Trung Quốc vừa cầu hòa với Mỹ vừa bắt giữ người Hong Kong, chuyên gia phân tích nước cờ của Bắc Kinh

Trung Quốc vừa cầu hòa với Mỹ vừa bắt giữ người Hong Kong, chuyên gia phân tích nước cờ của Bắc Kinh

Trung Quốc vừa cầu hòa với Mỹ vừa bắt giữ người Hong Kong, chuyên gia phân tích nước cờ của Bắc Kinh

Trung Quốc vừa cầu hòa với Mỹ vừa bắt giữ người Hong Kong, chuyên gia phân tích nước cờ của Bắc Kinh

Trung Quốc vừa cầu hòa với Mỹ vừa bắt giữ người Hong Kong, chuyên gia phân tích nước cờ của Bắc Kinh
Trung Quốc vừa cầu hòa với Mỹ vừa bắt giữ người Hong Kong, chuyên gia phân tích nước cờ của Bắc Kinh
Thứ sáu, 10-01-2025 16:22, (GMT+07:00)
Trung Quốc vừa cầu hòa với Mỹ vừa bắt giữ người Hong Kong, chuyên gia phân tích nước cờ của Bắc Kinh
12-08-2020 21:38

Gần đây, thủ đoạn ngoại giao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không còn cứng rắn như trước. Tuy nhiên trong khi kêu gọi cầu hoà với Hoa Kỳ, họ cũng lại thực hiện các biện pháp chế tài chống lại Hoa Kỳ và bắt giữ người dân Hong Kong. Chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc cho rằng việc ĐCSTQ cầu hoà là giả vờ và tất cả các hành động của nó là vì an toàn của chế độ.

ĐCSTQ giảm nhẹ tuyên truyền và giả vờ cầu hoà

Hôm 4/8, khi tham gia một diễn đàn bình luận, ông Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai), Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, tuyên bố rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ nên hợp tác hơn là đối đầu với nhau. Vào ngày 5/8, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) cho biết trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền thông đảng rằng ĐCSTQ có thể khởi động lại cơ chế đối thoại với Hoa Kỳ bất kỳ lúc nào;

Vào ngày 7/8, ông Dương Khiết Trì (Yang Jiechi), Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương ĐCSTQ, đã đăng một bài báo dài nói rằng sẽ “kiên định duy trì và ổn định mối quan hệ Trung - Mỹ”. Ngay cả vào ngày 10/8 khi ông trùm truyền thông Hong Kong Jimmy Lai và 9 người khác bất ngờ bị bắt giữ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn cao giọng tuyên bố rằng họ không có ý định tham gia vào cuộc đối đầu ý thức hệ, đồng thời kêu gọi Trung Quốc và Hoa Kỳ tiến hành đối thoại thẳng thắn và hiệu quả.

Về loạt tín hiệu cầu hòa của ĐCSTQ, nhà quan sát các vấn đề thời sự Giang Phong (Jiang Feng) đã phân tích trên kênh truyền thông cá nhân rằng, ĐCSTQ thể hiện thủ đoạn mềm mỏng là để cho Hoa Kỳ xem, họ cho rằng ông Trump có thể vì thế mà sẽ do dự trong việc thực hiện các lệnh trừng phạt đối với Luật An ninh Quốc gia Hong Kong, và Bắc Kinh sẽ lợi dụng cơ hội này để điều chỉnh cục diên căng thẳng giữa hai bên.

Nhà bình luận các vấn đề thời sự Đường Tịnh Viễn (Tang Jingyuan) nói với The Epoch Times rằng, ĐCSTQ coi Hoa Kỳ là kẻ thù không đội trời chung và điều này sẽ không bao giờ thay đổi. Những lời lẽ mềm mỏng của họ giống như một bài kiểm tra, để xem liệu Hoa Kỳ có còn có thể hòa hoãn với nó hay không, và cũng để kiểm tra xem liệu cách sử dụng ngôn ngữ lừa gạt mà trước đây vẫn thuận buồm xuôi gió nay còn hiệu quả hay không.

 

Nhà bình luận chính trị đương thời Tần Bằng (Qin Peng) cũng nói trên trang cá nhân rằng hành động tự hạ thấp bản thân của ĐCSTQ là biểu hiện giả dối. Nó không hề thay đổi chính sách đối ngoại của mình đối với Hoa Kỳ, chỉ là cố gắng không leo thang thành một cuộc chiến tranh nóng trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Ông nói: "ĐCSTQ luôn mơ ước tiêu diệt Hoa Kỳ và chiếm quyền bá chủ toàn cầu. Đó là bộ mặt thật của ‘cộng đồng nhân loại cùng chung vận mệnh’ (Community of shared future for mankind) do ĐCSTQ lãnh đạo".

Hành động chống trả lại lệnh chế tài của Mỹ chỉ có ý nghĩa tuyên truyền

Ngoài miệng thì cầu hoà nhưng hôm 10/8, ĐCSTQ đã công bố các lệnh trừng phạt đối với 11 nhà hoạt động chính trị và nhân quyền Mỹ để trả đũa lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.

Ông Đường Tịnh Viễn nói rằng các biện pháp trừng phạt của ĐCSTQ mang tính chất tuyên truyền nhiều hơn chứ thực chất không có nghĩa lý gì. “ĐCSTQ chỉ thông báo rằng 11 người Mỹ này sẽ không được cấp thị thực và không được đến Trung Quốc hoặc Hong Kong. Ngoài đó ra thì không có lệnh chế tài nào khác".

Ông nói rằng vòng "chiến tranh chế tài" lần này của Trung - Mỹ này rất giống với cuộc chiến thương mại thời kỳ đầu, Mỹ có rất nhiều phương pháp và chiến lược, nhưng ĐCSTQ không có gì để đưa ra và hầu như không có cách nào để trả đũa. Rõ ràng là trong danh sách trừng phạt 11 người, ba nghị sĩ trong số đó — Marco Rubio, Ted Cruz và Chris Smith — đều là những người đã được đưa vào danh sách chế tài từ lần trước khi ĐCSTQ trả đũa lệnh chế tài 4 quan chức Tân Cương của Mỹ. 

Ông Đường nói: "Lần này nó lại đưa ra ba người này, có thể nói là nó đã ‘hết gạo nấu cơm' rồi, không còn cách nào khác, nhưng nó lại muốn nhặt nhanh cho đủ số lượng, trên bề mặt là để đồng đẳng với Mỹ, vì Mỹ đã chế tài 11 người của nó. Tuy nhiên nhặt hết rồi cũng không đủ ‘11 hạt’, cũng không dám mở rộng chiến tranh tìm ba người khác để chế tài, vậy nên mới xuất hiện hiện tượng đáng xấu hổ này".

ĐCSTQ bắt người Hong Kong để bảo vệ chế độ

Vào ngày 10/8, chính quyền Hong Kong đã bắt giữ 10 công dân Hong Kong, bao gồm cả tỷ phú truyền thông Jimmy Lai - người sáng lập tập đoàn Next Digital, vì vi phạm “Luật An ninh Quốc gia Hong Kong". Từ tối ngày 11/8 đến rạng sáng ngày 12/8, đã có 8 người được tại ngoại.

Ông Đường Tịnh Viễn phân tích rằng mục tiêu cuối cùng trong hành động lần này của ĐCSTQ là đảm bảo sự an toàn của chế độ, bao gồm các khía cạnh sau:

Trước hết, “Luật An ninh Quốc gia Hong Kong” do đích thân ông Tập Cận Bình xúc tiến và được Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc ĐCSTQ thông qua. Nếu luật này đứt gánh giữa đường, đó sẽ là một thất bại khác đối với ông Tập trên phương diện chính trị, hơn nữa sẽ không có ai có thể làm lá chắn cho Tập, ông ta phải tự gánh chịu hậu quả;

Mặt khác, việc Mỹ đưa ra lệnh chế tài là do Bắc Kinh đã cưỡng chế thi hành “Luật An ninh Quốc gia Hong Kong", động thái của Mỹ đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến lợi ích ở Hong Kong của nhiều gia tộc quyền lực hơn trong nội bộ ĐCSTQ. Do đó, ông Tập Cận Bình đang phải đối mặt với áp lực từ bên trong đảng. Nếu Luật An ninh Quốc gia không thể được thúc đẩy, thế lực của ông ta nhất định sẽ phải hứng chịu những trận công kích còn lớn hơn từ trong đảng. Theo bản chất của thể chế ĐCSTQ, nếu ông Tập Cận Bình không tách khỏi nó thì ông ta sẽ chỉ có thể tiếp tục mắc sai lầm và phạm sai lầm đến cùng, không còn lối thoát nào khác.

Thứ hai, việc ĐCSTQ bắt giữ ông Jimmy Lai và các quản lý cấp cao khác của Apple Daily không chỉ đơn giản là trả đũa, mục đích thực sự là bắt đầu đàn áp quyền tự do báo chí ở Hong Kong một cách có hệ thống. ĐCSTQ phải hủy hoại hoàn toàn quyền tự do báo chí ở Hong Kong thì “Luật An ninh Quốc gia Hong Kong” mới có thể có chỗ đứng.

ĐCSTQ rất coi trọng dư luận, nó sử dụng dư luận như một công cụ để lừa dối công chúng, cũng biết rõ lực sát thương của tự do báo chí. Liệu Hong Kong có thể tiếp tục duy trì quyền tự do báo chí hay không là chìa khóa cho việc liệu ĐCSTQ có thể thực sự nội địa hóa Hong Kong hay không.

Hơn nữa, khi ĐCSTQ đi đến bước này, trên thực chất đã đem an toàn của chế độ với việc thực thi Luật An ninh Quốc gia Hong Kong có suôn sẻ hay không buộc chặt cùng một chỗ. Nó một tay thúc đẩy “Luật An ninh Quốc gia Hong Kong" thành một sự kiện quốc tế, thậm chí đã trở thành tâm điểm của ván cờ giữa toàn bộ thế giới phương Tây và nó, gần tương đương với trận chiến Berlin trong Chiến tranh Lạnh.

Ông Đường cho rằng, trong bối cảnh như vậy, ĐCSTQ cho rằng các lệnh trừng phạt hiện tại của Hoa Kỳ chỉ nhằm vào một số quan chức ĐCSTQ và chỉ làm mất đi một số lợi ích của họ; còn việc nắm được Hong Kong có liên quan đến an ninh của toàn bộ chế độ. So sánh mức độ thiệt hại của hai sự việc, đương nhiên nó sẽ chọn quân cờ nào có giá trị hơn, bất luận thế nào thì ĐCSTQ cũng sẽ phải thực thi “Luật An ninh Quốc gia Hong Kong”.

Hoa Kỳ coi ĐCSTQ là một tổ chức khủng bố, các quan chức cấp cao Bộ Chính trị đều có thể bị chế tài

Ông Đường Tịnh Viễn phân tích rằng chính phủ Hoa Kỳ đã nhìn rõ bản chất của ĐCSTQ. Ông Pompeo nói rõ rằng nguyên tắc đối phó với ĐCSTQ trong tương lai là "không tin tưởng và cần kiểm chứng" (distrust and verify), có nghĩa là Mỹ sẽ không còn quan tâm đến lời nói của ĐCSTQ nữa mà chỉ nhìn vào hành động của họ. Nguyên tắc hành động của Hoa Kỳ trở thành: Anh có hành động gì, tôi sẽ đáp trả bằng hành động tương ứng.

Ông cho biết, một nguyên tắc cơ bản của Hoa Kỳ đối với tất cả các hành vi thuộc chủ nghĩa khủng bố là không đàm phán, mà nhìn vào hành động. Do đó, Hoa Kỳ về cơ bản đã coi chế độ ĐCSTQ là một chế độ bất hợp pháp và một tổ chức khủng bố.

 

Ông cũng cho rằng nếu Hoa Kỳ áp đặt vòng trừng phạt tiếp theo, các quan chức cấp cao ở cấp Bộ Chính trị của ĐCSTQ sẽ không thoát khỏi. Ông nói: “Làn sóng trừng phạt đầu tiên ở Hoa Kỳ có mức độ tương đối thấp, quan chức cấp cao nhất trong danh sách mới chỉ đến Hạ Bảo Long (Xia Baolong), Giám đốc Văn phòng các vấn đề Hong Kong và Ma Cao. Theo tôi, vòng trừng phạt đầu tiên của Hoa Kỳ chỉ mang tính cảnh cáo, mục đích là chừa lại một chỗ trống cho các lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ”.

"Nhưng chúng tôi thấy rằng bản thân ĐCSTQ không muốn chỗ trống này. Nó nhất quyết làm theo ý mình, cũng muốn sai phạm đến cùng. Vậy thì trong đợt chế tài tiếp theo của Hoa Kỳ, tôi nghĩ rằng việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức cấp cao ở cấp Bộ Chính trị là điều đương nhiên. Việc này đối với Hoa Kỳ mà nói không có gì là khó khăn, lệnh chế tài trước đây đối với Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo) đã phá vỡ tiền lệ. Trần Toàn Quốc là Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ, Mỹ đã chế tài đến cấp lãnh đạo này rồi".

Đông Phương

Theo The Epoch Times

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP