Vì sao châu chấu từ Trung Quốc vào Việt Nam rồi lại bay về Trung Quốc?

Vì sao châu chấu từ Trung Quốc vào Việt Nam rồi lại bay về Trung Quốc?

Vì sao châu chấu từ Trung Quốc vào Việt Nam rồi lại bay về Trung Quốc?

Vì sao châu chấu từ Trung Quốc vào Việt Nam rồi lại bay về Trung Quốc?

Vì sao châu chấu từ Trung Quốc vào Việt Nam rồi lại bay về Trung Quốc?
Vì sao châu chấu từ Trung Quốc vào Việt Nam rồi lại bay về Trung Quốc?
Thứ năm, 02-01-2025 02:14, (GMT+07:00)
Vì sao châu chấu từ Trung Quốc vào Việt Nam rồi lại bay về Trung Quốc?
30-07-2020 09:22

Từ ngày 20-7, đàn châu chấu từ Trung Quốc sang Điện Biên, phá hoại gây thiệt hại cho khoảng 60ha, trong đó 40 ha tre nứa và 20 ha hoa màu. Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT nêu rõ: "Tuy nhiên, từ ngày 23-7 đến nay, không còn châu chấu do chúng bay trở lại Trung Quốc".

Tại sao có nạn châu chấu?

Đây quả là một hiện tượng lạ hiếm có, khó lý giải. Nếu như chúng ta biết các nước châu Phi và bán đảo Ả Rập đã bị nạn châu chấu phá hoại 400.000 ha cây trồng, dù họ đã cùng cả máy bay, drone phun thuốc diệt châu chấu vẫn phải chịu 'thúc thủ'. 

Nạn châu chấu 2003 - 2005 khiến Tổ chức Nông Lương thế giới FAO phải ra cảnh báo "ôn dịch" cấp độ một. Năm 2008 hoành hành ở khu vực châu thổ sông Hoàng Hà Trung Quốc, phá hoại 1,7 triệu mẫu cây trồng. Từ đầu năm 2020 đến nay, nạn châu chấu hoành hành ở châu Phi, Nam Á và nhiều nơi trên toàn thế giới. Thậm chí một số thành phố của Ấn Độ phải đặt trong tình trạng cảnh giới.

 

Thời cổ đại, lũ lụt, hạn hán và nạn châu chấu được coi là 3 tai họa lớn. Sách Thượng Thư có viết: "Trời độc giáng thiên tai, mất mùa", ý nghĩa là thiên tai, mất mùa là lời cảnh cáo của Thượng Thiên đối với nhân loại. 

Học thuyết Thiên nhân cảm ứng của Đổng Trọng Thư - bậc đại Nho đời Hán cho rằng: "Quốc gia sắp suy bại bởi mất Đạo thì Trời trước tiên sẽ giáng thiên tai để cảnh cáo. Nếu không biết tự kiểm điểm phản tỉnh, thì lại xuất hiện những hiện tượng quái dị để cảnh cáo. Nếu vẫn không biết cảnh tỉnh thì suy bại, diệt vong sẽ đến".

"Quốc gia sắp suy bại bởi mất Đạo thì Trời trước tiên sẽ giáng thiên tai để cảnh cáo.
"Quốc gia sắp suy bại bởi mất Đạo thì Trời trước tiên sẽ giáng thiên tai để cảnh cáo. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Thời xưa vua, quan làm thế nào để trừ nạn châu chấu?

Theo ghi chép trong Tư trị Thông giám và Cựu Đường thư, tháng 4 năm Trinh Quán thứ 2, kinh sư đại hạn, nạn châu chấu hoành hành, châu chấu bay rợp trời, cây trồng bị phá hoại nặng nề. Đường Thái Tông trong lòng rất lo lắng, quyết định đích thân ra ngoài đồng xem xét tình hình nạn châu chấu.

Đường Thái Tông thấy châu chấu khắp nơi, ông bắt một con châu chấu rất lớn và nói với nó rằng: "Dân coi cái ăn là Trời, coi ngũ cốc là mệnh, các ngươi lại ăn hết lương thực, thế này sẽ gây ra đại họa cho bách tính trong thiên hạ".

"Nếu người dân trong thiên hạ có lỗi lầm gì thì tội hãy đổ lên mình trẫm chịu. Châu chấu các ngươi nếu có linh tính thì hãy ăn trái tim ta, chớ làm hại bách tính".

 

Nói rồi, Thái Tông chuẩn bị nuốt châu chấu vào bụng, để châu chấu ăn tim mình. Các đại thần tả hữu vội vàng ngăn cản, nói rằng: "Long thể cần bảo trọng, như thế sẽ sinh bệnh, nhất định không được nuốt".

Thái Tông nói: "Trẫm hy vọng tai họa của thiên hạ sẽ chuyển sang thân trẫm, thế thì sợ gì dịch bệnh?"

Nói rồi, Thái Tông nuốt châu chấu vào bụng. Thái Tông dùng lòng nhân từ đối đãi với người dân, thành tâm trách tội bản thân đã cảm động Thượng Thiên. Chẳng bao lâu, châu chấu rợp trời dậy đất kia dần biến mất, nạn châu châu cũng tiêu trừ.

Thái Tông dùng lòng nhân từ đối đãi với người dân, thành tâm trách tội bản thân đã cảm động Thượng Thiên.
Thái Tông dùng lòng nhân từ đối đãi với người dân, thành tâm trách tội bản thân đã cảm động Thượng Thiên. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Sách Luận Hoành của Vương Sung đời Đông Hán có chép: "Trong thời gian Nam Dương Trác Công làm huyện lệnh Hầu Thị thì châu chấu không xâm phạm huyện. Bởi vì Trác Công là người hiền minh chí thành, do đó châu chấu không xâm phạm vào địa hạt ông quản lý".

Sách Quảng Châu tiên hiền truyện có ghi chép: "Hoàng Hào người Giao Chỉ, làm huyện lệnh Ngoại Hoàng (Khai Phong, Hà Nam ngày nay). Hoàng Hào khắc chế bản thân, yêu thương người dân, làm việc gì cũng suy nghĩ cho người, tiên tha hậu ngã. Ông tiết kiệm ăn uống, chi tiêu, mặc quần áo vải thô, không ăn thịt, chỉ ăn những rau rẻ tiền, toàn bộ bổng lộc đều dùng để cứu tế người dân nghèo. Vì thế người dân trong toàn huyện yên vui thái bình. Đương thời các huyện lân cận bị nạn châu chấu hoành hành, chỉ riêng huyện Ngoại Hoàng là không có nạn châu chấu, năm nào mùa màng cũng bội thu".

 

Sách Hậu Hán thư của Tạ Thừa có ghi chép rằng: "Từ Hủ là người quận Ngô làm quan vô cùng thanh liêm, yêu thương dân như con. Khi ông làm huyện lệnh huyện Tiểu Hoàng (Khai Phong, Hà Nam ngày nay), quận Trần Lưu, quận Trần Lưu bị nạn châu chấu nặng. Nhưng khi những đàn châu chấu bay qua huyện Tiểu Hoàng thì không dừng lại, không ăn cây hoa màu, lương thực. Thứ sử đường thời có trách tội Tù Hủ không trị nạn châu chấu, Từ Hủ trình bày nhưng thứ sử không nghe, bèn từ quan để giữ sự thanh bạch. Sau khi ông từ quan, châu chấu lập tức ở các nơi bay đến phá hoại hoa màu. Cuối cùng thứ sử cũng hiểu ra nội tình, tạ tội với Từ Hủ, xin ông quay lại nhậm chức như cũ. Khi Từ Hủ trở lại huyện Tiểu Hoàng nhậm chức huyện lệnh thì châu chấu cũng bay đi hết".

Sách Đông quan Hán ký có ghi chép: "Khi Mã Lăng làm thái thú Quảng Lăng (Thành phố Hoài An, Giang Tô ngày nay), trong quận thường xảy ra nạn châu chấu phá hoại ngũ cốc, khiến giá ngũ cốc tăng cao. Mã Lăng quản lý quận có uy đức, ông tra xét quan lại trong quận, dâng tấu cách chức viên diêm quan tham ô, cứu tế người nghèo khó, giảm thuế khóa, khiến người dân quận Quảng Lăng an cư lạc nghiệp. Ông còn sửa sang và đào các ao hồ đầm nước để phục vụ sản xuất, khiến thu nhập của người dân tăng lên. Trong thời gian ông tại nhiệm, các quận lân cận xảy ra nạn châu chấu nhưng riêng quận Quảng Lăng là không bị".

Sách Trần Lưu kỳ cựu truyện có ghi chép: "Cao Thức là con trai của cụ Cao Thận ở Trần Lưu, là người vô cùng hiếu thuận, phụng dưỡng cha tận tâm tận lực. Những năm giữa thời Vĩnh Sơ, nạn châu chấu rất nghiêm trọng, nhưng dường như châu chấu biết người có hiếu, riêng lúa mạch nhà Cao Thức là châu chấu không ăn".

châu chấu biết người có hiếu, riêng lúa mạch nhà Cao Thức là châu chấu không ăn".
Châu chấu biết người có hiếu, riêng lúa mạch nhà Cao Thức là châu chấu không ăn. (Ảnh chụp màn hinh phim Tam Tự Kinh)

Người dân như thế nào thì hết nạn châu chấu?

Sách Hiếu tử truyện cũng ghi chép: "Ngụy Liên thờ cha chí hiếu. Khi Ngụy Liên làm huyện lệnh Xương Ấp (Sơn Đông ngày nay), người dân kính yêu ông là người con chí hiếu, và cũng nhận sự cảm hóa của ông nên trở nên chân thành, thật thà chất phác. Thời đó trong vùng bị nạn châu chấu rất nặng, nhưng trong địa phận huyện Xương Ấp thì năm nào cũng được mùa bội thu".

Những năm cuối đời Thanh đầu thời Dân Quốc có một vị là Vương Thiện Nhân mở trường nghĩa học (trường học do tư nhân quyên tiền, miễn học phí) ở vùng Đông Bắc. Ông có đạo đức rất cao. Trương Nhạn Kiều người Sơn Đông đã học ông biết xem tính tình, giảng chữa bệnh.

Trương Nhạn Kiều trở về quê giảng chữa bệnh giúp người dân, hiệu quả rất kỳ diệu. Người đến xin giảng chữa bệnh nườm nượp không dứt. Ông nói với dân làng rằng: “Một người có cái tâm như thế nào thì sẽ có tính tình như thế ấy. Tính tình tốt thì sẽ hiển quý, giàu có. Tính tình xấu thì phiền não sinh bệnh”.

Trương Nhạn Kiều bảo bệnh nhân nói lớn ra lỗi lầm của mình, thực sự hối lỗi, bệnh rất mau chóng liền khỏi.

Bệnh khỏi rồi về nhà đầu tiên nhận lỗi, sau đó phải làm tốt luân thường đạo lý như hiếu đễ v.v… Như thế Thượng Thiên sẽ không trách tội người đã hối lỗi.

 

Một hôm, có người mời Trương Nhạn Kiều đến thôn trang họ trị nạn châu chấu. Ông nói có người bị bệnh thì ông xem được chứ bị nạn châu chấu thì ông không xem được. Mọi người không tin, cứ khẩn cầu ông mãi, ông đành phải đi.

Đến thôn trang đó, ông thấy châu chấu khắp nơi. Cái khó ló cái khôn, ông nói với châu chấu rằng: “Các ngươi phụng Thiên mệnh đến đây bởi vì người ở đây bất trung bất hiếu, trái với luân lý đạo đức, do đó Thượng Thiên giáng tai họa xuống trừng phạt họ. Ta cũng phụng Thiên mệnh đến để giảng đạo, khuyên con người hiếu thuận cha mẹ, yêu thương anh em, làm trọn đạo luân thường. Họ đều quyết định sẽ học làm người tốt, các người chớ làm tổn hại lúa mạ của họ nữa”.

Ông hỏi mọi người: “Sau khi châu chấu đi rồi mọi người có thể tận hiếu không?”

Mọi người đồng thanh trả lời: “Được”.

Không ngờ châu chấu bay đi hết. Trương Nhạn Kiều cũng vì vậy mà thành danh.

Họ đều quyết định sẽ học làm người tốt, các người chớ làm tổn hại lúa mạ của họ nữa
Họ đều quyết định sẽ học làm người tốt, các người chớ làm tổn hại lúa mạ của họ nữa. (Ảnh tổng hợp)

Trời đất và con người luôn có sự cảm ứng, tương thông. Khi đạo đức con người thấp kém, lừa lọc gian dối đấu đá nhau, tàn hại nhau thì sẽ có những thiên tai, họa hoạn để cảnh cáo, để con người biết tự ước thúc sửa mình, như thế tai họa cũng sẽ hết. Nếu vẫn không phản tỉnh mà càng trượt dài, sa đọa thì tai họa sẽ liên tiếp xảy đến, họa chồng lên họa, thiên tai giáng xuống trừng trị con người.

Nếu quan đứng đầu địa phương và người dân tu đức, sửa mình thì thiên tai sẽ chấm dứt. Có câu cổ ngữ rằng "Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu", khi một cá nhân, hay một địa phương mà con người đều nghĩ đến cái tốt, làm việc thiện thì năng lượng thiện đó sẽ hấp dẫn những cái tốt cái thiện đến, và khiến cái xấu, cái ác rời xa. Vậy nên, trước thiên tai, họa hại thì mỗi người trước tiên cần xem mình đã có ý nghĩ, lời nói và hành vi nào độc ác, bất thiện, tham lam, ích kỷ hay không, khi mình phát hiện ra và sửa đổi thì ngoại cảnh cũng lập tức thay đổi theo.

Trung Hòa - Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP