Truyền thông Mỹ: Cách xử lý vấn đề của Hồng Kông mang đến nguy hiểm cho Tập Cận Bình

Truyền thông Mỹ: Cách xử lý vấn đề của Hồng Kông mang đến nguy hiểm cho Tập Cận Bình

Truyền thông Mỹ: Cách xử lý vấn đề của Hồng Kông mang đến nguy hiểm cho Tập Cận Bình

Truyền thông Mỹ: Cách xử lý vấn đề của Hồng Kông mang đến nguy hiểm cho Tập Cận Bình

Truyền thông Mỹ: Cách xử lý vấn đề của Hồng Kông mang đến nguy hiểm cho Tập Cận Bình
Truyền thông Mỹ: Cách xử lý vấn đề của Hồng Kông mang đến nguy hiểm cho Tập Cận Bình
Thứ bảy, 28-12-2024 14:45, (GMT+07:00)
Truyền thông Mỹ: Cách xử lý vấn đề của Hồng Kông mang đến nguy hiểm cho Tập Cận Bình
14-09-2019 15:11

Truyền thông Hoa Kỳ cho rằng, sự hỗn loạn ở Hồng Kông có khả năng sẽ mang đến nguy hiểm cho Tập Cận Bình, làm tăng thêm sự bất mãn và xung đột trong nội bộ các tầng lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Cuộc vận động phản đối dự luật dẫn độ vẫn được tiếp tục, chính phủ Hồng Kông đã chậm trễ khi rút lại dự luật này, cũng không đáp ứng các yêu cầu quan trọng khác của người biểu tình, gây nên tình thế không thể dẹp yên được. Cùng lúc đó, có thể là do đấu đá nội bộ, lãnh đạo Bắc Kinh mà đứng đầu là Tập Cận Bình, đối với những biện pháp xử lý vấn đề ở Hồng Kông đã để lại nhiều nghi ngờ.

Sự hỗn loạn ở Hồng Kông có khả năng sẽ mang đến nguy hiểm cho Tập Cận Bình.
Sự hỗn loạn ở Hồng Kông có khả năng sẽ mang đến nguy hiểm cho Tập Cận Bình. (Ảnh: SCMP)

Tờ New York Times đã đăng một bài báo vào ngày 7/9 nói rằng, cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ của Hồng Kông kéo dài ba tháng đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới, cùng với đó là sự phẫn nộ của người dân Hồng Kông đang không ngừng tăng lên. Bài báo cho rằng, Bắc Kinh đã cố tình dùng cách phản ứng chậm chạp để đối phó với một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng đang biến hóa với tốc độ nhanh chóng.

Ví dụ như, ban đầu Bắc Kinh cho phép Lâm Trịnh Nguyệt Nga tạm dừng dự luật dẫn độ, nhưng không cho phép bà rút lại nó hoàn toàn. Sự nhượng bộ một phần này phản ánh chiến thuật cứng rắn của lãnh đạo Bắc Kinh, tuy nhiên nó lại khiến hoạt động kháng nghị càng lớn hơn. Bài viết cho hay, hành động rút lại hoàn toàn dự luật dẫn độ của Lâm Trịnh Nguyệt Nga được coi là quá ít và quá trễ.

Ngoài ra, khi Thủ tướng Lý Khắc Cường của Trung Quốc và Thủ tướng Merkel của Đức tổ chức một cuộc họp báo, giới lãnh đạo cao nhất ở Bắc Kinh lần đầu tiên đã bày tỏ thái độ về vấn đề ở Hồng Kông. 

Ông Lý Khắc Cường đã nói “một quốc gia hai chế độ, người Hồng Kông quản lý Hồng Kông, tự trị cao độ” là nguyên tắc bất biến, cũng nhắc lại rằng chính phủ Bắc Kinh ủng hộ Hồng Kông “dựa vào pháp luật để ngăn cản bạo loạn”.

Bài báo cho hay, giới chức cao tầng trong ĐCSTQ đối với vấn đề ở Hồng Kông thì có những cách giải quyết khác nhau. Theo Jean Pierre Cabestan, chuyên gia nghiên cứu vấn đề chính trị của Trung Quốc, giáo sư chính trị học của trường đại học Baptist của Hồng Kông, thì trong cuộc họp Bắc Đới Hà, dường như đã xảy ra tranh luận. Có người kiến nghị là nhượng bộ, nhưng có người lại yêu cầu phải hành động mạnh mẽ hơn.

Điều này cho thấy giới cao tầng của ĐCSTQ có sự phân chia rõ ràng, đây là phản ứng của chính phủ Bắc Kinh đối với quyết định rút lại hoàn toàn dự luật dẫn độ của Trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga.

Vào ngày 3/9, các quan chức cấp cao của Văn phòng sự vụ Hồng Kông –  Ma Cao của ĐCSTQ vẫn còn tuyên bố rằng, sẽ không nhượng bộ với bất kể yêu cầu nào của người biểu tình ở Hồng Kông. Nhưng chỉ một ngày sau đó, Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố rút lại hoàn toàn dự luật dẫn độ, bà còn tỏ ra rằng hành động lần này đã nhận được sự đồng ý của Bắc Kinh. 

Trưởng Đặc khu Hành chính Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga.
Trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga. (Ảnh: El Correo)

Từ các quan chức của văn phòng Hồng Kông – Ma Cao, đến văn phòng liên lạc Trung Quốc, Bộ Ngoại giao, thậm chí ngay cả các phương tiện truyền thông cũng đều giữ im lặng. Bài báo cho rằng, sự im lặng của các quan chức ĐCSTQ và các phương tiện truyền thông đối với hành động nhượng bộ của Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho thấy, Bắc Kinh muốn ức chế việc thảo luận công khai ở Trung Quốc. 

Điều chính quyền Trung Quốc sợ hãi nhất chính là biến động chính trị lớn hơn và thậm chí là tổng tuyển cử trên đường phố Hồng Kông có thể lan rộng đến Trung Quốc. Do đó kể từ khi bùng nổ phong trào phản đối dự luật dẫn độ đến nay, Bắc Kinh đã dùng những thông tin giả dối để tuyên truyền nhắm vào những người biểu tình ở Hồng Kông và những người lãnh đạo phản đối.

Nhà phân tích chính trị Bắc Kinh Ngô Cường cho rằng, vì trước mắt không có một cách nào tốt hơn để giải quyết cuộc khủng hoảng này, Bắc Kinh đành phải dùng sách lược trì hoãn: “Cách nghĩ của chính phủ là chờ cho sự tình phát sinh biến hóa, rồi chờ cho nó tự động kết thúc”.

Nhưng kết quả của sự chậm trễ này lại mang tới hiệu ứng ngược, thay vì hóa giải hoặc khống chế được cuộc khủng hoảng, Bắc Kinh đang nới rộng khoảng cách hơn giữa chính phủ trung ương và người dân Hồng Kông.

Tờ New York Times đưa tin rằng, trên thực tế, việc xử lý vấn đề Hồng Kông của Tập Cận Bình cũng giống như cách ông xử lý cuộc chiến thương mại với Mỹ, với ý đồ trì hoãn để chờ sự biến hóa, nhưng sự kéo dài này đã không mang lại kết quả tốt hơn.

Phó giáo sư Phương Chí Hằng của học viện nghiên cứu Hồng Kông, đại học giáo dục Hồng Kông, cho rằng Bắc Kinh “đánh giá quá cao năng lực khống chế tình hình của mình, và đánh giá thấp tính phức tạp ở Hồng Kông”.

Người biểu tình Hồng Kông tiếp tục xuống đường dù dự luật dẫn độ đã được thu hồi. (Ảnh: BBC)

Bài báo cho rằng, sự hỗn loạn ở Hồng Kông có thể mang lại nguy hiểm cho Tập Cận Bình, đặc biệt là nếu như vấn đề ở Hồng Kông làm gia tăng sự bất mãn và xung đột đối với các vấn đề khác trong nội bộ các tầng lãnh đạo của ĐCSTQ.

Giới quan sát bên ngoài lo ngại rằng, sau khi quốc hội Hoa Kỳ họp lại vào ngày 9/9, rất có thể “Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông” sẽ sớm được thảo luận, một khi dự luật này được thông qua, nó sẽ tạo ra một ràng buộc lớn đối với nỗ lực của ĐCSTQ trong việc hạn chế sức mạnh của Hồng Kông. Bởi vậy trong nội bộ ĐCSTQ sẽ có không ít phàn nàn về việc xử lý không thích đáng của Tập Cận Bình, gây nên tình cảnh khó khăn như hiện nay ở Hồng Kông.

Ngoài ra, Tập Cận Bình vào ngày 3/9 tại Trường đảng Trung ương đã đưa ra cảnh cáo, trong lúc phát biểu đã sử dụng mấy chục lần từ “đấu tranh”, từ ngữ mang đầy mùi thuốc súng. Một lần hiếm hoi ở trong bài phát biểu có nói tới “Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan sẽ phải đối mặt với những cuộc đấu tranh lớn”.

Bài phát biểu này được đưa ra sau khi Bộ Chính trị ĐCSTQ tổ chức một cuộc họp vào ngày 30/8 để định ra vào tháng 10 sẽ tổ chức Hội nghị Trung ương 4 khóa 19.

Cố Vi Quần, tiến sĩ chính trị học của đại học Harvard nước Mỹ, nói với đài Á Châu Tự Do rằng, Hội nghị Trung ương 4 mặc dù đã tuyên bố sẽ diễn ra vào tháng 10, nhưng khả năng vẫn sẽ có biến số, mà đại lượng biến đổi lớn nhất đó chính là vấn đề Hồng Kông.

Có phân tích cho rằng, Tập Cận Bình sở dĩ rơi vào tình trạng khốn cùng như hiện nay, là bởi vì ông ta muốn bảo vệ đảng, bảo vệ quyền lực của mình. Hiện tại Tập Cận Bình đang rơi vào một tình thế vô cùng nguy hiểm.

Theo Tinh Hoa

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP