Vì sao Đường Tăng nói: ‘Thân người khó được, Trung thổ khó sinh, Chính Pháp khó gặp’?

Vì sao Đường Tăng nói: ‘Thân người khó được, Trung thổ khó sinh, Chính Pháp khó gặp’?

Vì sao Đường Tăng nói: ‘Thân người khó được, Trung thổ khó sinh, Chính Pháp khó gặp’?

Vì sao Đường Tăng nói: ‘Thân người khó được, Trung thổ khó sinh, Chính Pháp khó gặp’?

Vì sao Đường Tăng nói: ‘Thân người khó được, Trung thổ khó sinh, Chính Pháp khó gặp’?
Vì sao Đường Tăng nói: ‘Thân người khó được, Trung thổ khó sinh, Chính Pháp khó gặp’?
Chủ nhật, 29-12-2024 22:36, (GMT+07:00)
Vì sao Đường Tăng nói: ‘Thân người khó được, Trung thổ khó sinh, Chính Pháp khó gặp’?
25-07-2019 07:46

Tác phẩm Tây Du Ký kể về quá trình tu luyện của một người trên con đường viên mãn đắc Đạo, do đó cũng mang tầng tầng ý nghĩa, lớp lớp nội hàm. Thậm chí một cái tên, một địa danh, hay một tình tiết nhỏ trong truyện đều mang ngụ ý rất thâm sâu.

1Tây Du Ký kể về quá trình tu luyện của một người trên con đường viên mãn đắc Đạo, do đó cũng mang tầng tầng ý nghĩa, lớp lớp nội hàm. (Ảnh: Phamkhoi)

Hồi thứ 64 kể rằng, Đường Tăng cuốn theo làn gió âm lạc vào am Mộc Tiên và gặp gỡ bốn vị lão nhân. Tại đây, Tam Tạng đã cùng họ đàm đạo, thưởng trà, ngâm thơ, trong đó có một câu nói đã trở thành kinh điển, hàm chứa nhiều huyền cơ.

Câu nói ấy là gì? Hãy cùng xem lại đoạn hội thoại giữa Tam Tạng và bốn vị lão nhân:

Bốn ông già đều ngợi khen nói: “Thánh tăng ngay từ lúc lọt lòng mẹ đã theo Phật giáo, tu hành từ nhỏ nên quả là một bậc thượng tăng đắc đạo chân chính. Chúng tôi may mắn được gặp tôn nhan, thỉnh cầu đại giáo, mong được chỉ bảo cho một hai điều về Thiền pháp, thỏa nỗi ước mong”.

Tam Tạng nghe nói như vậy, điềm nhiên thẳng thắn trả lời các vị lão nhân rằng: “Thiền tức là tĩnh, Pháp tức là qua. Qua với cái tĩnh, không giác ngộ thì không thành. Ngộ tức là rửa lòng, giũ lo, xa trần thoát tục. Than ôi, thân người khó được, Trung thổ khó sinh, Chính Pháp khó gặp. Trọn vẹn cả ba điều ấy thì may mắn nào bằng”.

Nếu theo lời Đường Tam Tạng, thì may mắn lớn nhất của sinh mệnh, then chốt nằm ở ba điều: Đắc được thân người, sinh ở Trung thổ, gặp được Chính Pháp.

Điều thứ nhất và thứ ba, theo cách nhìn của Phật gia thì hoàn toàn có thể lý giải. Nhưng còn điều thứ hai, vì sao là ‘sinh ra ở Trung thổ’? Chắc chắn không thể suy đoán nông cạn rằng, vì đó là quê hương của Đường Tăng nên ông mới “thiên vị” mảnh đất này đến thế?!

Chúng ta biết, Ấn Độ cổ là quê hương của Đức Phật Thích Ca, cả bốn thánh địa linh thiêng của Phật giáo đều nằm ở nơi này, gồm có Bồ Đề Đạo Tràng (nơi Đức Phật giác ngộ), Lâm Tì Ni (nơi Đức Phật đản sanh), vườn Lộc Uyển (nơi Đức Phật lần đầu thuyết Pháp), và Câu Thi Na (nơi Đức Phật nhập niết bàn). Bản thân Đường Tăng cũng phải ròng rã lặn lội sang Tây Thiên mới thỉnh được chân kinh. Vậy cớ gì thác sinh ở Trung thổ, chứ không phải Tây Thiên đất Phật, lại là diễm phúc của đời người?

“Trung Thổ” – miền đất ở phương Đông

Trong lịch sử Phật giáo, Bồ Đề Đạt Ma tổ sư của phái Thiền tông Trung Quốc vốn là cao tăng nước Thiên Trúc. Vì sao ông lại đến Trung Hoa truyền Pháp? Ấy là bởi khẩu dụ của Tổ Bát Nhã Đa La:“Vùng Trung Quốc Đông Thổ ấy là một nơi đặc biệt, con hãy truyền Pháp về phương Đông!”

Lại nói, trước khi Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn, Ngài đã căn dặn đại đệ tử Ca Diếp của mình rằng:

“Ta nay đã già yếu và đã ngoài 80 tuổi (…) Đại Ca-diếp hãy khoan nhập Bát-niết-bàn, ông hãy đợi đến khi Đức Di-lặc xuất hiện ở thế gian” — (trích Kinh Di Lặc hạ sanh).

Và quả vậy, đại đệ tử Ca Diếp của Đức Phật Thích Ca đã y theo lời dặn, ông phát nguyện: “Nguyện thân ta không bị hư hoại, sau khi Đức Di Lặc thành Phật, thân cốt này sẽ vẫn tồn tại, từ nhân duyên đó độ hóa chúng sanh”. Nói rồi, ông bước vào trong tảng đá trên đỉnh Kê Túc như bước vào bùn mềm. Tới nay đã qua hơn 2500 năm rồi, ông vẫn ngồi tọa thiền ở đó chờ Phật Di Lặc giáng sinh.

 

2Nếu như có thể có được thân người, gặp được Chính Pháp, hạ sinh nơi đất lành Chân Phật hạ thế vậy còn gì quý giá hơn. (Ảnh: Vietdailytour)

Kê Túc Sơn nằm ở đâu? Tương truyền là ở Vân Nam, Trung Quốc, tức là Trung thổ. Còn Phật Di Lặc cũng là vị Phật đến từ phương Đông, được gọi là “Đông Lai Phật Tổ” – trong Tây Du Ký hồi thứ 66 cũng chỉ rõ điều này.

Vậy nếu Đức Di Lặc sẽ đến nhân gian, thì Phật Pháp mà Ngài truyền giảng có gì khác với Phật giáo của Đức Thích Ca? Trong Di lặc thượng sinh kinh viết rằng: “Ngã quốc thổ thổ, nhữ quốc thổ kim; ngã quốc thổ khổ, nhữ quốc thổ nhạc”. Ý nghĩa là, nếu Thích Ca Mâu Ni độ là chúng sinh, thì quốc thổ của Ngài chính là đất; còn Phật Di Lặc độ lại chính là các vương của Phật giới, quốc thổ của Ngài chính là vàng. Thích Ca Mâu Ni lấy “vàng” và “đất” để tỷ dụ cho sự quảng đại của Phật Pháp mà Phật Di Lặc truyền trong tương lai.

Không chỉ dự ngôn của Đức Phật Thích Ca, mà hầu hết các lời tiên tri Đông Tây kim cổ đều cùng kể về một thời kỳ đặc thù của nhân loại: Khi Pháp mạt, thế tận, sẽ có một vị Giác Giả hạ thế độ nhân. Người phương Đông gọi Ngài là “Di Lặc vị lai Phật”, người phương Tây gọi Ngài là “Cứu Thế Chủ”, Kinh Thánh – Khải Huyền gọi Ngài là “Vua của các vua, Chúa của các chúa” (King of kings, Lord of lords). Và vị Giác Giả ấy là hy vọng của nhân loại – Ngài đến từ phương Đông.

Vị Thánh giả đến từ phương Đông

Một trong các dự ngôn nổi tiếng nhất là Thiêu Bích Ca của Lưu Bá Ôn đời Minh. Có một đoạn cố sự kể rằng:

Một ngày nọ, khi Chu Nguyên Chương đang ăn bánh nướng, ông vừa đưa bánh lên miệng thì có người tới báo: “Quốc sư Lưu Cơ xin yết kiến”. Vậy là Chu Nguyên Chương đành bỏ cái bánh nướng đang ăn dở vào bát. Vua tôi hành lễ xong xuôi, Chu Nguyên Chương hỏi đùa: “Ông biết có gì trong bát của ta không?”.

Lưu Bá Ôn bấm tay một hồi rồi nói: “Nửa tựa mặt trời nửa mặt trăng, từng bị Kim Long cắn một miếng, là cái bánh nướng!”. Thế là sau đó, Chu Nguyên Chương bèn để Lưu Bá Ôn dự đoán khí số triều Minh. Lưu Bá Ôn khi ấy không thể thoái thác, vậy mới có đoạn vấn đáp nổi tiếng giữa vua-tôi, đó cũng là nguồn gốc của dự ngôn “Thiêu Bính Ca” (bài ca bánh nướng).

Hoàng Đế hỏi: “Cuối cùng ai sẽ truyền Đạo?”

Bá Ôn đáp: “Có thơ làm chứng rằng:

Không tướng tăng cũng chẳng tướng đạo, 
Đội mũ lông cừu nặng bốn lạng. 
Chân Phật không ở trong tự viện, 
Ngài là Di Lặc nguyên đầu giáo”.

Hoàng Đế hỏi: “Di Lặc hạ phàm tại nơi đâu?”

Bá Ôn đáp: “Xin nghe thần nói: Lúc Giáo chủ tương lai hạ phàm, ngài không ở tại Tể phủ giống quan viên, không ở tại Hoàng cung làm Thái Tử, cũng không xuất thân nơi miếu lý hoặc đạo quán, mà giáng sinh tại căn nhà cỏ của bách tính hàn vi, rải vàng khắp Yên Nam Triệu Bắc”.

Đoạn hội thoại trên đã hé mở về thân thế tại nhân gian của Phật Di Lặc: Ngài sẽ xuất sinh trong gian nhà cỏ như một thường dân, nhưng sẽ đi khắp bốn phương truyền giảng Phật Pháp.

Nhưng vì sao nói Phật Di Lặc chính là vị Thánh giả xuất sinh từ phương Đông? Trong một dự ngôn khác cũng của Lưu Bá Ôn, quyển 2 của cuốn sách tiên tri Thôi Bi Đồ, viết rằng:

“Lúc ấy Di Lặc Phật thấu hư đến Nam Hạp Phù Đề thế giới trung thiên tại Trung Quốc Kim Kê mục, phụng Ngọc Thanh thời niên kiếp tận, Long Hoa hội Hổ, Thỏ chi niên đáo trung thiên, nhận Mộc Tử vi tính”.

Là nói, Phật Di Lặc sẽ đến “Kim Kê mục” (mắt con gà vàng) ở Trung Quốc, lấy họ là Mộc Tử (木子). Kim Kê mục ấy là ở nơi nào? Bất cứ lời tiên tri nào cũng mượn lời ẩn ý để tiết lộ thiên cơ. Mặc dầu vậy, “Thôi Bi Đồ” đã minh xác chỉ ra rằng, đó chính là một vùng đất ở Trung Hoa.

3Bản đồ Trung Quốc tựa một con gà lớn, theo dự ngôn của Thôi Bí Đồ, mắt Kim Kê phải chăng nằm ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. (Ảnh: Wikipedia)

Di Lặc xuất thế nào ai hay?

Các nhà tiên tri, các bậc Thánh giả phải chăng đã quá ưu ái khi nói về Trung Hoa? Nếu nhìn vào hiện thực, sẽ thấy Trung Quốc ngày nay không còn là Trung Hoa thuở xưa ấy. Nơi từng là mảnh đất lễ nghi, hội tụ cả Nho – Phật – Đạo, nơi xuất sinh những bậc Thánh tăng, Chân Nhân, Đạo sĩ… nay chỉ còn lại cái hủ hóa của lòng người, cái bại hoại của nhân luân.

Đến Trung Quốc ngày nay, người ta chỉ thấy những kèn cựa đấu đá, những tranh giành quyền lực, những giả dối lừa lọc, những tham ô hủ bại… Giữa mênh mang biển người ấy, làm sao có thể tìm được vị Thánh giả “Không tướng tăng cũng chẳng tướng đạo, Đội mũ lông cừu nặng bốn lạng” đây?

Cách Am Di Lục là cuốn sách tiên tri cổ xưa của Hàn Quốc. Tương truyền, ngài Nam Sư Cổ từng được vị Thần nhân tại núi Kim Cương khẩu thuật mà viết nên cuốn sách này. Trong dự ngôn về Phật Di Lặc, cuốn sách viết rằng:

“A Di Đà Phật nhậm đạo tăng,
Mạt thế cựu nhiễm mất chân Đạo.
Niệm Phật tụng nhiều ngày vô dụng,
Di Lặc xuất thế nào ai hay”

Chân Pháp, chân Đạo đã mất đi rồi, nên con người có tụng niệm Phật hiệu nhiều bao nhiêu thì cũng đều vô dụng. Giữa cái rối ren của thời đại, Đức Di Lặc đã hạ thế rồi, nhưng nào ai hay!

Còn nhớ, khi Lão Tử rời bỏ thế tục, lòng người mê lạc, chỉ có Doãn Hỷ mới nhận ra bậc Chân Nhân. Khi Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, Bà La Môn giáo đã phỉ báng và bịa đặt lời dối trá về Ngài, chỉ có các đệ tử chân tu là vẫn một lòng tín Phật. Khi Chúa Jesus còn trên cõi thế gian, người ta đã mỉa mai rồi đóng đinh Ngài lên cây thập tự. Các bậc Giác Giả hạ thế độ nhân, con người thế gian mấy ai hiểu được?

Những tín đồ Cơ Đốc giáo vẫn đang đợi Chúa Jesus giáng thế, nhưng nếu Ngài đứng trước mặt thì ai có thể nhận ra Ngài? Và nếu như Đức Thích Ca Mâu Ni đến thế gian trong dáng vẻ một con người, liệu có ai sẽ tin rằng Ngài là vị Phật mà họ hằng tôn kính? Bởi vì bất kể Giác Giả nào đến trần gian cũng đều mượn thân xác phàm mà cứu độ thế nhân, cho nên mới giảng về “ngộ”.

Cho nên khi Phật Di Lặc giáng trần, thế nhân nào ai hay?

Theo ĐKN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP