Vì sao không có cây cầu nào dám bắc qua sông Amazon?

Vì sao không có cây cầu nào dám bắc qua sông Amazon?

Vì sao không có cây cầu nào dám bắc qua sông Amazon?

Vì sao không có cây cầu nào dám bắc qua sông Amazon?

Vì sao không có cây cầu nào dám bắc qua sông Amazon?
Vì sao không có cây cầu nào dám bắc qua sông Amazon?
Thứ bảy, 28-12-2024 15:49, (GMT+07:00)
Vì sao không có cây cầu nào dám bắc qua sông Amazon?
31-05-2022 15:23

Dù dòng Amazon trải dài từ dãy Andes tới Đại Tây Dương qua nhiều quốc gia Nam Mỹ, thế nhưng, điều khiến con sông này đáng nhớ hơn cả là không có một cây cầu nào bắc qua.

 

Nằm ở Nam Mỹ, sông Amazon là một trong những dòng sông dài nhất thế giới.

Amazon là con sông lớn nhất thế giới

Sông Amazon là con sông lớn nhất thế giới với lưu lượng trung bình khoảng 219.000m3/s. Đồng thời sông Amazon cũng là con sông có diện tích thoát nước lớn nhất và nhiều phụ lưu nhất thế giới, chỉ sau sông Nile một chút về độ dài, và là con sông dài thứ 2 thế giới.

Sông Amazon chứa nhiều nước ngọt hơn bất kỳ con sông nào, là nơi sinh sống của cá heo sông lớn nhất thế giới và hệ động thực vật đa dạng.

Việc không có cầu bắc qua sông Amazon đã gây ra nhiều khó khăn cho các nhà thám hiểm cũng những ai muốn đi qua từ đầu này sang bờ kia. Điều này khá bất thường vì ngay cả những con sông nhỏ cũng có cầu bắc qua.

Hay với sông Nile dài nhất thế giới, chỉ tính riêng khu vực sông Nile chảy qua Cairo, Ai Cập cũng có đến 9 cây cầu bắc qua, hoặc sông Danube ở Châu Âu chỉ dài bằng 1/3 sông Amazon nhưng có đến 133 cây cầu bắc qua.

Vậy nguyên nhân gì dẫn đến việc không có bất kỳ cây cầu nào bắc qua sông Amazon? Có những khó khăn cơ bản nào khi xây dựng cầu trong khu rừng nhiệt đới, những vùng đất ngập nước rộng lớn và lớp cỏ rậm rạp sâu, dày không? Có rào cản tài chính không?

Từ lâu, con người đã biết cách sử dụng nguồn nước sông, tuy nhiên, điều kỳ lạ là sông Amazon lại giống như một con quái thú khó thuần phục, cứ vài năm lại “gây rối”, chính vì vậy mà con người ngày nay chưa thể xây được một cây cầu bắc qua sông Amazon, vậy điều gì đang xảy ra?

Sông Amazon nằm trong vùng khí hậu rừng mưa nhiệt đới, khí hậu rừng mưa nhiệt đới đặc trưng bởi nhiệt độ cao và mưa quanh năm, lượng mưa hàng năm lên tới hơn 2000mm.

Không chỉ lượng mưa nhiều, sông Amazon còn có 15.000 phụ lưu, và nước từ các phụ lưu sẽ tiếp tục bơm vào sông Amazon. Tuy nhiên, các phụ lưu không chỉ mang theo nước sông mà còn có rất nhiều phù sa, khi phù sa cuốn theo lũ sẽ khiến sông Amazon mất kiểm soát, không chỉ khiến mực nước dâng cao, chiều rộng sông mở rộng và đôi khi xảy ra chuyển dòng.

 

Sông Amazon là con sông lớn nhất thế giới

 

Đối với những người dân sống ở hai bên sông Amazon, lũ lụt và chuyển hướng dòng sông thường xuyên xảy ra, và hai sự kiện này cũng ảnh hưởng sâu sắc đến nền nông nghiệp của họ. Các dòng sông ngập sẽ mang theo phù sa giàu chất dinh dưỡng, khi lũ rút đi, người dân địa phương sẽ trồng hoa màu trong phù sa, phù sa tương đương với phân bón tự nhiên giúp cây trồng của họ có năng suất cao hơn.

Sự chuyển hướng của sông khiến người dân phải di chuyển thường xuyên. Để đối phó với sự chuyển hướng thường xuyên của sông Amazon, người dân địa phương sẽ xây dựng một loại công trình nhà ở đặc biệt: cố định nhà trên những thanh gỗ dài, và họ sống trên lũ lụt.

Việc sông Amazon thường xuyên chuyển dòng và lũ lụt không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân địa phương mà còn khiến người dân không thể xây cầu ở đây, bởi một khi dòng sông bị chuyển hướng, cây cầu sẽ không còn tác dụng gì nữa. Những điều như vậy đã từng xảy ra ở Honduras.

Cầu Choluteca.


Cầu Choluteca.

Honduras đã từng chi rất nhiều tiền để xây dựng cầu Choluteca, thiết kế cây cầu được xem là kỳ quan công nghệ. Nó vẫn đứng vững trước sức tấn công của bão Mitch năm 1998. Thế nhưng, trận bão lại biến nó trở thành cây cầu vô dụng nhất thế giới. Bão Mitch thay đổi dòng chảy của sông Choluteca, khiến dòng sông không còn chảy dưới chân cầu như xưa. Kể từ đó, cây cầu dường như bị cô lập, không có đường đến cũng không có đường ra và không bắc qua con sông cần bắc.

Có thể tưởng tượng rằng nếu một cây cầu như vậy được xây dựng trên sông Amazon, nó sẽ lặp lại số phận cây cầu Choluteca.

Trên thực tế, không chỉ sông Amazon dễ xảy ra thảm họa lũ lụt và sự cố chuyển dòng, mà nhiều con sông trên thế giới cũng như vậy, ví dụ như sông Hoàng Hà của Trung Quốc cũng đã trải qua nhiều sự cố chuyển dòng và gây tác động lớn đến người dân hai bên sông.

Trong khi những con sông khác được con người "thuần hóa" thì sông Amazon vẫn là một con thú hoang là do lưu lượng của sông Amazon thực sự quá lớn, với tốc độ dòng chảy là 219.000 mét khối/giây, mạnh hơn gấp nhiều lần bất kỳ con sông nào trên thế giới.

Cùng với địa hình bằng phẳng của sông Amazon, khó có thể xây dựng các hồ chứa lớn để chặn đỉnh lũ, do đó, một khi lượng mưa cục bộ nhiều, nước sông Amazon sẽ mất kiểm soát và đổ thẳng xuống hạ lưu.

Thêm vào đó, hai bên bờ sông Amazon có ít người sinh sống, môi trường còn tương đối thô sơ, việc đi lại của họ phụ thuộc nhiều hơn vào tàu bè nên việc xây cầu không có nhiều tác dụng. Hơn nữa, lưu vực sông Amazon được bao phủ dày đặc bởi các nhánh sông nhỏ, và chỉ một cây cầu không thể giải quyết vấn đề đi lại.

Quan trọng hơn, nền kinh tế địa phương không đủ mạnh để thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn, dẫn đến thực tế là mặc dù sông Amazon chứa nguồn năng lượng khổng lồ nhưng người dân địa phương rất khó sử dụng.

Hai bên bờ sông Amazon rất phong phú về tài nguyên động thực vật, trong đó có nhiều loài động vật quý hiếm và sinh vật độc đáo, thu hút nhiều nhà thám hiểm từ khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, dọc theo sông Amazon, có một câu nói: "Mọi động vật ở đây đều muốn giết bạn, và chúng đều có khả năng giết bạn". Do nguồn nước sông Amazon phong phú và mực nước sông thấp nên những loài thủy quái hung tợn có thể ẩn mình trong dòng nước, nếu sơ ý đột nhập vào lãnh thổ của chúng, bạn có thể bị chúng tấn công.

Xem thêm: Giải Trí Đến Chết - Lời Dự Ngôn Đáng Suy Ngẫm Dành Cho Nhân Loại - Ngẫm Radio

 

Theo khoahoctv

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP