Trung Quốc tăng tốc hiện đại hóa quân đội bằng mọi giá, nguy cơ chiến tranh vũ khí công nghệ AI?

Trung Quốc tăng tốc hiện đại hóa quân đội bằng mọi giá, nguy cơ chiến tranh vũ khí công nghệ AI?

Trung Quốc tăng tốc hiện đại hóa quân đội bằng mọi giá, nguy cơ chiến tranh vũ khí công nghệ AI?

Trung Quốc tăng tốc hiện đại hóa quân đội bằng mọi giá, nguy cơ chiến tranh vũ khí công nghệ AI?

Trung Quốc tăng tốc hiện đại hóa quân đội bằng mọi giá, nguy cơ chiến tranh vũ khí công nghệ AI?
Trung Quốc tăng tốc hiện đại hóa quân đội bằng mọi giá, nguy cơ chiến tranh vũ khí công nghệ AI?
Chủ nhật, 26-01-2025 00:27, (GMT+07:00)
Trung Quốc tăng tốc hiện đại hóa quân đội bằng mọi giá, nguy cơ chiến tranh vũ khí công nghệ AI?
03-09-2021 13:24

Trong một cuộc họp nội bộ vào 30/7/2021, người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), ông Tập Cận Bình, tuyên bố mục tiêu quân sự thế kỷ của đảng này là: vào năm 2027, xây dựng lực lượng mạnh nhất thế giới.

Năm 2027 đánh dấu 100 năm ngày thành lập ĐCSTQ và Quân đội nước này. Mục tiêu về  quân sự mà ông Tập đưa ra cho thấy ý định sử dụng tất cả sức mạnh vũ trang để tham gia vào các cuộc chiến tranh xâm lược của đảng này.

Có thể thấy người đứng đầu ĐCSTQ đã thúc đẩy các phát triển quân sự trước thời hạn. Vào 31/7/2020, ông Tập đã lên tiếng về kế hoạch của ĐCSTQ nhằm đẩy nhanh “sự phát triển của các công nghệ mang tính chiến lược, tiên tiến, đột phá” và “sự phát triển tích hợp của quân đội bao gồm cơ giới hóa, thông tin hóa và tình báo”. ĐCSTQ sử dụng cách tiếp cận toàn xã hội và gọi đó là “chiến lược kết hợp quân sự-dân sự”.

Kể từ khi ông Tập trở thành người đứng đầu ĐCSTQ vào năm 2012, đảng này có những bước tiến nhanh chóng về mặt quân sự trong chiến lược quốc gia. Tuy kết quả này có thể có phần đóng góp của cá nhân ông Tập, nhưng căn bản là từ bản chất bạo lực và hiếu chiến của ĐCSTQ.

Một báo cáo được công bố vào tháng 4/2021 của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) - viện nghiên cứu cung cấp dữ liệu và phân tích về chi tiêu quân sự toàn cầu - kết luận, chi tiêu quân sự của ĐCSTQ cao thứ hai trên thế giới và liên tục tăng trong 26 năm liên tiếp. Đây là sự tăng không bị gián đoạn, dài nhất so với bất kỳ quốc gia nào.

Báo cáo cũng cho biết, chi tiêu quân sự thực tế của ĐCSTQ có thể cao hơn nhiều so với con số được ghi nhận trong báo cáo.

Một báo cáo được công bố vào tháng 2/2020 của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR) -  một tổ chức tư vấn của Hoa Kỳ - đã tiết lộ việc ĐCSTQ mở rộng quân sự, đồng thời trích dẫn ước tính của các nhà phân tích về chi tiêu quân sự của ĐCSTQ lên tới 238 tỷ USD trong năm 2018 - cao hơn nhiều so với mức đưa ra trong báo cáo công khai của ĐCSTQ.

Viện nghiên cứu SIPRI ước tính vào năm 2020, chi tiêu quốc phòng trên danh nghĩa của ĐCSTQ ở mức 252,3 tỷ USD - cao hơn gần 1,4 lần so với con số chính thức mà đảng này công bố.

Vào tháng 5/2020, ĐCSTQ đã công bố ngân sách quốc phòng hàng năm là 183,5 tỷ USD.

Cũng trong năm 2020, Thủ tướng Trung Quốc, ông Lý Khắc Cường, thừa nhận rằng, 600 triệu người dân Trung Quốc có thu nhập hàng tháng chỉ ở mức 140 USD (khoảng 3 triệu VNĐ), nhưng ĐCSTQ lại đang thúc đẩy phát triển quân đội bằng mọi giá.

Lindsay Maizland là tác giả của báo cáo CFR, nhấn mạnh rằng, lực lượng quân đội truyền thống của ĐCSTQ gồm Lục quân, Hải quân và Không quân đã được nâng cấp đáng kể cả về số lượng vũ khí và việc sử dụng công nghệ cao kể từ năm 2015 - khi ông Tập “ thúc đẩy chuyển đổi quân đội từ một lực lượng chủ yếu hoạt động trên đất liền thành một lực lượng lớn trên biển”.

Máy bay chiến đấu Trung Quốc
Máy bay chiến đấu J-15 của Trung Quốc trên boong tàu sân bay Liêu Ninh trong cuộc tập trận quân sự ở Biển Đông, ngày 2/1/2017. (Nguồn ảnh: STR / AFP / Getty Images)

Cụ thể, quân đội của ĐCSTQ đã được tăng cường về tên lửa, chịu trách nhiệm duy trì các tên lửa thông thường và hạt nhân, trở thành một lực lượng độc lập. Trong khi đó, Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược, được thành lập vào năm 2015, chịu trách nhiệm về các hoạt động không gian của quân đội bao gồm các hoạt động liên quan đến vệ tinh, “quản lý chiến tranh điện tử, chiến tranh mạng và các hoạt động tâm lý của quân đội, cũng như các nhiệm vụ công nghệ cao khác”, bà Maizland cho biết.

Tuyên truyền trong nước của ĐCSTQ nhấn mạnh trí tuệ nhân tạo (AI) trong xây dựng quân đội

Để tuân thủ chỉ đạo từ người đứng đầu ĐCSTQ, kênh truyền thông chính thức của đảng này là CCTV, đã đăng một bài báo vào tháng 11/2020 về tầm quan trọng của công nghệ thông minh. Wu Zhizhong là nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu quân sự Trung Quốc, thuộc Học viện Khoa học Quân sự nước này, viết trong bài báo rằng, Trung Quốc “phải nắm bắt cơ hội của cuộc cách mạng công nghệ và thực hiện các biện pháp phi thường để phát triển các công nghệ thông minh”.

Công nghệ thông minh liên quan đến việc sử dụng đáng kể thiết bị và công nghệ không người lái, hay còn gọi là trí tuệ nhân tạo (AI).

Trong bài báo, ông Wu chia sẻ quan điểm của bản thân rằng: “Hoa Kỳ đã phát triển hoặc sử dụng một số lượng lớn bom đường kính nhỏ, tên lửa thông minh, máy bay không người lái và lính robot” như một biện pháp chiến lược để nhắm vào Trung Quốc và Nga.

Trên thực tế, những thành tựu của ĐCSTQ trong việc hiện đại hóa vũ khí, sự phát triển đáng kể trong công nghệ thông tin, cũng như việc sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, cho thấy, đây là lĩnh vực chiến lược mà Trung Quốc nhắm vào Hoa Kỳ.

Vào tháng 10/2020, Michael Brown là Giám đốc Đơn vị Đổi mới Quốc phòng của Lầu Năm Góc, Hoa Kỳ, báo cáo với Quốc phòng nước này rằng, ĐCSTQ đã vượt lên trước Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực AI.

Giám đốc Brown tiết lộ các lĩnh vực mà ĐCSTQ đang dẫn đầu, bao gồm “phần mềm nhận dạng khuôn mặt, máy bay không người lái nhỏ, truyền thông lượng tử, viễn thông, dữ liệu di truyền, tiền điện tử, v.v.”.

Điều quan trọng cần lưu ý là nguy cơ có thể xảy ra chiến tranh không người thông qua việc sử dụng AI. Nếu cuộc chiến tranh sử dụng một hệ thống tự động để quyết định sự sống của con người, thì cuộc chiến này mang tính hủy diệt không khác gì chiến tranh hạt nhân. ĐCSTQ không có nền tảng đạo đức căn bản và chế độ này dám phát triển bất kỳ loại AI nào. Nếu ĐCSTQ dẫn đầu về AI, thì tất cả nhân loại sẽ phải đối mặt với nguy hiểm.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả Wang He, không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times cũng như NTDVN.

Ông Wang He là nhà bình luận về các vấn đề thời sự và chính trị của Trung Quốc kể từ năm 2017. Ông hiện sống ở Bắc Mỹ, chuyên sâu về luật và lịch sử. Ông đã thực hiện nghiên cứu về phong trào cộng sản quốc tế và từng là giảng viên đại học, giám đốc điều hành của một công ty tư nhân lớn ở Trung Quốc. 

Nguyễn Minh 
Theo NTDVN,The Epoch Times

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP