Ủy ban Hoa Kỳ tiếp tục lên tiếng vì học viên Pháp Luân Công bị bỏ tù

Ủy ban Hoa Kỳ tiếp tục lên tiếng vì học viên Pháp Luân Công bị bỏ tù

Ủy ban Hoa Kỳ tiếp tục lên tiếng vì học viên Pháp Luân Công bị bỏ tù

Ủy ban Hoa Kỳ tiếp tục lên tiếng vì học viên Pháp Luân Công bị bỏ tù

Ủy ban Hoa Kỳ tiếp tục lên tiếng vì học viên Pháp Luân Công bị bỏ tù
Ủy ban Hoa Kỳ tiếp tục lên tiếng vì học viên Pháp Luân Công bị bỏ tù
Thứ bảy, 04-01-2025 13:21, (GMT+07:00)
Ủy ban Hoa Kỳ tiếp tục lên tiếng vì học viên Pháp Luân Công bị bỏ tù
30-12-2021 14:21

Năm tuần trước khi diễn ra Thế vận hội mùa đông Olympic Bắc Kinh 2022, Ủy ban Hành pháp Quốc hội Trung Quốc CECC của Mỹ tiếp tục bày tỏ mối lo ngại về một học viên Pháp Luân Công bị bỏ tù ở Trung Quốc, kêu gọi chế độ ĐCSTQ chấm dứt cuộc bức hại  đối với nhóm tín ngưỡng của cô.

Ủy ban Hoa Kỳ tiếp tục lên tiếng vì học viên Pháp Luân Công bị bỏ tù

Hạ nghị sĩ Chris Smith phát biểu khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện ở Washington vào ngày 10/3/2021. (Ken Cedeno / POOL / AFP qua Getty Images)

Trong bài đăng trên Twitter hôm 27/12, Ủy ban Hành pháp Quốc hội Trung Quốc (Congressional-Executive Commission on China - CECC) của Mỹ đã nêu bật vụ việc của cô Deng Cuiping - một cựu giáo viên tiểu học ở thành phố Ngọc Khê, thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Cô giáo Deng đang phải thụ án 6 năm tù vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Các thành viên của ủy ban Hoa Kỳ kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp kinh hoàng, bao gồm cả hành vi tra tấn man rợ, kéo dài hơn hai thập kỷ đối với nhóm học viên Pháp Luân Công.

Đây là báo cáo mới nhất trong một loạt các báo cáo của CECC liên quan đến một dự án truyền thông xã hội được gọi là #OlympicPrisoner, một thẻ bắt đầu bằng # nhằm hướng đến những công dân Trung Quốc đang phải chịu đựng khổ sở đằng sau mặt tiền hào nhoáng mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dựng nên cho Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2022. Vào ngày 2/12, Thượng nghị sĩ Dân chủ Jeff Merkley (Oregon) và Hạ nghị sĩ Dân chủ James McGovern (Massachussetts) - các nhà lãnh đạo của CECC - đã công bố dự án sẽ tiếp tục cho đến lễ khai mạc Thế vận hội.

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio (Florida) cũng đề cập đến cô giáo Deng như một nạn nhân của chế độ ĐCSTQ trong một thông cáo báo chí vào ngày 20/7 vừa qua. Ngày này đánh dấu kỷ niệm 22 năm cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Ông Rubio kêu gọi Bắc Kinh “ngừng phá hoại quyền tự do tôn giáo và chấm dứt lệnh cấm tập Pháp Luân Công một lần cho mãi mãi”. Ông nói rằng, ĐCSTQ phải trả tự do cho tất cả các cá nhân và học viên bị giam giữ trong các nhà tù và các trung tâm giam giữ khác nhau trên khắp Trung Quốc.

Cô giáo Deng bị kết tội vào ngày 24/2/2017, vì các hoạt động tín ngưỡng của cô và bị phạt gần 1.500 USD, theo Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ. Theo Minghui.org, cô Deng bị bắt vào ngày 24/7/2016, cùng với bốn học viên Pháp Luân Công khác. Minghui.org là một trang web có trụ sở tại Hoa Kỳ chuyên thu thập và lưu trữ các tài liệu về cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với cộng đồng học viên Pháp Luân Công.

Trước đó, cô Deng đã bị giam giữ trong 3 năm vì đức tin của mình, từ năm 2006 đến năm 2009. Trong thời gian đó, cô bị tra tấn cả về tinh thần và thể chất. Hiện tại, cô Deng vẫn bị giam giữ tại Nhà tù Phụ nữ số 2 ở tỉnh Vân Nam, nơi có lịch sử khét tiếng về việc hành hạ các học viên Pháp Luân Công, theo Minghui.

Học viên Ding Guiying qua đời ở tuổi 70 vào ngày 15/1/2021, trong khi bị giam trong nhà tù này của tỉnh Vân Nam. Một học viên khác là bà Xu Chunfeng bị ép uống các loại thuốc không rõ nguồn gốc, 3 lần một ngày, trong khi ở trong tù này gần 2 năm (từ ngày 14/12/2017 đến ngày 22/11/2019). Vì vậy, bà đã bị suy giảm trí nhớ và tiêu chảy nặng. Cũng trong nhà tù này, học viên Wu Yun (43 tuổi) bị buộc phải làm việc từ 16 đến 17 giờ mỗi ngày.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện thân và tâm cổ xưa của Trung Quốc, bao gồm các bài tập thiền với chuyển động chậm rãi và các bài giảng đạo đức đề cao tính Chân - Thiện - Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày. Theo ước tính chính thức, mức độ phổ biến của Pháp Luân Công đạt đến đỉnh điểm vào cuối những năm 1990 ở Trung Quốc, với 70 triệu đến 100 triệu người theo học. Tuy nhiên, vì động cơ chính trí của nhà lãnh đạo mà ĐCSTQ đã đàn áp nhóm đức tin kể từ năm 1999.

Theo Epoch Times tiếng Anh

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP