Trung Quốc tàn phá tài nguyên đất của chính mình, lại giành giật nó trên toàn thế giới

Trung Quốc tàn phá tài nguyên đất của chính mình, lại giành giật nó trên toàn thế giới

Trung Quốc tàn phá tài nguyên đất của chính mình, lại giành giật nó trên toàn thế giới

Trung Quốc tàn phá tài nguyên đất của chính mình, lại giành giật nó trên toàn thế giới

Trung Quốc tàn phá tài nguyên đất của chính mình, lại giành giật nó trên toàn thế giới
Trung Quốc tàn phá tài nguyên đất của chính mình, lại giành giật nó trên toàn thế giới
Thứ tư, 22-01-2025 20:08, (GMT+07:00)
Trung Quốc tàn phá tài nguyên đất của chính mình, lại giành giật nó trên toàn thế giới
18-06-2022 15:40
Nhân Sinh - Trang thông tin tổng hợp

Ảnh: Những người làm việc trên sa mạc ở Trung Quốc. (Richard Aguilar / Ảnh chụp màn hình qua The BL / YouTube).

Thiên nhiên luôn chiếm một địa vị tôn kính trong văn hóa truyền thống Trung Hoa. Đó là thể hiện của sự tương tác giữa Trời, Đất và con người (Thiên – Địa – Nhân).

Và thiên nhiên cũng là nguồn cung cấp dinh dưỡng và sự ổn định cho xã hội. Theo nghĩa này, nền văn minh Trung Hoa đã gìn giữ nó và gặt hái được thành quả mong muốn trong hàng ngàn năm qua.

Nhưng sự tàn phá cân bằng sinh thái do chính quyền Bắc Kinh gây ra đã khiến sinh kế của người dân trở nên chật vật. 

Nền kinh tế của Trung Quốc đang lâm nguy, cũng như sự sụp đổ của chế độ Trung Cộng đang đến gần.

Quyền sở hữu đất ở Trung Quốc

Trong những năm đầu thành lập, chế độ Trung Cộng đã chiếm đoạt đất đai của khoảng hai triệu chủ đất và phân phát cho nông dân, làm mồi nhử nông dân.

Sau đó, những người nông dân bị buộc tham gia và làm việc trong các hợp tác xã, khiến quyền sở hữu đất đai của nhà nước trở thành một chính sách không thể thương lượng.

Kể từ đó, chính sách này đã dẫn đến tình trạng trì trệ trên diện rộng. Một trong những tác động là trong 40 năm, từ 1978 đến 2018, thu nhập của người thành thị gần như gấp ba lần thu nhập của người nông thôn.

Như vào năm 2018, nền kinh tế Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng chậm nhất trong 28 năm. Năm 2014, chính quyền Trung Quốc tuyên bố rằng khoảng 20% diện tích đất nông nghiệp của nước này bị ô nhiễm.

Tình trạng này ảnh hưởng đến một nửa của 1,44 tỷ dân và đến cả khả năng tăng trưởng của đất nước, bất chấp việc nông nghiệp được coi là động cơ cần thiết cho tăng trưởng tiềm năng của quốc gia.

Thật vậy, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh trong một bài phát biểu vào đầu năm 2019 rằng: “Nếu nông thôn hưng thịnh, đất nước hưng thịnh. Nhưng nếu nông thôn tàn lụi thì đất nước cũng suy tàn”.

Ông Tập đã nhấn mạnh nhiều lần về khía cạnh này, nhưng không có thay đổi lớn nào được thực hiện.

Do đó, sự thiếu quan tâm của chính quyền Bắc Kinh tới các khu vực nông thôn đã dẫn đến xói mòn đất, phá rừng và đồng cỏ bị thu hẹp.

Các công trình phi nông nghiệp và đô thị hóa chiếm đất canh tác khiến cho việc sử dụng đất nông nghiệp cũng bị hạn chế.

Nhìn sơ lược kết quả thu hoạch lúa mì thất bát mùa vụ này cho thấy những thiếu sót và bất ổn trong việc quản lý đất đai.

Trong bối cảnh đó, ông Đường Nhân Kiện (唐仁健), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Nông thôn của Trung Quốc, cho biết sản lượng vụ thu hoạch lúa mì thứ nhất và thứ hai đã giảm hơn 20%.

Trong đó, một trong những nguyên nhân khiến việc trồng gần một phần ba diện tích lúa mì thường xuyên bị trì hoãn là những trận mưa lớn bất thường vào năm 2021.

Ông Đường cho biết, “Sản xuất ngũ cốc năm nay thực sự gặp khó khăn lớn. Cách đây không lâu, chúng tôi đã xuống cơ sở để khảo sát, nhiều chuyên viên, kỹ thuật viên nông nghiệp nói rằng điều kiện cây trồng năm nay có thể là tồi tệ nhất trong lịch sử”.

Bất tuân dân sự

Vào năm 1978, sản lượng kém do canh tác dưới sự quản lý của hợp tác xã đã khiến 18 nông dân ở làng Xiaogang, tỉnh An Huy, Trung Quốc phản đối hệ thống này. Họ quay trở lại cách truyền thống trên mảnh đất đã được canh tác bao đời.

Họ giải thể hợp tác xã và chia đất thành các mảnh riêng và canh tác theo cách truyền thống của tổ tiên. Kết quả của vụ thu hoạch đầu tiên đó thật đáng kinh ngạc vì chúng cao hơn gấp sáu lần so với kết quả thu được trước đó.

Một phần của trải nghiệm được kể lại bởi nông dân Yan Junchang, người dẫn đầu hành động bất tuân dân sự đầy rủi ro đó. Ông nói về việc rời bỏ hợp tác xã bởi vì nó hoạt động không hiệu quả, bất chấp những nỗ lực của họ.

“Nhưng chúng tôi không còn sức lực và nhiệt tình để làm việc trên các cánh đồng tập thể vì cơn đói. Thậm chí chúng tôi không có thời gian vì các nhóm làm việc của chính phủ luôn đến và nói với chúng tôi về chính trị,” ông Junchang nói.

Trong trường hợp đó, người dân làng may mắn không bị trù dập; bí thư Đảng uỷ tỉnh An Huy đã ủng hộ họ và tuyên dương kết quả của họ. Ông đã tạo điều kiện cho phương pháp canh tác đất mới lan rộng ra khắp đất nước.

Sự tác động của việc canh tác đó đã thúc đẩy nền kinh tế của đất nước trong những năm 1980.

Tuy nhiên, xung đột giữa dân số và đất đai ở Trung Quốc vẫn còn do mật độ dân số cao, diện tích đất canh tác ngày càng giảm. Ngoài ra, việc chăn thả quá mức, không đủ khả năng mua ngũ cốc nhập khẩu và mở rộng sử dụng đất cho quá trình đô thị hóa cũng góp phần đẩy vấn đề ngày càng gay gắt. 

Tác giả Yuan Cai đưa ra một số vấn đề về quản lý đất đai kém hiệu quả của hệ thống chính quyền. Nó bao gồm việc thiếu phương tiện kinh tế để hướng dẫn việc sử dụng đất và thực tế là đất không được định giá, cũng như thiếu cơ chế đảm bảo việc sử dụng đất tiết kiệm.

Ông cũng chỉ ra sự thiếu tích hợp của các bộ phận hành chính trong việc ra quyết định và sự can thiệp của nhiều bộ phận có quyền sử dụng đất giống nhau. Ông nhận thấy sự thiếu lựa chọn trong việc sử dụng đất và không có sự đầu tư thích đáng để thúc đẩy khai thác ngắn hạn.

Ông Yuan đề xuất cải cách quyền sở hữu đất và thiết lập sự cân bằng giữa chi phí cải tạo đất đai và năng suất. Ông khuyến nghị nên mở rộng và bảo tồn diện tích rừng, tăng cường đầu tư nông nghiệp, cùng với cải cách sở hữu đất đai.

Đồng thời, điều chỉnh giá sản phẩm đất, tăng cường quản lý đất đai, phát triển các ngành công nghiệp khác, và cải cách hệ thống kinh tế và chính trị.

Trên thực tế, nhiều nông dân Trung Quốc có nghĩa vụ trồng ngũ cốc như một phần trong nỗ lực bảo đảm an ninh lương thực của đất nước, nhưng lợi ích thu được hầu như không bù đắp được chi phí.

Bất chấp những lời hứa lặp đi lặp lại từ Bắc Kinh trong việc khắc phục vùng nông thôn tụt hậu bằng cải cách, kinh tế giữa nông thôn và thành phố vẫn chênh lệch quá lớn.

Trong bối cảnh này, đối với nhiều nhà phân tích, mấu chốt là do nông dân không được sở hữu đất đai. Chính sách này đã được thực hiện từ những năm đầu của chế độ cộng sản.

Do đó, nông dân không thể mua, bán hoặc thuê những mảnh đất để tạo ra những vùng đất lớn hơn có hiệu quả kinh tế. Họ không thể sử dụng đất để thế chấp cho các khoản vay, điều này khiến họ không thể huy động vốn.

Ngoài ra, mặc dù nông dân có thể rời bỏ đất đai và di cư đến các thành phố, nhưng họ không thể sử dụng đất đai làm tài sản thế chấp để đầu tư phát triển kinh tế, vì họ không có quyền sở hữu tài sản.

Diện tích đất chật hẹp đến mức gia đình họ Đới, sống ở làng Shijiachong, Hồ Nam, là một ví dụ cho tình trạng hiện nay. 10 thành viên sở hữu một máy kéo và một chiếc ô tô nhưng vẫn sống trong một trang trại cũ được xây dựng cách đây hơn 40 năm.

Gia đình chỉ có 2,8 ha (bảy mẫu Anh) đất để làm trang trại, diện tích mà theo ông Đới là chỉ đủ cho một người.

Ông nói thêm rằng gia đình ông sẽ rất vui nếu được thuê hoặc bán đất của họ, nhưng chính quyền Trung Quốc không cho phép họ làm như vậy.

Một thành viên trong gia đình đã phải di cư đến thành phố để làm thuê kiếm thêm thu nhập, và gửi tiền về. 

Một trường hợp khác là cô Zhu Chanyue, 40 tuổi, sống 20 năm ở vùng ven biển Trung Quốc. Ở đó, cô cải thiện cuộc sống của mình bằng cách kinh doanh một quán ăn nhanh ven đường và sau đó kiếm tiền từ đầu tư bất động sản.

Sau khi làm giàu, năm 2017, cô Zhu trở về quê hương cùng chồng và con gái để gần gia đình hơn và thử sức với công việc đồng áng. Cô đã áp dụng hệ thống chuyển nhượng đất được hệ thống cho phép, và làm việc trên hơn 200 ha (500 mẫu Anh) đất, trồng dưa hấu, lúa mì và lúa gạo.

Sau nhiều nỗ lực, cô ấy kết luận, “Khoe khoang chẳng để làm gì cả.” Cô ấy nói thêm, “Tôi kiếm được nhiều tiền từ bất động sản nhưng lại mất trắng vào nông nghiệp”.

Cô ấy giải thích, “Nếu bạn muốn làm một cái gì đó với quy mô lớn, bạn cần phải có vốn”, nhưng cô ấy không thể lấy nó để cơ giới hóa trang trại. “Vì vậy, về cơ bản công việc ở đây vẫn được làm bằng tay,” cô nói thêm trong sự thất vọng.

Về vấn đề này, giáo sư Đại học Stanford ở California, Jean Oi, lưu ý, “Quyền sở hữu đất là một trong những vấn đề khó khăn mà họ vẫn chưa giải quyết,” ông nói thêm, “Câu hỏi là khi nào họ sẽ giải quyết nó”. Ý ông là đề cập đến các quyết định khả thi của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) về cuộc khủng hoảng này.

Mua đất ở các nước khác

Chính sách đất đai của ĐCSTQ là mâu thuẫn, khi song song với những thiếu sót lớn trong quản lý đất nông nghiệp của quốc gia do mình phụ trách, nó đã quay sang mua đất ở nước ngoài.

Trên thực tế, hãng truyền thông Nikkei Asia đã cảnh báo sự chú ý của công luận đến việc thu mua đất của Bắc Kinh ở nước ngoài, với tiêu đề: “Các công ty Trung Quốc đang thu mua đất đai trên khắp thế giới. Việc mua lại gần 6,5 triệu ha trong vòng 10 năm đặt ra tình trạng báo động”, vào ngày 20 tháng 7 năm 2021. Bài báo tóm tắt mối quan tâm quốc tế về những vụ mua lại này.

Để có ý tưởng về sự mở rộng này, hãy cân nhắc rằng số đất đó có diện tích bằng Lithuania (Lít-va). Đây là một quốc gia châu Âu có lãnh thổ đứng thứ 124 trong tổng số 220 quốc gia và vùng lãnh thổ được liệt kê trong Encyclopedia Britannica (Bách khoa toàn thư Anh Quốc). Hoa Kỳ sở hữu hơn một nửa diện tích đó ở nước ngoài.

Những khu đất này, hiện thuộc sở hữu của Trung Quốc, chỉ được mua từ năm 2011 đến năm 2020, và được dành cho nông nghiệp, lâm nghiệp và khai thác mỏ. Đầu tư vào đất nông nghiệp cũng được mở rộng sang 48 quốc gia như một phần của dự án Vành đai và Con đường, trong giai đoạn 2008-2016.

Các giao dịch mua này vượt quá mức mua của bất kỳ quốc gia nào khác. Mối lo ngại do chiếm đất nằm ở chỗ, ngoài việc đại diện cho một mối đe dọa quân sự cuối cùng, chúng còn có thể đe dọa sự ổn định lương thực của các quốc gia nhượng lại lãnh thổ của họ.

Mua đất ở nước ngoài giúp các công ty liên kết với ĐCSTQ này tiếp cận ổn định với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khi nguồn cung trên khắp thế giới ngày càng cạn kiệt.

Về vấn đề này, giáo sư Hideki Hirano của Đại học Himeji cảnh báo, “Các quy định cần được thắt chặt hơn nữa để ngăn chặn tình trạng thâu tóm đất đai một cách mất kiểm soát,” đề cập đến những vùng đất đã lọt vào tay nước ngoài.

Nhật Bản là một trong số ít quốc gia đã áp dụng các biện pháp pháp lý để hạn chế việc mua lại các vùng lãnh thổ nhạy cảm của đất nước mình.

Ngoài bất động sản do các công ty và cá nhân từ Trung Quốc có được một cách hợp pháp, những đơn vị này còn giành được quyền lực đối với các vùng đất khác thông qua những cá nhân mang quốc tịch của quốc gia sở tại.

Một người có liên hệ với Cơ quan Tình báo An ninh Công cộng Nhật Bản nhận xét: “Có những trường hợp đất thuộc sở hữu danh nghĩa của công dân Nhật Bản, nhưng lại được hỗ trợ bởi những đơn vị Trung Quốc,” nguồn tin cho biết.

Theo báo cáo từ Ban Đánh giá Đầu tư Nước ngoài của Australia, đầu tư vào bất động sản Australia từ Trung Quốc đã giảm từ mức đỉnh gần 32 tỷ USD trong giai đoạn 2015-16 xuống còn 7,1 tỷ USD trong giai đoạn 2019-20.

Các công ty Trung Quốc kinh doanh bất động sản cũng bị đe dọa bởi tham nhũng nội bộ. Một dấu hiệu cho thấy điều này là sự biến mất của người quản lý tiền ở nước ngoài của China Fortune Land, cùng với 313 triệu đô la, Yicai Global đưa tin vào tháng 12.

China Fortune Land Development Co.Ltd là nhà phát triển bất động sản Trung Quốc giao dịch công khai có trụ sở tại Bắc Kinh. Công ty này cũng lỗ 628 triệu USD trong quý III. Hơn nữa, nó đã không trả được khoản trái phiếu trị giá 530 triệu đô la vào tháng 3.

Các vụ mua lại lớn nhất của Trung Quốc đã được thực hiện ở châu Á và châu Phi, nơi các nhà phê bình tin rằng an ninh lương thực của người dân ở các quốc gia bị can thiệp đang bị đe dọa.

Theo Viện Nghiên cứu Trung Phi, Bắc Kinh sở hữu khoảng 253.000 ha đất ở một số quốc gia châu Phi; gấp ba lần số đất mà nó sở hữu ở Hoa Kỳ.

Riêng tại Hoa Kỳ, thương vụ mua Smithfield Foods năm 2013 của Tập đoàn Shuanghui của Trung Quốc, hiện được gọi là Tập đoàn WH, đã dấy lên lo ngại về sự can thiệp vào hệ thống thực phẩm của Hoa Kỳ.

Tập đoàn WH hiện sở hữu nhà sản xuất thịt lợn lớn nhất Hoa Kỳ, cũng như hơn 59.000 ha đất nông nghiệp của Missouri, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), một tổ chức tư vấn của Hoa Kỳ, cho biết vào tháng 9 năm 2021.

Trong giao dịch này, một số dân biểu đã cảnh báo về sự can thiệp của chính quyền Trung Quốc trong việc mua bán.

Ngoài ra, một sửa đổi đối với dự luật chi tiêu của Bộ Nông nghiệp-Thực phẩm và Dược phẩm đã cấm các công ty Trung Quốc mua đất nông nghiệp ở Hoa Kỳ.

Ngoài ra, tỷ lệ nắm giữ của người Trung Quốc ở Mỹ đã tăng “hơn mười lần trong vòng chưa đầy một thập kỷ”. Điều này gây ra cảnh báo vì động cơ đằng sau lợi ích chiến lược của Trung Quốc đối với đất nông nghiệp của Mỹ là không rõ ràng.

Trung Quốc hiện mua bất động sản nhà ở tại Hoa Kỳ nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Hiện nó chiếm 25% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào nhà ở tại nước này, trong khi Canada chiếm 9%. Trong năm 2018, khoảng 40.000 bất động sản đã được mua bởi các cá nhân hoặc tổ chức Trung Quốc.

Đối với dự án Vành đai và Con đường, trong khi đất khai thác cho các dự án cơ sở hạ tầng không thuộc quyền “sở hữu” của ĐCSTQ, thì khoản nợ của các nước đang phát triển và châu Âu lại cho ĐCSTQ quyền kiểm soát chúng.

Cần lưu ý rằng các dự án khác đang được thực hiện ở Nam Mỹ, và lượng đầu tư ngày càng tăng của Trung Quốc đang đổ vào châu Âu.

Các cuộc xung đột quốc tế của ĐCSTQ theo lãnh thổ

Một trong những hoạt động khác của chế độ Trung Quốc tiêu tốn một phần lớn tài nguyên của nó là các cuộc xung đột quốc tế mà nó duy trì với ít nhất 19 quốc gia. Ngoài ra, nó tạo ra sự phản cảm và chối bỏ trên phạm vi toàn cầu.

Tranh chấp lãnh thổ trên đất liền và trên biển của Bắc Kinh ảnh hưởng đến chủ quyền của Đài Loan, Philippines, Indonesia, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Singapore, Brunei, Nepal, Bhutan, Lào, Mông Cổ, Myanmar, Tây Tạng, Kyrgyzstan, Kazakhstan, Tajikistan, và Thái Lan.

Ngoài các quốc gia này, Nga còn nhượng các sông Argun, Amur và Ussuri, đảo Zhenbao (hoặc đảo Damansky) và đảo Bear (còn được gọi là Bolshoi Ussurisky hoặc Heixiazi Dao), và vô số vùng đất khác, để kết thúc với yêu sách của ĐCSTQ.

Là nguyên nhân chính của những tranh chấp này, lịch sử cổ đại được coi là nguyên nhân và như tác giả Shreya Mundhra đã chỉ ra, “Cuối cùng, việc săn lùng tài nguyên và tham vọng thể hiện mình là bá chủ trong khu vực là lý do tiềm ẩn đằng sau các tranh chấp lãnh thổ lâu năm của Trung Quốc”.

Mặc dù trong các tranh chấp của mình với các nước, Trung Cộng ám chỉ đến lịch sử của Trung Quốc để đòi quyền lãnh thổ, nhưng nó phớt lờ sự thật rằng đế chế huy hoàng trong quá khứ đã trở nên vĩ đại khi tôn trọng Thần Phật, thuận theo tự nhiên và vì lợi ích của con người.

Cuối cùng, bối cảnh xung đột và mâu thuẫn mà ĐCSTQ liên tục phải đối mặt, cả trong và ngoài nước, khiến các nhà phân tích phải tìm kiếm các nhà lãnh đạo của nó để tìm câu trả lời, đặc biệt là nhà lãnh đạo cao nhất, Tập Cận Bình.

Về vấn đề này, tác giả Mike O’Sullivan, trong một bài báo đăng trên tạp chí Forbes, đã ghi nhận xu hướng suy tàn ở quốc gia đông dân phương Đông, và chỉ ra rằng đối với ông Tập, người đã cầm quyền từ năm 2012, “Ông ấy nên nhớ rằng trong tất cả những năm mà Đế chế La Mã tồn tại, ‘nhiệm kỳ’ trung bình của một hoàng đế La Mã chỉ là hơn năm năm, bảy mươi phần trăm trong số họ chết vì những nguyên nhân ‘không tự nhiên’.”

Tác giả: Jose Hermosa, The BL
Thuỳ Linh biên dịch

Đăng theo ĐKN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
Nhân Sinh - Trang thông tin tổng hợp
Nhân Sinh - Trang thông tin tổng hợp
SỰ THẬT
Nhân Sinh - Trang thông tin tổng hợp
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
Nhân Sinh - Trang thông tin tổng hợp
VIDEO
ẢNH ĐẸP
Back to Top