Đầu tiên chúng ta hãy nghe về một câu chuyện xảy ra hơn 60 năm về trước. Kể rằng từ sau khi Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đến Bắc Kinh năm 1949 liền đập phá tường thành với quy mô lớn. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ, ĐCSTQ còn có ý đồ muốn đào bới hết toàn bộ lăng mộ đế vương ở đó.

Người khai quật lăng mộ Hoàng đế phải chịu báo ứng thảm

Đầu tiên, người ta nhắm vào Trường lăng của Minh Thành Tổ – Vĩnh Lạc đại đế thời nhà Minh. Cuối năm 1955, Bắc Kinh thành lập một “Hội ủy viên khai quật Trường Lăng”, người đứng đầu là Ngô Hàm, phó thị trưởng của Bắc Kinh lúc đó, cũng là chuyên gia nghiên cứu lịch sử nhà Minh. Nhưng quy mô của Trường lăng quá lớn, vốn dĩ không ai có thể biết được giới hạn vị trị các ngôi mộ của Trường lăng. Không còn cách nào khác, họ đành phải chuyển mục tiêu sang Định lăng của Minh Thần Tông – hoàng đế Vạn Lịch.

Định Lăng của hoàng đế Vạn Lịch (ảnh: Charlie fong / Wiki, CC BY-SA 4.0).

Do khoảng cách niên đại tương đối gần nên quy mô của Định lăng cũng nhỏ hơn rất nhiều, việc đào bới thuận lợi hơn rất nhiều. Chỉ trong một thời gian ngắn, các công nhân viên đã phát hiện ra mộ đạo và “tường kim cang” của Định lăng, sau đó liền tìm được lối vào của địa cung, bắt đầu khai quật địa cung chìm trong giấc ngủ hơn 300 năm này. Nhưng song song với việc khai quật Định lăng là hàng loạt báo ứng liên tiếp diễn ra. Vào hôm bắt đầu khai quật, trên bầu trời sấm chớp liên hồi, những tượng thú bằng đá canh giữ lăng mộ trải qua mấy trăm năm đều còn nguyên vẹn, nhưng ngay vào lúc đó lại bị sét đánh vỡ mất một con. Ngoài ra, hai người canh giữ lăng mộ ngay trong đêm hôm đó cũng bị sét đánh chết.

 

Tổ tiên nhiều đời của hai người canh giữ lăng mộ đều sống bằng nghề này. Triều đình phân phát đất đai cho họ, miễn thuế, miễn lao dịch và đi lính cho họ, thậm chí còn trả lương cho họ. Người giữ lăng mộ còn gọi là lăng hộ, mỗi một lăng mộ đều có từ mấy chục đến mấy trăm lăng hộ. Nhiệm vụ của lăng hộ là bảo vệ lăng mô, quét dọn và xây mộ… Nơi họ sống đều gọi là thôn hoặc vệ gì đó. Ví dụ như thôn Trường Lăng ở gần Trường lăng, thôn Hiến Lăng ở gần Hiến lăng đều là thôn của những người canh giữ lăng mộ. Còn Hiếu lăng của vua Minh Thái Tổ – Chu Nguyên Chương ở Nam Kinh, thôn của người giữ lăng mộ gọi là vệ Hiếu Lăng.

Minh Thập Tam Lăng là quần thể 13 lăng của hoàng gia nhà Minh. Vào thời nhà Thanh, nơi đây cũng từng được giữ gìn và tu sửa cẩn thận. Hàng năm triều đình nhà Thanh đều bỏ ra một số tiền lớn cho việc quản lý Thập Tam Lăng, những điều này đều được ghi chép chi tiết trong sử sách. Thậm chí là đến năm cuối cùng của Mãn Thanh, nhà Thanh đã rơi vào cảnh trong ngoài rối ren, đối mặt với nguy cơ sụp đổ rồi nhưng từ hình ảnh chụp tại thời điểm đó có thể thấy được vẫn có người canh giữ lăng mộ đang quản lý Thập Tam Lăng. Chứng tỏ những người canh giữ lăng mộ lúc đó vẫn làm tròn trách nhiệm bảo vệ. Nhưng một khi lăng mộ bị khai quật có nghĩa là người canh giữ lăng mộ đã không làm tròn chức trách bảo vệ Hoàng đế, tất nhiên là sẽ bị ông trời trừng phạt.

Người canh giữ lăng mộ Minh Thập Tam Lăng (ảnh do mục văn hóa xưa nay của Tân Đường Nhân cung cấp).

Sau khi khai quật địa cung, quan tài của Hoàng đế Vạn Lịch đã bị hư tổn nghiêm trọng, lãnh đạo yêu cầu đem vứt bỏ. Ngay sau đó, một đôi vợ chồng già ở trong thôn đã nhặt được, rồi đem sửa thành quan tài để cho mình sử dụng. Kết quả chiếc quan tài này vừa sửa xong, đôi vợ chồng già đó liền mất mạng. Thật ra trong dân gian từ lâu đã truyền rằng, những vật dụng mà các hoàng đế sử dụng thì không được tùy tiện đụng vào. Bởi vì người thường vốn dĩ không có đủ phước đó để mà hưởng, nếu sử dụng là sẽ rước họa vào thân, không chừng còn mất luôn tính mạng của mình.

Tai họa liên tiếp xảy ra, những người tham gia đào bới lăng mộ không một ai may mắn thoát nạn. Ví dụ như Ngô Hàm, chuyên gia nghiên cứu lịch sử nhà Minh, cũng là người đưa ra quyết sách quan trọng khi khai quật Định lăng, đã tự sát trong tù. Người chỉ huy phụ trách công việc khai quật bị tai nạn máy bay, nhiếp ảnh gia treo cổ và các nhân viên kỹ sư phụ trách tiêu hủy hài cốt của Hoàng đế Vạn Lịch đa số đều mất mạng. Do việc khai quật Định lăng dẫn đến hàng loạt các vụ tai họa khiến cho những quan chức vô Thần trong ĐCSTQ cũng cảm thấy chuyện này rất hệ trọng. ĐCSTQ không thể không ra công văn, yêu cầu dừng tất cả công tác khai quật các lăng mộ hoàng đế. Ý đồ khai quật lăng tẩm hoàng gia của các triều đại hoàng đế với quy mô lớn của ĐCSTQ cũng chấm dứt từ đó.

Tích đức hành thiện nhận phúc báo

“Xưa nay âm đức được báo đáp, động niệm cần biết có quỷ thần”. Từ xưa đến nay tích đức làm việc tốt đều sẽ được nhận phúc báo, bởi vì trong trời đất bao la này con người chỉ cần nảy sinh một ý nghĩ thôi là quỷ, Thần đều biết hết. Thời xưa có rất nhiều câu chuyện minh chứng cho đạo lý này. Dưới đây là câu chuyện về Bùi Độ thời nhà Đường, minh chứng cho đạo lý làm việc tốt sẽ được báo đáp xứng đáng.

 

Tổ tiên nhiều đời của hai người canh giữ lăng mộ đều sống bằng nghề này. Triều đình phân phát đất đai cho họ, miễn thuế, miễn lao dịch và đi lính cho họ, thậm chí còn trả lương cho họ. Người giữ lăng mộ còn gọi là lăng hộ, mỗi một lăng mộ đều có từ mấy chục đến mấy trăm lăng hộ. Nhiệm vụ của lăng hộ là bảo vệ lăng mô, quét dọn và xây mộ… Nơi họ sống đều gọi là thôn hoặc vệ gì đó. Ví dụ như thôn Trường Lăng ở gần Trường lăng, thôn Hiến Lăng ở gần Hiến lăng đều là thôn của những người canh giữ lăng mộ. Còn Hiếu lăng của vua Minh Thái Tổ – Chu Nguyên Chương ở Nam Kinh, thôn của người giữ lăng mộ gọi là vệ Hiếu Lăng.

Tương truyền Bùi Độ từ nhỏ sống nghèo khổ, không có gì trong tay cả. Một hôm ông đi tìm một thầy tướng số để xem bói, hỏi về chuyện công danh. Thầy tướng số nói: “Trên mặt tiên sinh có đường rắn chạy vào miệng, trong vòng vài năm tới, chắc chắn sẽ chết đói ở ngoài mương”. Sau khi nói xong, thầy tướng số còn cương quyết không lấy một đồng nào. Bùi Độ nghe xong chỉ cảm thấy có chút chán nản, nhưng trong lòng vẫn rất thoải mái, cũng không để tâm những lời mà thầy tướng số đó nói.

Vài ngày sau, Bùi Độ đi đến một ngôi chùa dạo chơi, đột nhiên nhìn thấy trên bàn thờ trong đại điện lấp lánh ánh vàng. Bùi Độ đi tới đó nhìn xem là gì, thì ra là một sợi thắt lưng bằng ngọc được nạm vàng. Bùi Độ nghĩ chắc chắn là người nào đó đã bỏ quên trong lúc thay áo để lễ Phật, chắc chắn người đó sẽ vô cùng lo lắng, lát nữa sẽ quay lại tìm kiếm. Vì vậy ông liền cất giữ sợi thắt lưng rồi đứng chờ dưới hành lang. Mãi cho đến chiều tối, chỉ nhìn thấy một cô gái hốt hoảng chạy thẳng vào bàn thờ nhìn ngó xung quanh, không ngừng kêu than rồi quỳ sụp xuống đất than khóc.

Bùi Độ đem sợi thắt lưng nạm vàng ngọc mà ông nhặt được trả lại cho cô gái (ảnh minh họa: Theo NTD).

Thì ra cô gái đó muốn dùng sợi thắt lưng ngọc nạm vàng đáng giá ngàn vàng này đem đi cứu người cha bị kẻ khác hãm hại phải vào ngồi tù. Bùi Độ lấy sợi thắt lưng ra nói với cô gái rằng: “Cô nương không cần đau buồn, tôi nhặt được sợi thắt lưng này. Tôi ở đây chờ chủ nhân đến nhận lại, bây giờ tôi trả thắt lưng lại cho cô”. Cô gái đó vô cùng cảm kích muốn hỏi họ tên của Bùi Độ, để ngày sau báo đáp hậu hĩnh. Tuy nhiên Bùi Độ cho rằng trả lại đồ bị mất cho chủ nhân của nó vốn là chuyện hợp tình hợp lý, nên đã không trả lời, liền bỏ đi.

Vài ngày sau, Bùi Độ gặp lại ông thầy tướng số lần trước, thầy tướng số nhìn thấy Bùi Độ thì vô cùng kinh ngạc, liền hỏi có phải dạo này ông đã làm chuyện tốt gì không? Bùi Độ trả lời là không có. Thầy tướng số nói: “Tướng mặt của tiên sinh hôm nay so với hôm trước có sự khác biệt rất lớn. Đường âm đức của ngài hiện lên rất rõ, sau này chắc chắn sẽ làm một vị đại thần, phúc thọ song toàn đó!”. Lúc đó Bùi Độ không tin là thật nhưng về sau Bùi Độ quả nhiên là xuất chinh làm tướng soái, vào triều làm tể tướng. Ông phục vụ cho Hoàng đế bốn triều đại, được phong làm Tấn quốc công, hưởng thọ 73 tuổi.

Với tình cảnh khó khăn nghèo túng của Bùi Độ lúc đó, sợi thắt lưng bằng ngọc nạm vàng vô cùng giá trị đó có thể nói là một thử thách cực kỳ lớn mà ông trời muốn thử đạo đức và phẩm hạnh của Bùi Độ. Tuy nhiên Bùi Độ quả thật là một quân tử có tác phong chính trực, sau khi nhặt được dây ngọc, luôn nghĩ cho người khác, sau khi trả lại dây ngọc cho chủ nhân cũng không đòi bất cứ báo đáp gì, mà thản nhiên bỏ đi. Vận mệnh của Bùi Độ cũng vì có nghĩa cử cao quý này mà biến chuyển hoàn toàn. Câu nói “tướng do tâm sinh, mệnh do mình tạo” cũng chính là đạo lý này.

Từ xưa đạo Phật đã cho rằng quy luật nhân quả tồn tại một cách tự nhiên, không phải vì người ta không tin mà nó không hiệu nghiệm. Nghiệp là nhân, báo là quả, nhân và quả tương sinh qua lại với nhau, gọi là nhân quả báo ứng. Đại khái là trồng nhân lành sẽ được quả lành, trồng nhân dữ sẽ được quả dữ. Bạn chửi người, đánh người, hại người, ức hiếp người khác, những nghiệp lực này sẽ không tự nhiên mà biến mất, chúng sẽ được biểu hiện ra trong cuộc sống của bạn sau này bằng nhiều hình thức khác nhau, hoặc trong đời này, hoặc trong đời sau. Nhưng chắc chắn sẽ phải có lúc kết thúc. Cho nên mới nói thiện ác đến cuối cùng sẽ có báo ứng, chỉ là đến sớm hay đến muộn thôi!

Khi thời cơ đến, thiện ác tất cả đều có báo

Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu về câu chuyện “trồng nhân dữ được quả dữ” của danh tướng Lý Quảng vào thời Tây Hán ở Trung Quốc. Lý Quảng chiến công hiển hách, rất giỏi cưỡi ngựa bắn cung lại gan dạ hơn người. Ông chiến đấu với Hung Nô tổng cộng hơn 70 trận lớn nhỏ đều giành được chiến thắng, được phong là “Phi tướng quân”. Quân Hung Nô vì khiếp sợ ông nên trong rất nhiều năm đều không dám xâm phạm bờ cõi nhà Hán.

Vào thời Hán Văn Đế, khi Lý Quảng tuổi còn rất trẻ đã thảo phạt thành công quân Hung Nô lập được công lớn, được phong làm Võ kỵ thường thị. Đến thời Hán Vũ Đế, ông đảm nhận chức Thái thú. Ông được xem là trụ cột của nước nhà. Nhưng trong “Đằng Vương các tự” của đại thi hào Vương Bột thời nhà Đường lại có một câu: “Than ôi! Thời vận không đủ, mệnh lắm gian truân, Phùng Đường dễ già, Lý Quảng khó phong”.

 “Lý Quảng khó phong” là một câu thành ngữ, ý muốn nói tuy Lý Quảng có chiến công hiển hách, nắm giữ nhiều tướng sĩ trong tay, nhưng ông chỉ được làm một Thái thú, cả đời đều không được phong hầu. Trong khi rất nhiều binh lính bộ hạ của Lý Quảng đều liên tiếp được triều đình phong hầu, ngược lại địa vị còn cao hơn Lý Quảng.

 

 

Lý Quảng phẫn nộ cảm thấy bất bình liền đi tìm người giỏi xem tướng số là Vương Sóc để thỉnh giáo. Lý Quảng nói: “Ông xem tướng của tôi, có phải không thích hợp phong hầu không? Số tôi nên như vậy đúng không?”. Vương Sóc nói: “Tướng quân tự nghĩ lại xem, có từng làm chuyện gì hối tiếc trái với lương tâm không?”. Lý Quảng nói: “Tôi từng dụ dỗ lừa cho hơn 800 người Khương đầu hàng, kết quả lại giết chết hết bọn chúng, đến nay vẫn cảm thấy có lỗi với lương tâm, đây là chuyện tôi vô cùng hối hận”. Vương Sóc nói: “Không có lỗi nào lớn hơn việc giết người đã hàng, tướng quân giết những người đầu hàng, gieo trồng nhân dữ, cho nên không được phong hầu”.

Chuyện giết những người đầu hàng không chỉ khiến Lý Quảng không có hy vọng được phong hầu, mà còn gây ra họa sát thân cho ông. Có một lần Lý Quảng phụng lệnh đi tấn công Hung Nô, vì trong lúc hành quân bị đi lạc đường, làm lỡ thời cơ. Lại sợ quay về triều đình bị mọi người sỉ nhục, nên ông đã tự vẫn mà chết. Cháu trai của Lý Quảng là Lý Lăng vì thua trận nên bất đắc dĩ phải đầu hàng quân Hung Nô, kết quả bị triều đình tru di tam tộc, tức gia tộc của cha, gia tộc của mẹ, gia tộc của vợ, tổng cộng hơn một trăm người đều bị giết chết.

Từ câu chuyện này cho thấy, nếu tội ác quá lớn, báo ứng không phải chỉ xảy ra với bản thân mình, mà còn làm hại đến con cháu đời sau. Người xưa nói không sai: “Gia đình tích thiện nghiệp, con cháu có phước đức, gia đình tích ác nghiệp, con cháu gặp tai ương”.

Dân gian Trung Quốc xem việc thiện ác có báo ứng là thiên lý. Người dân Trung Quốc thường nói về nhân quả báo ứng như sau: “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, không phải không báo, thời cơ chưa đến, khi thời cơ đến tất cả đều báo”. Vậy thật ra có nhân quả báo ứng hay không? Bất luận là trong giới học thuật hay là trong dân gian thì vẫn còn rất nhiều người nửa tin nửa ngờ. Nhưng trong tuyên truyền bằng miệng và sách giáo khoa của truyền thông Trung Quốc đại lục thì lại đảo ngược tất cả định nghĩa trên, cho rằng đó là phong kiến và mê tín. Tuy nhiên trên mảnh đất Trung Hoa suốt mấy ngàn năm qua vẫn lưu truyền rất nhiều câu chuyện về nhân quả báo ứng, cho nên mọi người vẫn luôn duy trì sự tin tưởng về quan niệm truyền thống này.

Chân lý thiện ác có báo ứng thật chất là khuyến thiện, cảnh báo chúng ta rằng trên đầu ba thước có thần linh. Người đang làm, trời đang nhìn. Vì vậy người xưa thường nói con người sống trên đời, lúc nào cũng phải như đứng trên vực thẳm, như đạp trên mặt nước, mỗi ngày tự mình phản tỉnh, kiểm điểm những thiếu sót trong hành vi lời nói của mình để mà sửa đổi.

Theo Sound Of Hope
Châu Yến biên dịch

Theo ĐKN