân biệt chủng tộc trong phong trào BLM – Người da đen đáng sống.

Kỳ thực, các thị trưởng nói trên đều thuộc Đảng Dân Chủ, và họ muốn tạo dựng hình ảnh một đất nước Hoa Kỳ hỗn loạn dưới thời ông Trump, khiến ông mất đi điểm ủng hộ. Và khi Chính phủ của Tổng thống Trump đối phó với dịch bệnh, hay các vấn đề xã hội khác, thì cũng gặp tình trạng tương tự, cốt để hạ uy tín của ông, và kiếm thêm phiếu bầu cho phía Dân chủ.

Và tất nhiên, khi 2 phái Cộng hoà – Dân Chủ mải đối phó với nhau trong hỗn loạn, thì liệu chính quyền Trung Quốc sẽ chỉ ngồi im quan sát? Hay sẽ thừa cơ len thêm sâu vào trong lòng nước Mỹ, đồng thời tranh thủ kéo thêm bè, nhằm chiếm vị trí độc tôn trên trường quốc tế? Đúng là, tọa sơn quan hổ đấu!

Tất nhiên Bầu cử Mỹ 2020 giờ đây đã là một hình thế tác động đến toàn cầu, không thể chỉ trong một vài trang ngắn ngủi mà nói cho hết ý. Thêm vào đó, hẳn còn có những điều thuộc diện bí mật trong những bí mật không thể biết hết.

Nhưng dù thế nào đi nữa, có lẽ cũng không sai khi có ý kiến cho xét rằng, đây chính là một lần đại chiến chính tà, việc ai đó lựa chọn bên nào cũng là phản ánh giá trị nội tâm và thiên hướng đạo đức của người đó.

Cuộc chiến pháp lý dự kiến sẽ không sớm kết thúc, và thế nhân sẽ sớm thấy được các bằng chứng về sự gian lận trong cuộc đại tuyển này.

VIDEO - SỰ SỤP ĐỔ CỦA THẾ LỰC NGẦM VÀ VAI TRÒ VĨ ĐẠI CỦA TỔNG THỐNG TRUMP

Xem đầy đủ các phần tại đây

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP