Tuyên bố báo chí của Tổ chức Thế giới Điều tra cuộc bức hại Pháp Luân Công liên quan đến vụ “tự thiê

Tuyên bố báo chí của Tổ chức Thế giới Điều tra cuộc bức hại Pháp Luân Công liên quan đến vụ “tự thiê

Tuyên bố báo chí của Tổ chức Thế giới Điều tra cuộc bức hại Pháp Luân Công liên quan đến vụ “tự thiê

Tuyên bố báo chí của Tổ chức Thế giới Điều tra cuộc bức hại Pháp Luân Công liên quan đến vụ “tự thiê

Tuyên bố báo chí của Tổ chức Thế giới Điều tra cuộc bức hại Pháp Luân Công liên quan đến vụ “tự thiê
Tuyên bố báo chí của Tổ chức Thế giới Điều tra cuộc bức hại Pháp Luân Công liên quan đến vụ “tự thiê
Thứ bảy, 28-12-2024 10:35, (GMT+07:00)
Tuyên bố báo chí của Tổ chức Thế giới Điều tra cuộc bức hại Pháp Luân Công liên quan đến vụ “tự thiêu” trên Quảng trường Thiên An Môn
24-06-2019 08:32

Kể từ tháng 7 năm 1999, chính quyền Giang Trạch Dân đã ban hành chính sách khủng bố trên cả nước nhằm xóa sổ hoàn toàn Pháp Luân Công. Chính sách “Bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể” của Giang đã khiến hàng triệu học viên Pháp Luân Công bị bức hại phi pháp ở đủ các mức độ và đã dẫn đến cái chết của ít nhất 692 học viên.

Tổ chức Thế giới Điều tra cuộc bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG) được thành lập ngày 20 tháng 1 năm 2003. WOIPFG đã kêu gọi hỗ trợ của các cá nhân và tổ chức nhân đạo xã hội toàn cầu và đóng vai trò điều phối trong quá trình nỗ lực điều tra toàn diện, sâu sát và có hệ thống tội ác của các cá nhân, tổ chức và cơ quan liên quan đến cuộc bức hại Pháp Luân Công. Bao gồm Giang Trạch Dân, nhân viên Phòng 610 chịu trách nhiệm trực tiếp bức hại các học viên Pháp Luân Công theo lệnh Giang, Cục An ninh Quốc gia; Cục Công an; hệ thống tòa án tư pháp; trại lao động cưỡng bức; các bệnh viện tâm thần tham gia vào bức hại; các phương tiện truyền thông và cơ quan ngôn luận do nhà nước kiểm soát đã lan truyền những cáo buộc, thêu dệt vô căn cứ và phỉ báng Pháp Luân Công; cùng tất cả các cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia bức hại về thể xác, tinh thần lẫn tài chính của học viên và gia đình họ. Căn cứ vào các bằng chứng điều tra thực tế, WOIPFG sẽ đưa những kẻ phạm tội ra trước tòa để thực thi công lý

Vương Tiến Đông bị cháy trụi quần nhưng tóc và chai nhựa đựng xăng không hề suy suyển gì.

Vào 2:41 chiều ngày 23 tháng 1 năm 2001, một vụ “tự thiêu” xảy ra ở Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh (Trung Quốc). Thông thường thì Tân Hoa Xã và Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc sẽ ém nhẹm thông tin của những vụ việc như thế. Tuy nhiên, lần này họ ngay lập tức đưa tin vụ việc và cho rằng năm cá nhân trong vụ tự thiêu và hai người khác đang cố tự thiêu đều là học viên Pháp Luân Công. Các học viên Pháp Luân Công đã thẳng thắn phủ nhận lập luận này, vì hành động tự sát là đi ngược lại với nguyên tắc và Pháp lý của Pháp Luân Công và không một học viên nào làm điều đó. Truyền thông quốc tế và các cơ quan thông tấn độc lập cũng nghi ngờ về luận điệu của chính phủ. Ngay sau vụ việc, phóng viên của tờ Bưu điện Washington đã tìm đến nhà của Lưu Xuân Linh, người phụ nữ đã chết trong vụ tự thiêu để điều tra. Trên trang nhất tờ báo ra ngày 4 tháng 2 năm 2001 tiết lộ rằng không một người hàng xóm nào từng nhìn thấy cô Linh tập Pháp Luân Công và cô ấy cũng không có vẻ gì là một học viên cả.

Ngày 14 tháng 8 năm 2001, Tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế (IED) đã ra một tuyên bố chính thức tại Liên Hiệp Quốc: “…Chính quyền Trung Quốc đã sử dụng vụ “tự thiêu” ở Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 23 tháng 1 năm 2001 làm cái cớ để lăng mạ Pháp Luân Công. Tuy nhiên, chúng tôi có một đoạn phim về vụ việc này, mà theo quan điểm của chúng tôi có thể chứng minh được rằng vụ tự thiêu đó là do chính quyền dựng lên.”

Tuy nhiên, vụ tự tiêu đã trở thành một công cụ tuyên truyền đắc lực nhất của chế độ Giang nhằm mục đích công kích Pháp Luân Công ở Trung Quốc và trên toàn thế giới. Bất cứ nơi nào mà những lời tuyên truyền lan đến đều kích động nhân dân và chính quyền ở đó thù ghét Pháp Luân Công. Những cảnh sát trước đây từ chối tham gia vào cuộc bức hại nay cũng bị lừa dối và bắt đầu tham gia. Điều này đã giúp Giang đẩy mạnh cuộc bức hại lên quy mô rộng khắp và mức độ tàn ác tăng lên gấp nhiều lần.

Kể từ khi thành lập, WOIPFG đã nhận được nhiều báo cáo từ các nguồn khác nhau về vụ tự thiêu. Theo nguồn tin đáng tin cậy từ nội bộ chính quyền Trung Quốc và cục Công an, vụ tự thiêu là do chính quyền dàn dựng nhằm hạ uy tín Pháp Luân Công. Vụ việc diễn ra 18 tháng sau khi khi Giang tiến hành cuộc bức hại và tiêu tốn một lượng lớn tài nguyên đất nước. Lúc đó ông ta bị cô lập và chịu những chỉ trích ngày càng tăng lên trong nội bộ Đảng. Giang là kẻ hưởng lợi chính trong vụ “tự thiêu”, và càng cho phép ông ta “biện minh” và hợp pháp hóa cuộc bức hại.

Dựa trên một số phân tích khiến người ta đặt nghi vấn về tính xác thực của vụ việc, WOIPFG đã thành lập một Ủy ban Điều tra Quốc tế để điều tra về vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 23 tháng 1 năm 2003.

Ủy ban đã yêu cầu Phòng Thực nghiệm Ngữ âm của trường Đại học Quốc gia Đài Loan, một cơ quan nổi tiếng toàn thế giới trong lĩnh vực nhận dạng, tổng hợp và xác minh giọng nói tiếng Trung, tiến hành độc lập nhận dạng giọng nói của Vương Tiến Đông và những người xuất hiện trong ba video của chương trình Tiêu Điểm do CCTV sản xuất. Vương Tiến Đông khẳng định ông ta là một trong những người lãnh đạo và tổ chức vụ tự thiêu. Trong cuộc điều tra, Phòng Thực nghiệm Ngữ âm của Đại học quốc gia Đài Loan đã kết luận rằng Vương Tiến Đông xuất hiện trong chương trình Tiêu Điểm số 1 với Vương Tiến Đông xuất hiện trong chương trình Tiêu Điểm số 2 và 3 không phải là cùng một người. Điều này đã khẳng định kết quả phân tích nhận diện Vương Tiến Đông mà WOIPFG đã có trước đó thông qua các kênh điều tra khác là chính xác. Những nguồn tin khác tiết lộ rằng, Vương Tiến Đông, người tham gia vụ tự thiêu, là do một sĩ quan quân đội (tên tuổi hiện đang được giữ kín) đóng thế vai.

Một bé gái 12 tuổi đã chết trong vụ tự thiêu. Chương trình Tiêu Điểm của CCTV đã chiếu hình ảnh cô bé đang hát và trò chuyện với phóng viên ngay sau khi làm phẫu thuật thanh quản. Sự thật về cái chết của em vẫn còn là một ẩn số.

Ủy ban điều tra đã nhận được thông tin từ các nhân viên y tế điều trị cho bé Lưu Tư Ảnh ở bệnh viện Tích Thủy Đàm, Bắc Kinh. “Lưu Tư Ảnh qua đời đột ngột sau khi vết bỏng đang dần bình phục, sức khỏe đã cải thiện cơ bản và chuẩn bị xuất viện. Cái chết của cô bé rất đáng ngờ.” Thứ Sáu, ngày 16 tháng 3 năm 2001, một ngày trước đó, điện tâm đồ của Lưu Tư Ảnh và các kết quả xét nghiệm khác hoàn toàn bình thường. Sau đó, thứ Bảy, ngày 17 tháng 3 năm 2001, từ 11 giờ sáng đến trưa, các bác sĩ phát hiện cô bé đang trong tình trạng nguy kịch và qua đời ngay sau đó. Theo báo cáo của nhân viên bệnh viện, từ tám đến chín giờ sáng hôm đó, giám đốc bệnh viện và Phòng Hành chính Y tế đến thăm phòng và trò chuyện với Tư Ảnh khá lâu. Nhân viên y tế kể lại, “Lúc đó cô bé vẫn khá năng động và hoạt bát. Việc khám nghiệm tử thi của Lưu Tư Ảnh diễn ra ở bệnh viện Tích Thủy Đàm, nhưng kết quả lại do Trung tâm cấp cứu đưa ra và không thông báo với bác sĩ điều trị của Tư Ảnh. Bệnh viện chỉ đưa ra tuyên bố đại thể rằng nguyên nhân cái chết của cô bé là do bệnh tim. Một nghi vấn khác trong câu chuyện của Lưu Tư Ảnh chính là cô bé có thể hát và nói to rõ ràng với phóng viên CCTV ngay sau cuộc phẫu thuật cắt mở thanh quản. Một bác sĩ ở bệnh viện Tích Thủy Đàm bình luận rằng, “Giọng của Lưu Tư Ảnh lúc đó không thể nào to và rõ như thế được. Chắc chắn CCTV đã làm điều gì đó.”

Một số nhân viên y tế ở bệnh viện Tích Thủy Đàm khẳng định rằng, những nạn nhân của vụ tự thiêu đến bệnh viện vào khoảng năm giờ chiều, nhưng theo Tân Hoa Xã, vụ tự thiêu diễn ra lúc 2:41 phút. Thời gian ở đây không được thêm thắt. Hiển nhiên chỉ mất bảy phút để thoát khỏi vụ cháy. Xe cứu thương phải chạy khoảng mười km từ Quảng trường Thiên An Môn đến bệnh viện Tích Thủy Đàm; vì vậy lẽ ra họ phải tới bệnh viện vào khoảng ba giờ chiều. WOIPFG có lý do để tin rằng sự chênh lệch thời gian này phải chăng đang che đậy cho một động cơ bất minh nào đó.

Từ video vụ tự thiêu phát sóng trong chương trình Tiêu Điểm của CCTV, người ta có thể thấy Lưu Xuân Linh (mẹ của Lưu Tư Ảnh) bị một người đàn ông mặc áo khoác quân đội dùng gậy đánh mạnh vào đầu. Cô ấy lập tức ngã gục xuống đất và đưa tay ôm lấy bên trái đầu, chỗ bị đánh. WOIPFG cho rằng có vẻ như Lưu Xuân Linh đã bị chết vì cú đánh này, chứ không phải do bị phỏng như chính quyền đã công bố.

Dựa trên những chứng cứ điều tra một cách khoa học, độc lập này, WOIPFG đã đi đến kết luận rằng, vụ tự thiêu ở quảng trường Thiên An Môn thực chất là một âm mưu lớn. Trong đó những tội phạm giết người đang thụ án bị chính quyền buộc đóng giả các học viên Pháp Luân Công trong vụ tự thiêu; tất cả đều là vũ khí tuyên truyền để hạ uy tín Pháp Luân Công và giúp Giang “biện minh” cho cuộc bức hại tàn khốc trong mắt quần chúng. Những kẻ thủ ác sẵn sàng làm những việc như hi sinh mạng sống của các công dân vô tội, bao gồm cả hai mẹ con cô bé 12 tuổi.

Cách đây hai ngàn năm Hoàng Đế La Mã Nero đã ra lệnh cho binh lính đốt cháy thành Rome và đổ tội cho người Cơ Đốc cũng tương tự như cách này. Những lời giả dối của chính quyền Giang với thế giới nhằm che đậy cho dịch SARS đến nay đã được vạch trần. Cũng giống như thế, vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn là kết quả của một chính quyền thối nát, nhẫn tâm hi sinh mạng sống của nhân dân chỉ để bảo vệ lợi ích cá nhân hẹp hòi.

WOIPFG nhìn nhận rằng vụ việc liên quan đến nhiều thành phần và có quan hệ liên đới phức tạp. Tội ác này có thể do Giang Trạch Dân (lúc đó là Chủ tịch nước, Tổng bí thư Đảng Cộng sản, và Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc) đã trực tiếp chỉ huy. Tuy nhiên, WOIPFG xác định sẽ tìm và phơi bày ra tất cả sự thật xung quanh vụ việc. Kết quả của cuộc điều tra sẽ được đệ trình lên Tòa án Hình sự Quốc tế, các tổ chức nhân quyền, tư pháp quốc tế và Liên Hợp Quốc. Chúng ta sẽ tìm cách đưa tất cả những kẻ tham gia vào tội ác này ra trước công lý.

WOIPFG khuyến khích những cá nhân biết thông tin về vụ việc có thể báo lại với những người có trách nhiệm hay xác nhận với Ủy ban các thông tin có liên quan. Chủ yếu xoay quanh những vấn đề điều tra bao gồm:

  1. Chủ mưu và nghi phạm đằng sau vụ tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn.
  2. Người đàn ông mặc áo khoác quân đội đã tấn công Lưu Xuân Linh trong video của CCTV
  3. Người chịu trách nhiệm cho cái chết đột ngột của Lưu Tư Ảnh

Tổ chức Thế giới Điều tra cuộc bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG)

www.upholdjustice.org
contacts@upholdjustice.org

Theo vn.minghui.org

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP