Vì sao chỉ cần nghe tiếng chuông, lại có thể nhìn ra tu dưỡng của một người?

Vì sao chỉ cần nghe tiếng chuông, lại có thể nhìn ra tu dưỡng của một người?

Vì sao chỉ cần nghe tiếng chuông, lại có thể nhìn ra tu dưỡng của một người?

Vì sao chỉ cần nghe tiếng chuông, lại có thể nhìn ra tu dưỡng của một người?

Vì sao chỉ cần nghe tiếng chuông, lại có thể nhìn ra tu dưỡng của một người?
Vì sao chỉ cần nghe tiếng chuông, lại có thể nhìn ra tu dưỡng của một người?
Thứ ba, 14-01-2025 06:03, (GMT+07:00)
Vì sao chỉ cần nghe tiếng chuông, lại có thể nhìn ra tu dưỡng của một người?
09-09-2022 14:29

“Chuông” âm hán việt còn gọi là Chung, là một pháp khí quan trọng trong lễ nghi Phật giáo. Trong rất nhiều ngôi chùa cổ nổi tiếng, đều có những gác chuông cao lớn lộ rõ ra vẻ uy nghi và thanh tịnh. Gõ lên một tiếng, âm thanh vang lên mới trầm ấm và ngân vang êm dịu, khiến tâm trí người nghe cũng như được gột rửa vài phần.

Trong các chùa chiền Phật giáo, tiếng chuông thường được biết đến như một hiệu lệnh, báo hiệu các sư tăng đã tới giờ đến chính điện tụng kinh, học tập, hay để thức dậy, đi ngủ hoặc dùng cơm hằng ngày.

Âm thanh tiếng chuông vào buổi sáng sớm thường trước gấp gáp, sau khoan thai, cảnh tỉnh mọi người đêm dài đã qua, chớ có ngủ mãi, cần nắm chắc thời gian tu luyện. Còn tiếng chuông đêm thì trước khoan thai sau gấp gáp, nhắc nhở người tu luyện màn đêm đã tới, và xua tan những thứ xấu xa. 

Một ngày làm việc và nghỉ ngơi trong chùa đều bắt đầu bằng tiếng chuông mà kết thúc cũng bằng tiếng chuông. Có câu “Nói chuyện nghe giọng, chiêng trống nghe âm”, cùng một cái chuông nhưng người gõ chuông có tâm thái khác nhau thì tiếng chuông sinh ra cũng sẽ khác hẳn nhau.

Không đặt tâm đánh chuông, chuông kêu trống rỗng

Có một chú tiểu nọ nhận nhiệm vụ gõ chuông trong chùa, theo quy định hằng ngày vào lúc sáng sớm và mỗi khi chiều tà thì chú tiểu phải gõ một hồi chuông thật mạnh. 

khi mới bắt đầu công việc, chú tiểu gõ chuông khá nghiêm túc. Nhưng nửa năm trôi qua, chú tiểu dần cảm thấy công việc gõ chuông thật đơn điệu và nhàm chán. Do đó, cậu ta chỉ làm đại khái cốt cho xong việc. 

Một ngày nọ, vị sư trụ trì đột nhiên tuyên bố rằng, chú tiểu sẽ được chuyển xuống hậu viện để gánh nước, chặt củi, không cần cậu ta gõ chuông nữa. 

Chú tiểu cảm thấy rất kì lạ bèn hỏi sư trụ trì: “Thưa! không biết là tại con gõ chuông không đúng giờ, hay là gõ chuông không vang tiếng?”. 

Sư trụ trì nói với cậu ta: “Con gõ chuông rất vang, nhưng tiếng chuông trống rỗng, èo uột, bởi vì trong lòng con không thực sự hiểu ý nghĩa của việc gõ chuông, cũng không chú tâm làm việc ấy. 

Tiếng chuông không chỉ là thước đo cho công việc và nghỉ ngơi trong chùa, mà điều quan trọng nhất, ấy là thức tỉnh nhân tâm mê muội của chúng sinh. Do vậy, tiếng chuông không những cần vang dội, mà còn cần êm dịu, hùng hậu, sâu lắng và vang xa. 

Một người trong tâm không có chuông, thì cũng không đủ tâm kính Phật; nếu không đủ tâm thành kính, thì làm sao con có thể đảm đương nhiệm vụ gõ chuông được?”. 

Tiểu hòa thượng nghe xong, đỏ mặt vì xấu hổ, sau đó cậu ta dốc tâm tu luyện và cuối cùng trở thành một cao tăng nổi tiếng. 

Trọng chuông như Phật, tiếng chuông vang dội

Có một lão hòa thượng, một sớm mai thức dậy nghe thấy tiếng chuông chùa hôm nay sao du dương vang vọng, khiến ông không khỏi chú tâm lắng nghe cho đến khi âm thanh dứt hẳn. Sau đó, ông không cầm lòng được bèn hỏi: “Sáng sớm nay ai đã đánh chuông vậy?”.

Chú tiểu trả lời: “Đó là một hòa thượng mới xuất gia vừa đến đây”. 

Thế là lão hòa thượng hỏi tiểu hòa thượng mới tới: “Sáng sớm nay trong lúc gõ chuông, tâm trạng con thế nào?”.

Tiểu hòa thượng cũng không hiểu vì sao vị sư già lại hỏi vậy nên cậu ta trả lời: “Thưa con không có tâm tình gì cả, chỉ là gõ chuông thôi”. 

Lão hòa thượng hỏi: “Không phải vậy chứ? khi con gõ chuông nhất định có gì đó trong tâm trí. Bởi vì ta nghe thấy tiếng chuông hôm nay vô cùng cao quý và vang dội, chỉ những người có tấm lòng thành tâm hướng Phật mới tạo ra được tiếng chuông như vậy”. 

Tiểu hòa thượng suy nghĩ một hồi rồi nói: “Kỳ thực con không suy nghĩ gì khác. Khi con còn nhỏ chưa xuất gia, cha con luôn nhắc nhở rằng: ‘Trong khi con gõ chuông hãy nghĩ rằng chuông cũng chính là Phật, nhất định phải thành kính trai giới, tôn trọng chuông như tôn trọng Phật vậy, hãy giữ tâm như khi thiền định cùng với lòng thành kính lễ bái mà gõ chuông’”. 

Lão hòa thượng nghe xong vô cùng hài lòng, cứ nhắc nhở mãi: “Sau này khi xử lý việc gì, con nhất định đừng quên bảo trì một tâm thái giống như khi gõ chuông ngày hôm nay”.

Kỳ thực, đạo lý ấy không chỉ đúng đối với việc gõ chuông, mà khi làm bất kể điều gì, việc đặt toàn tâm toàn ý hướng vào nó cũng vô cùng trọng yếu. 

Vị hòa thượng đầu tiên vì sao lại bị bãi miễn vị trí gõ chuông? Bởi vì cậu ta coi việc gõ chuông chỉ là công việc bình thường tẻ nhạt, gõ chuông chỉ để cho xong việc, không coi việc gõ chuông như một việc tu luyện thần thánh, trong tâm không có lòng thành kính, không có trách nhiệm để dụng tâm mà làm, nên tiếng chuông âm thanh phát ra mới trống rỗng, yếu ớt. 

Vị hòa thượng thứ hai thì gõ chuông được tốt, bởi vì cậu ta hiểu được đạo lý “kính chuông như Phật”, trong tâm ngập tràn lòng thành kính với Phật, thì tự nhiên sẽ dụng tâm, có trách nhiệm, có thành tâm khi gõ chuông, vậy nên hiệu quả đương nhiên tốt. 

Tục ngữ có câu: “Có chí hay không, hãy xem việc nhóm bếp quét sân là rõ”, chỉ khi ta dụng tâm làm tốt việc nhỏ thì mới làm nên việc lớn. Điều đó cũng cho thấy đạo lý rằng: Chỉ có tâm niệm chân chính, thì việc làm mới có thể chân chính được.

Chúc Di (Theo Secret China)

Đăng theo Tinh Hoa

 
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP