Tư pháp Việt Nam: Không có án oan, không có chỉ đạo án, hoàn mỹ không tì vết?

Tư pháp Việt Nam: Không có án oan, không có chỉ đạo án, hoàn mỹ không tì vết?

Tư pháp Việt Nam: Không có án oan, không có chỉ đạo án, hoàn mỹ không tì vết?

Tư pháp Việt Nam: Không có án oan, không có chỉ đạo án, hoàn mỹ không tì vết?

Tư pháp Việt Nam: Không có án oan, không có chỉ đạo án, hoàn mỹ không tì vết?
Tư pháp Việt Nam: Không có án oan, không có chỉ đạo án, hoàn mỹ không tì vết?
Thứ tư, 08-01-2025 03:02, (GMT+07:00)
Tư pháp Việt Nam: Không có án oan, không có chỉ đạo án, hoàn mỹ không tì vết?
11-11-2020 10:36

Thật kỳ lạ cho một năm mà ngành tư pháp Việt Nam bị chỉ trích nặng nề, nhưng người đại diện của nó lại phủ nhận mọi tiêu cực.

Tư pháp Việt Nam: Không có án oan, không có chỉ đạo án, hoàn mỹ không tì vết?
Chánh án TAND Tối cao tại Quốc hội sáng 10/11. (Ảnh: Quốc hội)

Nhắc lại lời của Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng: “Chưa bao giờ thấy niềm tin đối với nền tư pháp của Việt Nam thấp như bây giờ”. Đó là một thực tế không thể chối cãi, bất chấp rằng ngành tư pháp oan uổng hay không.

Ấy vậy mà, tại báo cáo gửi Quốc hội về công tác của các tòa án năm 2020, Chánh án Tối cao Nguyễn Hòa Bình nêu rõ: “Việc xét xử các vụ án hình sự trong năm qua đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm”.

Rồi mới ngày 10/11 vừa qua, Chánh án Tối cao một lần nữa – trước mặt toàn thể Quốc hội – trả lời chất vấn của Đại biểu về hiện tượng thẩm phán xin ý kiến lãnh đạo Tòa án, cũng như Lãnh đạo Tòa án có chỉ đạo hành chính không phù hợp đến các quan hệ tố tụng, đã khẳng định kiên quyết rằng: “Trong án hành chính chúng tôi không có chỉ đạo HĐXX đối với tòa cấp dưới. Không chỉ đối với án hành chính và tất cả các loại án khác. Tòa án tôn trọng xét xử độc lập của cấp dưới, không có sự can thiệp”.

Lời của Chánh án Tối cao mang tính tuyệt đối chứ không hề chừa “chỗ trống”. Tối thiểu như Bộ Công An khi bị chất vấn về vấn đề cán bộ cấp cơ sở nhũng nhiễu dân dịp lễ Tết vẫn còn thừa nhận đôi phần: “nếu có cũng chỉ là cá biệt”. Có thể thấy, quan điểm của Chánh án Tối cao đã đối lập hoàn toàn với các đại biểu, với tiếng nói của dư luận.

Ngoài vấn đề công minh, tính hiệu quả của ngành cũng được đưa ra Quốc hội mổ xẻ. Tại phiên chất vấn chiều ngày 9/11, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Công Hồng đã hỏi người đứng đầu ngành tư pháp và viện kiểm sát về việc chậm trễ khi giải quyết vụ án dân sự, kinh doanh thương mại.

Thế nhưng, câu trả lời qua quýt đến nỗi ông Hồng phải bấm nút tranh luận một lần nữa vào phiên họp kế tiếp. Ông nói: “Cám ơn đồng chí viện trưởng và đồng chí chánh án đã trả lời câu hỏi của tôi hết sức ngắn gọn, rõ ràng và đơn giản, chỉ có ba ý. Nguyên nhân do chứng cứ chậm, do lỗi chủ quan và đặc thù của án dân sự. Sự ngắn gọn, rõ ràng, đơn giản đến mức phải nói thật, tôi cảm thấy có phần hơi thất vọng và hoang mang”.

Ông Hồng cho hay ông thất vọng bởi thực trạng như vậy nhưng viện trưởng và chánh án không đưa ra được giải pháp khắc phục. Còn hoang mang ở chỗ câu trả lời khiến ông hiểu rằng “án dân sự là vậy; nó đã, đang là như vậy và tương lai cũng đành cầm lòng vậy”. Ông cũng cho biết ông nắm giữ tư liệu về việc rất nhiều hồ sơ VKS đề nghị chuyển, tòa án không chuyển nhưng không có lý do.

Sự hoang mang của các Đại biểu, của dư luận có lẽ cũng không chỉ dừng ở đây. Tại Hội nghị Hội đồng chánh án các nước ASEAN (CACJ) lần thứ 8, tổ chức tại Hà Nội ngày 5/11 vừa qua, Chánh án TAND Tối cao Việt Nam Nguyễn Hòa Bình được bầu làm Chủ tịch hội đồng Chánh án các nước ASEAN nhiệm kỳ 2020-2021. Trên cương vị đó, ông hẳn là cần một lý lịch “sạch sẽ, hoàn mỹ không tì vết” để duy trì uy tín của mình. Nhưng sự tín nhiệm ấy liệu có thể kiến tạo được hay không khi có quá nhiều tiếng nói đối lập về ngành tư pháp dưới thời ông, cũng như chính bản thân ông như thế?

Từ Thức - Theo Tinh Hoa

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP