Từ đầu năm đến nay, cả nước có 96.002 ca mắc sốt xuất huyết

Từ đầu năm đến nay, cả nước có 96.002 ca mắc sốt xuất huyết

Từ đầu năm đến nay, cả nước có 96.002 ca mắc sốt xuất huyết

Từ đầu năm đến nay, cả nước có 96.002 ca mắc sốt xuất huyết

Từ đầu năm đến nay, cả nước có 96.002 ca mắc sốt xuất huyết
Từ đầu năm đến nay, cả nước có 96.002 ca mắc sốt xuất huyết
Thứ hai, 30-12-2024 00:23, (GMT+07:00)
Từ đầu năm đến nay, cả nước có 96.002 ca mắc sốt xuất huyết
20-07-2019 07:53

Theo Bộ y tế, tính từ đầu năm 2019 đến nay, cả nước đã ghi nhận 96.002 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 7 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm ngoái, số ca mắc tăng đến 3,2 lần.

Ngày 19/7, tại TP.HCM, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết năm 2019.

Theo báo cáo ngày 4/7/2019 của Tổ chức Y tế thế giới, tình hình sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp và ghi nhận số mắc tăng cao tại nhiều quốc gia. Từ đầu năm đến nay, Philippines đã ghi nhận 92.267 trường hợp mắc, trong đó có 398 trường hợp tử vong, số mắc tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ 2018; Malaysia đã ghi nhận 62.421 trường hợp mắc, trong đó có 93 trường hợp tử vong, số mắc tăng gấp đôi so với cùng kỳ 2018; nhiều nước như: Lào, Singapore, Campuchia, Trung Quốc… đã ghi nhận số mắc hàng tuần tăng cao so với cùng kỳ 2018 và dự báo còn diễn biến phức tạp, gia tăng trong thời gian tới.

Tại Việt Nam, tính từ đầu năm 2019 đến nay, cả nước đã ghi nhận 96.002 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 7 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm ngoái, số ca mắc tăng đến 3,2 lần.

Đặc biệt, trong 5 tuần gần đây số ca mắc sốt xuất huyết tăng nhanh tại 34 tỉnh, thành phố của các khu vực miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam. Tình hình bệnh sốt xuất huyết được dự báo sẽ diễn biến cực kỳ phức tạp từ nay đến cuối năm, có nguy cơ bùng phát dịch trên cả nước.

Tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng việc truyền thông ngành Y tế các địa phương chưa hiệu quả cao. Truyền thông sốt xuất huyết mà kêu gọi phát quang bụi rậm, khai thông cống rãnh, vệ sinh môi trường là hoàn toàn sai, không giải quyết được lăng quăng và muỗi gây sốt xuất huyết.

Tôi đã nói nhiều lần, muỗi sốt xuất huyết là con muỗi ‘quý tộc’, chỉ sinh sản ở nước sạch, chủ yếu là nước ở trong các chai, lọ, vỏ dừa, bẹ lá… Vì vậy, con muỗi gây sốt xuất huyết chỉ đẻ trong môi trường nước sạch, muốn phòng chống bệnh sốt xuất huyết phải lật úp những vật dụng chứa nước trên, không để nước đọng ở đó thì sẽ không có lăng quăng, không sinh muỗi sốt xuất huyết” – bà Tiến cho hay.

Bộ trưởng Y tế cũng phê bình việc truyền thông sốt xuất huyết mà tập trung quay phim, chụp ảnh những bệnh nhân sốt xuất huyết đang điều trị ở bệnh viện rồi đưa thông tin có bao nhiêu bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, bệnh nặng nhiều, bệnh viện quá tải,…

Tại sao không chúng ta không tập trung hướng dẫn cho người dân cách phòng ngừa sốt xuất huyết để không mắc bệnh. Khi mắc bệnh rồi truyền thông như thế thì có hiệu quả gì?” – bà Tiến nói.

Về điều trị bệnh nhân bị bệnh, Bộ trưởng yêu cầu các bệnh viện cần phân loại không để bệnh nhân nằm la liệt, người bị bệnh nặng nằm chung với người mới bị bệnh.

Bệnh viện cần nhận biết bệnh nào nặng nhẹ phân loại để khám chữa cho phù hợp, những bệnh nhân ở độ 3, độ 4 thì chuyển về bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện vệ tinh, không tập trung tất cả bệnh nhân tại bệnh viện tuyến trên, khi đông bệnh nhân quá sẽ không thể kiểm soát hết được.

Các bệnh viện để cho những bệnh nhẹ nhập viện, hoặc không chuyển xuống tuyến dưới là do cả nể bệnh nhân, hoặc vì tự chủ tài chính muốn có thêm thu nhập. Bệnh nhân nhập viện quá đông, có cả bệnh nặng lẫn bệnh nhẹ nên các bác sĩ phải dành thời gian thăm khám bệnh nhẹ, không có nhiều thời gian theo dõi, chăm sóc bệnh nhân nặng. Đây là nguyên nhân khiến bệnh nhân bị tử vong” – bà Kim Tiến chia sẻ

Để phòng chống bệnh sốt xuất huyết, Bộ Y tế khuyến cáo:

1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

2. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu hoặc hóa chất diệt ấu trùng vào bát nước kê chân chạn.

3. Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…

4. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

5. Tích cực phối hợp với Ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

6. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Minh Long - Theo trithucvn.net

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP