Vấn nạn buôn người ở Việt Nam: Bao giờ cho đến hồi kết?

Vấn nạn buôn người ở Việt Nam: Bao giờ cho đến hồi kết?

Vấn nạn buôn người ở Việt Nam: Bao giờ cho đến hồi kết?

Vấn nạn buôn người ở Việt Nam: Bao giờ cho đến hồi kết?

Vấn nạn buôn người ở Việt Nam: Bao giờ cho đến hồi kết?
Vấn nạn buôn người ở Việt Nam: Bao giờ cho đến hồi kết?
Thứ tư, 01-01-2025 17:58, (GMT+07:00)
Vấn nạn buôn người ở Việt Nam: Bao giờ cho đến hồi kết?
01-04-2021 21:25

Cái chết thương tâm của 39 công dân Việt Nam trong một container vận chuyển đông lạnh ở Essex, Anh vào tháng 10 năm 2019, đã làm thế giới thức tỉnh về của nạn buôn người ở Việt Nam. Hơn một năm sau, những thách thức vẫn còn, và ở một mức độ nào đó thậm chí còn tăng lên.

Để hiểu được những thách thức của nạn buôn người ở Việt Nam, ông Michael Brosowski AM, người đồng sáng lập Blue Dragon - một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Việt Nam giúp chống lại nạn buôn người và hỗ trợ nạn nhân - đã có những chia sẻ thiết thực.

Tôi hiểu rằng những kẻ buôn người có xu hướng nhắm vào những người trẻ nghèo nhất, dễ bị tổn thương nhất và đến từ các vùng nông thôn. Các cộng đồng dân tộc thiểu số thường xuyên là mục tiêu của bọn buôn người, vì họ sống ở những vùng xa xôi và hẻo lánh của đất nước, nơi tội phạm có thể khó bị phát hiện và điều tra hơn. 

Những người thuộc các nhóm dân tộc thiểu số cũng có thể có trình độ tiếng Kinh yếu hơn, và ít được tiếp cận với giáo dục hơn, vì vậy những kẻ buôn người thường tự tin hơn trong việc lừa dối họ.

Tuy nhiên, Blue Dragon cũng đã gặp phải nhiều trường hợp nạn dân thuộc tầng lớp trung lưu và thành thị. Chúng tôi đã giải cứu sinh viên đại học và một số nữ doanh nhân khỏi nạn buôn người. Chúng tôi thậm chí đã tham gia vào các trường hợp người thân của các quan chức chính phủ bị buôn bán. Vì vậy, thực tế là chúng ta nên cảnh giác, các “con buôn” sẽ coi bất kỳ ai là mục tiêu nếu họ thấy lợi nhuận trong đó.

Các phương tiện truyền thông đại chúng gần đây đã đưa tin về một số vụ buôn bán nội tạng ở Việt Nam. Ông có thể cho biết về bất kỳ nghiên cứu điển hình nào hoặc những con số thực tế không?

Việt Nam không có bất kỳ dữ liệu chính thức nào về vấn đề này. Tuy nhiên, kể từ khi Bộ luật Hình sự mới có hiệu lực vào năm 2018 với Điều 154 (Mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người), các cơ quan chức năng của Việt Nam đã điều tra và khởi tố một số đường dây buôn bán nội tạng. Họ có xu hướng hoạt động ở các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nơi có các bệnh viện lớn hơn.

Thông qua các nhóm trên mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, các nhà môi giới tuyển dụng nạn nhân tiềm năng: thường là những người gặp khó khăn nghiêm trọng về tài chính. Người môi giới giúp họ chuẩn bị hồ sơ tự nguyện hiến tặng nội tạng và tiến hành lấy tạng tại Việt Nam, Trung Quốc và Campuchia.

Đừng nhẹ dạ cả tin để bị trở thành con mồi của những kẻ buôn người (Ảnh: antv.gov.vn/)
Đừng nhẹ dạ cả tin để bị trở thành con mồi của những kẻ buôn người (Ảnh: antv.gov.vn/)

Vào tháng 1 năm 2019, cảnh sát Việt Nam đã bắt giữ một đường dây buôn bán nội tạng được cho là đã môi giới cho hơn 100 người mua bán thận, nhưng con số thực tế có thể cao hơn nhiều, trong đó có 20 người chuẩn bị bán thận.

Các nạn nhân của nạn buôn người có nhận được đủ hỗ trợ từ chính phủ Việt Nam không?

Luật Phòng chống Mua bán người hiện đang được sửa đổi hoàn chỉnh và Blue Dragon sẽ đóng góp vào sự phát triển của Luật này. Chúng tôi có một số ý tưởng để cải thiện và mở rộng hỗ trợ sẵn có, và tôi biết rằng nhiều cơ quan chính phủ và Liên hợp quốc cũng có những ý tưởng về cách tăng cường các dịch vụ.

Cũng cần nhớ rằng nhiều người ở Việt Nam sống ở các vùng nông thôn hẻo lánh, nơi khả năng tiếp cận các dịch vụ đương nhiên là rất hạn chế. 

Các nạn nhân bị buôn bán trở về có phải đối mặt với sự kỳ thị hoặc phân biệt đối xử của gia đình, cộng đồng và xã hội không? Họ phải đối mặt với những vấn đề gì trong xã hội Việt Nam?

Nhìn chung, không có nhiều sự phân biệt đối xử trong các gia đình khi con gái, chị gái hoặc vợ của họ trở về sau các vụ buôn bán. Trên thực tế, trong hầu hết các trường hợp chúng tôi giải quyết, gia đình đã tích cực tìm kiếm người bị mua bán và rất vui khi họ được về nhà. Tuy nhiên, có những trường hợp các thành viên trong gia đình không hiểu chuyện gì đã xảy ra và cho rằng nạn nhân có thể đã làm gì đó sai. Đây là số ít các trường hợp.

Đôi khi trong cộng đồng có sự phân biệt đối xử và điều này thường do kẻ buôn người hoặc gia đình kẻ buôn người lan truyền thông tin sai lệch. Chúng tôi đã giải cứu một số người bị chính kẻ buôn người là hàng xóm lừa bắt.

Số nạn nhân Việt Nam bị buôn bán tại Vương quốc Anh đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Điều gì sẽ xảy ra sau khi các nạn nhân buôn người được Cơ chế giới thiệu quốc gia (NRM) của Vương quốc Anh công nhận trở lại Việt Nam? Các nạn nhân buôn người được NRM xác định có tự động được chính quyền Việt Nam chấp nhận là nạn nhân buôn người không?

Có hai vấn đề chính ở đây. Thứ nhất, là khi mọi người rời Việt Nam sang Anh, họ thường bị buôn lậu chứ không phải bị buôn bán. Họ sẵn sàng đến Vương quốc Anh, và biết họ đang hướng tới điều gì. Một số thì không, và về mặt kỹ thuật, họ đang bị buôn bán, họ bị lừa dối. Nhưng họ không phải là tất cả nạn nhân của nạn buôn người và rất khó để các cơ quan chức năng đánh giá chính xác ai đã bị mua bán và ai chưa bị mua bán.

Những người được xác định là nạn nhân buôn người ở Vương quốc Anh hiếm khi trở về Việt Nam; họ thường xin ở lại đó. Đối với những người quay trở lại, chính phủ Việt Nam có thể không biết rằng họ đã được xác định là nạn nhân của nạn buôn người, và họ có thể không tiết lộ điều đó. 

Lực lượng biên phòng phối hợp với các đoàn thể xã hội tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng dân cư nhằm nâng cao cảnh giác với tội phạm buôn bán người (Ảnh: cema.gov.vn)
Lực lượng biên phòng phối hợp với các đoàn thể xã hội tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng dân cư nhằm nâng cao cảnh giác với tội phạm buôn bán người (Ảnh: cema.gov.vn)

Trong Báo cáo Buôn bán Người (TIP) năm 2020, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố rằng chính phủ Việt Nam “đã không thể hiện được những nỗ lực gia tăng tổng thể so với kỳ báo cáo trước đó. Trong năm thứ ba liên tiếp, chính phủ xác định được ít nạn nhân hơn đáng kể so với năm trước”. Do đó, Bộ Ngoại giao đã chọn Việt Nam nằm trong Danh sách theo dõi Cấp 2 trong năm thứ hai liên tiếp. Ông có đồng ý với đánh giá của họ không?

Cá nhân tôi thất vọng khi Việt Nam bị đưa vào Danh sách theo dõi Cấp 2. Tôi tin rằng Việt Nam xứng đáng có thứ hạng cao hơn thế. Theo hiểu biết của tôi, một trong những lý do chính để bị đưa tên trong “Danh sách theo dõi” là do số vụ truy tố đang giảm. Đó là sự thật, nhưng tổng số vụ truy tố vẫn cao hơn nhiều so với số vụ truy tố ở một số quốc gia Cấp 1. 

Có một nỗ lực chống buôn người đáng kể đang diễn ra ở Việt Nam mà tôi nghĩ rằng báo cáo TIP không hoàn toàn thừa nhận.

Trong năm qua, đã có một số trường hợp trẻ em gái chưa đủ tuổi bị mua bán từ tỉnh này sang tỉnh khác và bị ép làm việc trong các quán karaoke - vốn là bình phong cho hoạt động mại dâm. Những trường hợp này có thể được đưa vào dữ liệu buôn người của quốc gia, nhưng vì các vấn đề với Bộ luật Hình sự, chúng bị đưa ra tòa theo các luật khác, chẳng hạn như các vụ lạm dụng tình dục trẻ em hoặc giam giữ người bất hợp pháp. 

Nếu chính phủ có thể tổng hợp tất cả các dữ liệu về buôn người và các tội phạm liên quan đến buôn người, bức tranh sẽ rõ ràng hơn nhiều.

Với việc đại dịch Covid-19 đã khiến hàng nghìn người mất việc làm ở Việt Nam, ông có thấy sự gia tăng các trường hợp buôn người tiềm ẩn khi mọi người tìm kiếm sự thay thế rủi ro hơn là làm việc trực tuyến?

Phân tích dữ liệu có sẵn của Blue Dragon chỉ ra rằng 30% nạn nhân buôn người được tiếp cận trực tuyến, vì vậy đây là một vấn đề quan trọng. Việt Nam có tỷ lệ dân số được kết nối Internet rất cao.

Covid-19 đã khiến nhiều người không có việc làm và sẵn sàng đi du lịch, hoặc chấp nhận rủi ro để kiếm tiền, điều đó chắc chắn dẫn đến sự gia tăng buôn người. Chúng tôi đã thấy những kẻ buôn người thay đổi cách thức hoạt động của chúng - chẳng hạn như bán các cô gái trẻ cho các quán karaoke - để chống lại sự khó khăn của nạn buôn người xuyên biên giới vào thời điểm này. 

Mặt khác, Covid-19 đã khiến một số vụ buôn người bị phanh phui hoặc hoạt động bị gián đoạn. Công tác cộng đồng chặt chẽ hơn ở Việt Nam đã giúp cảnh sát xác định được nạn nhân của nạn buôn người, mà trước đây chưa được biết đến. Mặc dù không có bất kỳ dữ liệu nào về điều này, tổng số nạn nhân buôn người mà Blue Dragon đã làm việc cùng trong năm qua đã tăng đáng kể so với những năm trước.

Thanh Vân

Theo The Diplomat

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP