Trước thềm “Lưỡng hội”, Tập Cận Bình nói “không muốn giằng co”

Trước thềm “Lưỡng hội”, Tập Cận Bình nói “không muốn giằng co”

Trước thềm “Lưỡng hội”, Tập Cận Bình nói “không muốn giằng co”

Trước thềm “Lưỡng hội”, Tập Cận Bình nói “không muốn giằng co”

Trước thềm “Lưỡng hội”, Tập Cận Bình nói “không muốn giằng co”
Trước thềm “Lưỡng hội”, Tập Cận Bình nói “không muốn giằng co”
Thứ bảy, 11-01-2025 02:56, (GMT+07:00)
Trước thềm “Lưỡng hội”, Tập Cận Bình nói “không muốn giằng co”
20-05-2020 09:47

Trước ngày diễn ra “Lưỡng hội” (2 cuộc họp thường niên của ĐCSTQ), Tập Cận Bình đã đến Sơn Tây thị sát và bất ngờ đề cập đến câu nói “Không giằng co” của Hồ Cẩm Đào vào năm đó, việc này đã khiến dư luận có nhiều suy đoán khác nhau.

Trước thềm “Lưỡng hội”, Tập Cận Bình đề cập đến câu nói “không muốn giằng co” của Hồ Cẩm Đào năm xưa khiến dư luận chú ý. (Ảnh: NTD)

Lưỡng hội của ĐCSTQ bị trì hoãn hơn hai tháng do dịch bệnh sẽ được tổ chức vào cuối tháng 5 này. Trước thềm hội nghị, Tập Cận Bình đã rời Bắc Kinh và xuất hiện ở Sơn Tây để thị sát từ ngày 11 đến ngày 12/5, Tập đã nói trong khi khảo sát: “Trong quá trình chuyển đổi và phát triển, Sơn Tây phải có ý thức cấp bách và kế hoạch chiến lược dài hạn, phải kiên nhẫn, phải kiên trì với những điều đúng đắn, không được lặp lại, không được giằng co.”

Tập Cận Bình đột nhiên đề cập đến câu nói “không giằng co” của Hồ Cẩm Đào vào năm đó đã khiến dư luận chú ý. Vào ngày 15, tờ RFI đã đăng bài phân tích, Tập Cận Bình không muốn giằng co!

Bài báo cho biết, Hồ Cẩm Đào vào năm đó đã nói: “không dao động, không lười biếng, không giằng co”. Khác với Tập, Hồ luôn nói “không giằng co” từ đầu đến cuối. Dưới thời Tập cầm quyền, dường như ngày nào cũng phải giằng co, vào thời điểm đầu của chiến dịch chống tham nhũng, có rất nhiều người đã khen ngợi, sau đó dần dần phát hiện ra đó chỉ là một cuộc thanh trừng những kẻ bất đồng chính kiến mà thôi, sau đó lại bãi bỏ chế độ nhiệm kỳ Chủ tịch nước, quyền lực của Tập cũng đã đạt đến đỉnh cao, nhưng sau đó tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Trước thềm hội nghị, Tập Cận Bình đã rời Bắc Kinh và xuất hiện ở Sơn Tây để thị sát từ ngày 11 đến ngày 12/5. (Ảnh: NTD)

Đầu tiên là sự bùng nổ của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, đã giằng co trong gần 2 năm, điều này không chỉ làm suy giảm nghiêm trọng nền kinh tế Trung Quốc, mà còn khiến chính quyền Bắc Kinh rơi vào tình thế bị động. Đúng là họa vô đơn chí, cuộc chiến thương mại vẫn chưa được giải quyết êm xuôi thì Chính phủ Hồng Kông chỉnh sửa “Điều lệ dẫn độ” dẫn đến làn sóng biểu tình phản đối trên quy mô lớn, kéo dài suốt nửa năm, đến giờ vẫn còn đang rất nghiêm trọng.

Vào cuối năm ngoái, đại dịch virus Vũ Hán đã bùng phát, ĐCSTQ che giấu dịch bệnh, bóp méo sự thật, làm lỡ mất khoảng thời gian tốt nhất để phòng chống dịch, gây ra những tổn thất nặng nề về tính mạng và tài sản, dẫn đến làn sóng yêu cầu truy cứu trách nhiệm và bắt bồi thường của các nước trên thế giới.

Ngoại trừ việc truy cứu trách nhiệm và đòi bồi thường, dịch bệnh cũng làm cho nền kinh tế Trung Quốc bị khủng hoảng, khủng hoảng tài chính địa phương, các công ty nước ngoài rút lui khỏi Trung Quốc, các doanh nghiệp trong nước đóng cửa quy mô lớn và làn sóng thất nghiệp gia tăng, những sinh viên tốt nghiệp khóa này khó kiếm được việc làm, khủng hoảng thiếu lương thực, vấn đề Hồng Kông, vấn đề Đài Loan, rồi thỏa thuận thương mại Trung-Mỹ có nên thực hiện hay không, chính quyền ĐCSTQ như đang đứng trên bờ vực sụp đổ.

Reuters đã có được một báo cáo nội bộ của ĐCSTQ, trong đó đã nhắc nhở cấp cao nhất của ĐCSTQ, hiện tại, dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát đã làm cho sự thù địch của xã hội quốc tế đối với ĐCSTQ đạt đến mức độ chưa từng thấy kể từ “Sự kiện Lục tứ” năm 1989 (thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989). Báo cáo cảnh cáo, trong trường hợp xấu nhất, căng thẳng dữ dội giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể dẫn đến một cuộc xung đột quân sự giữa hai nước.

Đối mặt với sự đan xen của các sự kiện lớn khác nhau, tờ RFI chất vấn, “không giằng co” của Tập Cận Bình là để yên? Tỉnh ngộ? Chán ghét? Bất đắc dĩ? Hay là cảnh cáo cấp dưới đừng giằng co lung tung, đừng làm người hai mặt, phải luôn “giữ gìn 2 điều”, tức là duy hộ hạch tâm của Tập và bản thân Tập.

Bài báo cho rằng, vào ngày 15/5, Tập Cận Bình đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị để thảo luận về báo cáo công tác của chính phủ, tổng kết năm vừa qua và lên kế hoạch cho năm tiếp theo. Nhưng năm ngoái tình hình kinh tế của Trung Quốc không được tốt lắm, và không dễ để tổng kết.

Bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, GDP quý đầu tiên xuất hiện tăng trưởng âm hiếm có, thủ tướng Lý Khắc Cường chủ trì cuộc họp vào ngày 13/5, đã không đề cập đến mục tiêu GDP hàng năm, như vậy, báo cáo công tác của chính phủ ĐCSTQ được công bố trong Lưỡng hội sẽ đặt ra mục tiêu kinh tế năm 2020 như thế nào đây?

Bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, GDP quý đầu tiên xuất hiện tăng trưởng âm hiếm có, Lưỡng hội sẽ đặt ra mục tiêu kinh tế năm 2020 như thế nào đây? (Ảnh: Twitter)

Bài báo cho biết, khó khăn trùng điệp, mục tiêu không rõ, nhưng Lưỡng hội không giống như bình thường, còn phải để ý đến các câu hỏi lặp lại của hàng ngàn nhà báo nước ngoài đến Bắc Kinh, năm nay vì dịch bệnh, quan chức ĐCSTQ cũng đã nói rõ, không mời các nhà báo nước ngoài đến Bắc Kinh. Như vậy thì áp lực của các đại biểu ở Lưỡng hội đã giảm đi rất nhiều, về cơ bản là đóng cửa lại rồi tổ chức họp, trên danh nghĩa là chống dịch.

Lưỡng hội của ĐCSTQ được tổ chức vào tháng 3 hàng năm đã bị hoãn lại trong năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh. Ngày 29/4, Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc đã thông qua nghị quyết, Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh vào ngày 22/5. Hội nghị Hiệp thương Chính trị sẽ được tổ chức vào ngày 21/5.

Mặc dù thời điểm diễn ra Lưỡng hội đã được xác định, nhưng chính quyền đã không công bố thêm chi tiết như thời gian họp và chương trình nghị sự. Ngoại giới suy đoán, điểm đáng quan tâm nhất trong Lưỡng hội năm nay sẽ là kinh tế, bởi vì dịch bệnh đã gây ra tổn thất lớn cho nền kinh tế Trung Quốc trong quý đầu tiên.

Tuy nhiên, ngoại giới chất vấn, Trung Quốc – nơi bắt nguồn của dịch bệnh, tại sao lại muốn tổ chức Lưỡng hội trong khi dịch bệnh trong nước vẫn chưa kết thúc? Bình luận cho rằng, tổ chức Lưỡng hội không chỉ tượng trưng cho “dịch bệnh có thể được ngăn chặn và kiểm soát”, chính quyền cũng có thể tránh được sự truy cứu trách nhiệm bằng cách ca ngợi các anh hùng chống dịch, đồng thời, cũng có thể chuẩn bị cho cuộc đấu tranh chính trị sau Lưỡng hội, tiến thêm một bước nữa củng cố quyền lực.

Tiết Trì, một học giả nghiên cứu về các vấn đề Trung Quốc nói rằng, dịch bệnh chưa hoàn toàn biến mất, đại biểu của phiên họp, cộng với đội ngũ nhân viên, đã tập hợp ít nhất hàng chục nghìn người, đây là một chuyện rất nguy hiểm. Về việc Lưỡng hội có thể được tổ chức đúng thời gian hay không còn phụ thuộc vào tình hình “kiểm soát” virus Vũ Hán.

Minh Huy - Theo Tinh Hoa

 
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP