Trung Quốc tạo ra bào thai người lai khỉ, gây bùng nổ cuộc tranh cãi đạo đức

Trung Quốc tạo ra bào thai người lai khỉ, gây bùng nổ cuộc tranh cãi đạo đức

Trung Quốc tạo ra bào thai người lai khỉ, gây bùng nổ cuộc tranh cãi đạo đức

Trung Quốc tạo ra bào thai người lai khỉ, gây bùng nổ cuộc tranh cãi đạo đức

Trung Quốc tạo ra bào thai người lai khỉ, gây bùng nổ cuộc tranh cãi đạo đức
Trung Quốc tạo ra bào thai người lai khỉ, gây bùng nổ cuộc tranh cãi đạo đức
Chủ nhật, 12-01-2025 11:30, (GMT+07:00)
Trung Quốc tạo ra bào thai người lai khỉ, gây bùng nổ cuộc tranh cãi đạo đức
04-08-2019 08:07

 

Từ lâu, Trung Quốc đã được biết đến như một miền đất hứa cho các nghiên cứu sinh học gây tranh cãi. Nhờ những quy định được nới lỏng, họ đã luôn dẫn đầu thế giới trong việc tạo ra những sinh vật kỳ lạ.

Đầu tiên là lợn mang gen chuột, sau đó là nấm men nhân tạo, khỉ nhân bản và thậm chí hai bé gái chỉnh sửa gen đã được sinh ra ở Trung Quốc vào năm 2018.

Tạp chí MIT Technology, thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), dẫn lại theo El País, nhà sinh học gốc Tây Ban Nha tên Juan Carlos Izpisúa Belmonte, người sở hữu một phòng thí nghiệm ở Viện Salk (California), đã hợp tác với các nhà nghiên cứu khỉ của Trung Quốc để tiến hành nghiên cứu “kinh dị” nói trên.

Mục đích của họ là tạo ra các sinh vật lai giữa người và động vật, trong trường hợp này là bào thai khỉ được bổ sung thêm tế bào người. Ý tưởng đằng sau nghiên cứu là tạo ra các động vật có cơ quan nội tạng (thận, gan…) hình thành từ 100% tế bào người. Chúng sẽ trở thành nguồn cung cấp tạng phủ cho các ca phẫu thuật.

Ảnh: noticias24.com

Về mặt kỹ thuật, nhóm nghiên cứu tạo ra sinh vật lai bằng cách tiêm tế bào gốc của phôi người vào bào thai vài ngày tuổi của động vật. Họ hi vọng tế bào người sẽ lớn lên cùng với bào thai, trở thành một phần của nó.

Trước đây, Juan Carlos Izpisúa Belmonte từng thử bổ sung tế bào người vào bào thai lợn, nhưng quá trình thể kết hợp không thể diễn ra. Khỉ là một loài gần với người, do đó thí nghiệm lần này mới thành công.

Để tăng cơ hội, nhóm nghiên cứu đã dùng kỹ thuật chỉnh sửa gen để vô hiệu hóa một số tế bào trong bào thai động vật. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng dù có thành công hay không, đây là một thí nghiệm gây nhiều tranh cãi ở góc độ đạo đức và pháp lý.

Trong công việc của mình, để tạo ra được các phôi thai lai giữa khỉ và người, Belmonte đã cùng các đồng nghiệp Trung Quốc tiêm tế bào gốc phôi người vào phôi khỉ. Hi vọng của ông là các tế bào này sẽ phát triển cùng nhau trong phôi thai.

Hơn nữa, lần này Belmonte còn sử dụng một công nghệ chỉnh sửa gen để vô hiệu hóa sự hình thành của một số loại tế bào trong phôi khỉ, từ đó tạo điều kiện cho tế bào người phát triển nhiều hơn.

Hiện tại, Viện Salk chưa xác nhận về việc Belmonte phải lặn lội từ Mỹ sang Trung Quốc để thực hiện thí nghiệm này. Khi được trang tin MIT Technology Review hỏi liệu báo cáo của El Pais có chính xác không, Viện Salk đã không trả lời.

Pablo Ross, một nhà nghiên cứu thú y tại Đại học California, người trước đây từng làm việc với Viện Salk để tạo ra những phôi thai nửa người nửa lợn, chia sẻ rằng ông không nghĩ việc cố gắng phát triển nội tạng người bên trong một con khỉ là điều hợp lý. “Tôi luôn cho rằng việc sử dụng linh trưởng cho mục đích đó là vô nghĩa. Thông thường, phôi của chúng rất nhỏ và mất quá nhiều thời gian để phát triển”, ông nói.

Izpisúa cho biết năm 2017, nhóm nghiên cứu của ông đã tiến hành thí nghiệm tạo loài lai người – lợn đầu tiên trên thế giới nhưng không đạt thành công như mong đợi. Trong thí nghiệm đó, số lượng tế bào người chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tế bào lợn (1/100.000) và đóng góp ít vào sự phát triển của phôi thai, theo Pablo Ross, bác sĩ thú y kiêm nhà nghiên cứu ở Đại học California, Davis, người tham gia thí nghiệm.

(Ảnh: soha.vn)

Năm 2017, Izpisúa và cộng sự sử dụng công cụ chỉnh sửa gene CRISPR để vô hiệu hóa các gene ở phôi thai chuột nhắt đóng vai trò thiết yếu đối với sự phát triển của tim, mắt và tụy. Tiếp đó, họ đưa tế bào gốc của chuột cống vào phôi thai. Kết quả là một loạt phôi thai lai chuột nhắt – chuột cống bị đình chỉ phát triển để đáp ứng quy định quốc tế về thí nghiệm kiểu này.

Đây cũng là một thí nghiệm gây nhiều tranh cãi ở góc độ đạo đức và pháp lý. Tại Mỹ, Viện Y tế Quốc gia cho biết họ không bao giờ tài trợ cho những thí nghiệm dạng này, nhưng Trung Quốc thì không có quy định nào.

Một trong những mối lo ngại lớn nhất của loại hình thí nghiệm này, đó là khi các tế bào người phát triển và chiếm lĩnh bộ não khỉ. Khi đó, chúng ta không chắc những con vật này có mang trí thông minh của con người hay không.

Nếu câu trả lời là “có”, đó sẽ là một khủng hoảng kinh hoàng về mặt đạo đức. Chúng ta có thể đã tạo ra một “con người” bị nhốt trong thể xác của một con khỉ?

May mắn thay cho đến nay, chưa có sinh vật khỉ lai người nào chào đời. Nhóm nghiên cứu chỉ cho nó phát triển trong 1 tuần để quan sát, rồi tiêu hủy, nhà sinh học Estrella Núñez (Đại học Công giáo Murcia, Tây Ban Nha), cộng sự của ông Izpisúa Belmonte cho biết.

Theo dkn.tv

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP