Trung Quốc sở hữu thứ “văn hóa” bạo lực cuồng loạn như thế nào?

Trung Quốc sở hữu thứ “văn hóa” bạo lực cuồng loạn như thế nào?

Trung Quốc sở hữu thứ “văn hóa” bạo lực cuồng loạn như thế nào?

Trung Quốc sở hữu thứ “văn hóa” bạo lực cuồng loạn như thế nào?

Trung Quốc sở hữu thứ “văn hóa” bạo lực cuồng loạn như thế nào?
Trung Quốc sở hữu thứ “văn hóa” bạo lực cuồng loạn như thế nào?
Thứ tư, 08-01-2025 02:59, (GMT+07:00)
Trung Quốc sở hữu thứ “văn hóa” bạo lực cuồng loạn như thế nào?
04-05-2020 20:40

 

Đại dịch Viêm phổi Vũ Hán đã bộc lộ những điều tốt nhất và tồi tệ nhất của các cá nhân, tổ chức và chính phủ trên thế giới. Cuộc khủng hoảng sức khỏe tồi tệ này càng làm rõ hơn bản chất lưu manh của chính quyền Bắc Kinh.

Ở trong nước, ĐCSTQ tuyên truyền kích động người dân vui sướng trước thông tin số ca nhiễm tại Mỹ tăng vọt. Ở mặt trận ngoại giao thế giới, Trung Quốc giễu nhại, đe dọa và hả hê trước bi kịch của nước khác.

Thói văn hóa bạo lực hạ cấp này thường xuyên được ĐCSTQ áp dụng và cổ vũ từ quan chức cho tới dân chúng, rằng mức độ cuồng loạn vô cảm thôi vẫn chưa phải là đủ, mà cần phải đem cả sự vô liêm sỉ vào các mối quan hệ ứng xử với quốc tế…

Thứ văn hóa nham nhở nhất thế giới

Ngày 30/4, Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp đã đăng một video lên tài khoản Twitter nhằm chế giễu phản ứng của Mỹ đối với đại dịch virus Vũ Hán qua đoạn phim hoạt hình: ”Ngày xửa ngày xưa: Có một con virus”

Đoạn video là cuộc đối đáp giữa hình tượng một lính đất nung thời xưa (đại diện cho Trung Quốc) quyết đoán và hình tượng Nữ thần Tự do (đại diện cho nước Mỹ) ngây ngôKhi Trung Quốc tuyên bố rằng họ đã "phát hiện ra một loại virus mới", phản ứng của Mỹ: "Vậy thì sao?". Khi hình tượng Trung Quốc nói virus lây truyền qua không khí, hình tượng Mỹ trả lời: "nó sẽ biến mất một cách kỳ diệu vào tháng Tư"... 

Đoạn video là cuộc đối đáp giữa hình tượng một lính đất nung thời xưa (đại diện cho Trung Quốc) quyết đoán và hình tượng Nữ thần Tự do (đại diện cho nước Mỹ) ngây ngô.
Đoạn video là cuộc đối đáp giữa hình tượng một lính đất nung thời xưa (đại diện cho Trung Quốc) quyết đoán và hình tượng Nữ thần Tự do (đại diện cho nước Mỹ) ngây ngô. (Ảnh chụp video)

Kết thúc video, hình tượng Mỹ nói: Chúng tôi luôn luôn đúng, mặc dù chúng tôi mâu thuẫn với chính mình”, và hình tượng Trung Quốc đáp: “Đó là điều tôi yêu quý ở người Mỹ, chính là sự nhất quán này”. Các đoạn hội thoại ở trên được cho là chế giễu nước Mỹ và nhằm trực tiếp vào Tổng thống Donald Trump. 

Không có gì ngạc nhiên khi ĐCSTQ nghĩ ra đủ mọi chiêu trò, từ kiểu vu khống, ăn vạ rẻ tiền cho đến trò “móc máy” bỉ bôi với các đoạn hội thoại được gọt xén đặt vào bối cảnh có chủ đích nhằm hạ bệ đối phương. Đây chính là thói văn hóa lưu manh thường thấy của ĐCSTQ để phản ứng trước bất kỳ một sự việc nào gây bất lợi cho nó. 

Khi nước Mỹ vừa trải qua tuần lễ “đỉnh dịch” với hơn 1 triệu người nhiễm và gần 70 ngàn người tử vong, các quan chức của ĐCSTQ lại tỏ ra hả hê, giễu cợt trước bi kịch của một quốc gia khác. 

Ở trong nước, ĐCSTQ tuyên truyền kích động người dân vui sướng trước thông tin số ca nhiễm tại Mỹ tăng vọt. Ở mặt trận ngoại giao thế giới, Trung Quốc dàn dựng một video hoạt hình với giọng điệu giễu nhại để bôi xấu nước Mỹ.

Thói văn hóa bạo lực hạ cấp này thường xuyên được ĐCSTQ áp dụng và cổ vũ từ quan chức cho tới dân chúng, rằng mức độ cuồng loạn vô cảm thôi vẫn chưa phải là đủ, mà cần phải đem cả sự vô liêm sỉ vào các mối quan hệ ứng xử với quốc tế.

Nhớ lại năm 2018, khi Papua New Guinea đăng cai tổ chức Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), đó có lẽ là một kỷ niệm “nhớ đời” của quốc gia nhỏ bé “nghiện” viện trợ từ Trung Quốc. 

Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2018 - đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử 20 năm thành lập - không những không ra được thông cáo chung chỉ vì sự phản đối của thành viên duy nhất là Trung Quốc, mà còn chứng kiến một màn ngoại giao ngông cuồng, hoang tưởng và vô văn hóa nhất của quan chức ĐCSTQ từ trước tới nay.  

Thượng đỉnh APEC 2018 “nổ tung” vì cuộc so găng giữa Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence và Chủ tịch Tập Cận Bình cùng những pha hành động kỳ quặc không giống ai của ĐCSTQ. Các quan chức ĐCSTQ không chỉ hành xử thô lỗ như cấm các nhà báo không phải người Trung Quốc theo dõi cuộc họp của Tập Cận Bình với lãnh đạo các đảo quốc Thái Bình Dương, mà còn chơi trò “giấu tay” đánh sập mạng Internet để chặn bài phát biểu mang tính thông điệp của ông Mike Pence được truyền hình trực tiếp ra toàn thế giới. Có điều, ngay khi Phó Tổng thống Mỹ vừa kết thúc bài diễn văn, mạng Internet ở Trung tâm báo chí lại hoạt động như bình thường.

Hội nghị APEC 2018 tổ chức tại Papua New Guinea chứng kiến 'màn diễn hề' vô văn hóa và ngông cuồng của các quan chức ĐCSTQ trước cộng đồng quốc tế. (Ảnh: Getty)
Hội nghị APEC 2018 tổ chức tại Papua New Guinea chứng kiến 'màn diễn hề' vô văn hóa và ngông cuồng của các quan chức ĐCSTQ trước cộng đồng quốc tế. (Ảnh: Getty)

Khi các quốc gia đang thảo luận về lời đề nghị của Mỹ kêu gọi các nước thành viên “chống lại chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và cung cách làm ăn không công bằng”, thì các quan chức ngoại giao Trung Quốc hung hăng, dọa nạt đòi gặp riêng ngoại trưởng nước chủ nhà Papua New Guinea để bắt ông phải xóa bỏ đoạn đó nhưng bị từ chối. 

Không chấp nhận thực tế đó, các quan chức ĐCSTQ xông thẳng vào văn phòng của Ngoại trưởng Papua New Guinea, buộc ông này phải gọi cảnh sát áp giải những vị khách không mời ra khỏi tòa nhà của Bộ Ngoại giao.

Chưa dừng ở đó, trong các phiên họp chính thức, phái đoàn Trung Quốc sẵn sàng la hét ầm ĩ phản ứng những nước nào mà họ nghi ngờ là đang “ủ mưu’ chống lại Bắc Kinh. Theo các viên chức dự họp, thì không có thành viên quốc gia nào trong phòng họp lại la hét khiếm nhã như thế. 

Trong phiên họp cuối cùng, khi Hội nghị APEC tuyên bố chính thức thất bại vì không ra được thông cáo chung do các hành vi chống đối của Trung Quốc, phái đoàn Trung Quốc đã bật dậy vỗ tay như sấm động. Bất chấp mọi quan ngại, các quan chức ĐCSTQ đã hành xử vô liêm sỉ và ngạo mạn coi thường các quy tắc chung của cộng đồng quốc tế… 

Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2018 - đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử 20 năm thành lập - không ra được thông cáo chung chỉ vì sự phản đối của thành viên duy nhất là Trung Quốc.
Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2018 - đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử 20 năm thành lập - không ra được thông cáo chung chỉ vì sự phản đối của thành viên duy nhất là Trung Quốc. (Ảnh: Getty)

Văn hóa đe dọa các quốc gia 

Trung Quốc thường có “thói quen” đe dọa và ép buộc để bảo đảm cho việc thực thi các chính sách của họ diễn ra được “trơn tru”. Các lãnh đạo ĐCSTQ đã sử dụng đe nẹt kinh tế, để buộc các nước khác thuận theo ý chí của mình như đã từng quyết liệt cắt giảm du lịch Trung Quốc sang Palau, vì quốc đảo nhỏ bé ở Thái Bình Dương này vẫn giữ mối quan hệ bang giao với Đài Loan. 

Ngược dòng thời gian, trước khi Ủy ban Nobel Na Uy trao giải Nobel Hòa bình 2010 cho ông Lưu Hiểu Ba - nhà đấu tranh dân chủ bị ĐCSTQ kết án 11 năm tù, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cảnh báo rằng việc lựa chọn Lưu Hiểu Ba sẽ phá hỏng mối quan hệ Trung Quốc-Na Uy. Chỉ ít giờ sau khi công bố trao giải, Trung Quốc đã hủy một cuộc họp với Bộ trưởng Bộ Thủy sản của Na Uy. 

Trong những năm gần đây, đã có quá nhiều ví dụ về văn hóa “khủng bố” bằng kinh tế của Trung Quốc với các quốc gia trên thế giới. Không chỉ áp đặt các lệnh cấm xuất nhập khẩu các sản phẩm, chính quyền Bắc Kinh còn có thể gây tổn thất cho các nước khác bằng cách cắt giảm số lượng đông đảo người dân Trung Quốc đi du lịch nước ngoài.

Cũng tương tự như trường hợp của Lưu Hiểu Ba, chính quyền Bắc Kinh đã từng trừng phạt nhiều quốc gia vì tội “dám” đón tiếp đức Đạt Lai Lạt Ma - nhà lãnh tụ tinh thần của Phật giáo Tây Tạng - vốn bị coi là mối đe dọa đối với sự toàn vẹn của quốc gia và sự cai trị của ĐCSTQKhi đức Đạt Lai Lạt Ma được trao giải Nobel Hòa bình năm 1989, Trung Quốc đe dọa cắt đứt quan hệ kinh tế với Na Uy nếu nhà vua hoặc chính phủ Na Uy tham dự buổi lễ. 

Bắc Kinh đã trừng phạt nhiều quốc gia vì “dám” đón tiếp đức Đạt Lai Lạt Ma - lãnh tụ tinh thần của Phật giáo Tây Tạng - vốn bị coi là mối đe dọa với sự toàn vẹn của quốc gia và sự cai trị của ĐCSTQ.
Bắc Kinh đã trừng phạt nhiều quốc gia vì “dám” đón tiếp đức Đạt Lai Lạt Ma - lãnh tụ tinh thần của Phật giáo Tây Tạng - vốn bị coi là mối đe dọa với sự toàn vẹn của quốc gia và sự cai trị của ĐCSTQ. (Ảnh: Getty)

Bằng mồi nhử “búa tạ” kinh tế, chính quyền Bắc Kinh đe dọa giáng xuống bất cứ quốc gia nào không tuân theo ý chí chính trị của ĐCSTQ. Nổi bật nhất là Pháp, quốc gia từng bị Trung Quốc loại ra khỏi chương trình phát triển du lịch song phương năm 2009 để trả đũa cuộc gặp giữa Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và đức Đạt Lai Lạt Ma. 

Chính ngài Đạt Lai Lạt Ma đã từng thừa nhận rằng, quan chức hàng đầu của nhiều quốc gia không sẵn lòng gặp ông vì để tránh gây ra hệ lụy nguy hiểm cho các mối quan hệ kinh tế mà họ đã thiết lập với Trung Quốc.

Andreas Fuchs, Giáo sư Kinh tế Phát triển và Nils-Hendrik Klann, một nhà nghiên cứu tại ĐH Gottingen (Đức) đã có cuộc điều tra về mức độ ảnh hưởng đến thương mại song phương với Trung Quốc khi các quan chức nước ngoài gặp gỡ với nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng. 

Họ phát hiện thấy có sự suy giảm đáng kể đối với xuất khẩu hàng hóa ở các quốc gia đón tiếp đức Đạt Lai Lạt Mat khi so sánh với 159 quốc gia đối tác của Trung Quốc. Kết quả thực nghiệm xác nhận sự tồn tại những tác động tiêu cực đối với việc xuất khẩu hàng hóa suy giảm dao động từ 8,1%-16,9%. 

Nghiên cứu chỉ ra rằng các quốc gia đón tiếp đức Đạt Lai Lạt Ma có sự suy giảm đáng kể hàng hóa xuất khẩu từ 8,1% - 16,9% khi so sánh với 159 quốc gia đối tác khác với Trung Quốc. (Ảnh: Pikist)
Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu so với 159 quốc gia đối tác với Trung Quốc, các quốc gia đón tiếp đức Đạt Lai Lạt Ma có sự suy giảm đáng kể hàng hóa xuất khẩu từ 8,1% - 16,9%. (Ảnh: Pikist)

Đối với các quốc gia nỗ lực làm hài lòng Bắc Kinh, họ có thể nghĩ rằng cái giá mà họ phải trả cho việc “nghiện tiền” của Trung Quốc chỉ giới hạn ở mức độ nhạy cảm của ĐCSTQ trong một số vấn đề chủ quyền. 

Đổi lại sự hỗ trợ phát triển kinh tế từ Trung Quốc, chính phủ Campuchia đang nhượng lãnh thổ quốc gia cho Trung Quốc kiểm soát (có thể là một căn cứ hải quân cho Trung Quốc). Tổng thống Philippines đang làm suy yếu liên minh giữa đất nước ông với Mỹ bằng cách bật đèn xanh cho Trung Quốc “khai thác chung” ở vùng đặc quyền kinh tế tại Biển Đông…

Đại dịch virus làm lộ rõ văn hóa bạo lực và dã tâm của ĐCSTQ

Cuộc khủng hoảng sức khỏe đã chứng kiến ​​hành vi tương tự nhưng với mức độ nghiêm trọng và bỉ ổi hơn của ĐCSTQ. Khi virus Vũ Hán bùng phát tại Trung Quốc, nhiều quốc gia đã áp dụng các biện pháp cấm du khách Trung Quốc và hủy các chuyến bay tới đất nước này bất chấp Bắc Kinh yêu cầu dỡ bỏ sớm các lệnh cấm du lịch. 

Ngày 18/2, đại sứ Trung Quốc tại Philippines là Huang Xilian đã công khai đe dọa nếu Philippines không dỡ bỏ lệnh cấm du lịch, Trung Quốc có thể trả đũa bằng cách cắt giảm nhập khẩu chuối của Philippines. Đây là một “khoảnh khắc” rất sống động về cách thức hoạt động của ĐCSTQ đối với đối tác thương mại. 

Đại sứ Trung Quốc tại Philippines là Huang Xilian đã công khai đe dọa nếu Philippines không dỡ bỏ lệnh cấm du lịch, Trung Quốc có thể trả đũa bằng cách cắt giảm nhập khẩu chuối của Philippines.
Đại sứ Trung Quốc tại Philippines đã công khai đe dọa nếu Philippines không dỡ bỏ lệnh cấm du lịch, Trung Quốc có thể trả đũa bằng cách cắt giảm nhập khẩu chuối của Philippines. (Ảnh: Getty)

Đó chính là sử dụng đòn bẩy kinh tế để trừng phạt các quốc gia nếu không thay đổi chính sách theo hướng có lợi cho Bắc Kinh và chính quyền độc tài này không quan tâm ngay cả khi việc đó sẽ khiến công dân của “nước bạn” có nguy cơ nhiễm bệnh và tử vong vì đại dịch.

Khi ĐCSTQ cảm thấy bị đe dọa, thật “ngây thơ” khi mong đợi bất cứ điều gì tốt lành từ chính thể độc tài này ngoài việc Bắc Kinh sẽ sử dụng mọi biện pháp ảnh hưởng sẵn có để giảm bớt mối đe dọa, và chuyển “chi phí” bảo vệ chế độ của nó cho các quốc gia khác phải hứng chịu. 

Đơn cử, với ưu thế là “công xưởng của thế giới” cung ứng hàng hóa cho toàn cầu, Trung Quốc đã dùng con “át bài” khẩu trang và thiết bị y tế để làm công cụ mặc cả, đe dọa các con bạc “khát nước” - là các quốc gia đang tuyệt vọng trong đại dịch. 

Ở nước ngoài, các đại sứ quán của Trung Quốc biến thành những “pháo đài” và các đại sứ trở thành những chiến binh côn đồ hiếu chiến, sẵn sàng “nhả đạn” bất cứ ai đe dọa quyền lợi hay làm tổn hại hình ảnh của ĐCSTQ.

Ở nước ngoài, các đại sứ quán của Trung Quốc biến thành những “pháo đài” và các đại sứ trở thành những chiến binh côn đồ hiếu chiến, sẵn sàng “nhả đạn” bất cứ ai đe dọa quyền lợi hay làm tổn hại hình ảnh của ĐCSTQ. Ảnh: Đại sứ Trung Quốc Cao Zhongming ở Thụy Điển.
Ở nước ngoài, các đại sứ quán của Trung Quốc biến thành những “pháo đài” và các đại sứ trở thành những chiến binh côn đồ hiếu chiến, sẵn sàng “nhả đạn” bất cứ ai đe dọa quyền lợi hay làm tổn hại hình ảnh của ĐCSTQ. Ảnh: Đại sứ Trung Quốc Cao Zhongming ở Thụy Điển. (Nguồn: Getty)

Chính quyền Bắc Kinh đe dọa nhấn chìm nước Mỹ trong “biển corona virus” bằng việc hạn chế xuất khẩu các loại thuốc quan trọng để điều trị virus. Khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron điện đàm với Tập Cận Bình về việc cung cấp 1 tỷ chiếc khẩu trang, lãnh tụ ĐCSTQ đã mặc cả sẽ gửi số khẩu trang đó nếu Pháp triển khai mạng 5G của Huawei. Đó là cách Trung Quốc hành động. 

Khi chính phủ Australia kêu gọi điều tra về nguồn gốc dịch bệnh cũng như cải tổ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đại sứ Trung Quốc tại Australia phát biểu: “Tại sao chúng ta nên uống rượu Úc? Ăn thịt bò Úc? Cha mẹ của các học sinh cũng sẽ nghĩ... liệu đây có phải là nơi tốt nhất để gửi con cái họ không?”. Đó là cách ĐCSTQ đe dọa trả đũa.

Để đáp trả quyết định của Hà Lan về việc đổi tên đại sứ quán của họ tại Đài Loan, Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Lan đã đe đọa ngừng cung cấp các sản phẩm y tế cũng như kích động người tiêu dùng Trung Quốc tẩy chay hàng hóa và du lịch tới Hà Lan. 

ĐCSTQ luôn lợi dụng các cơ hội ngay cả trong khủng hoảng để liên tục kích động tinh thần dân tộc của người dân. Khi dịch bệnh bùng phát tại Mỹ với số người bị nhiễm virus Vũ Hán tăng vọt, người dân làng Trung Quốc đã căng băng-rôn và đốt pháo ăn mừng

Họ - người dân Trung Quốc đã bị ĐCSTQ sử dụng hoặc giống như quần chúng dễ sai bảo, hoặc như một đám đông bạo lực vô luân vô lý, và chưa bao giờ được chính quyền độc tài coi là những công dân được bảo đảm quyền con người. 

Dưới sự lừa dối của thù hận và “chủ nghĩa ái quốc” hẹp hòi do ĐCSTQ nhồi nhét, bất cứ ai, bất cứ chính thể hay quốc gia nào không làm “hài lòng” chính quyền Bắc Kinh, đều có thể trở thành vật hy sinh để chính quyền độc tài và người dân bị “tẩy não” lôi ra phỉ báng, chửi rủa hoặc đe dọa, cưỡng ép. 

Văn hóa là cơ sở để nâng cao nhận thức và ý thức của người dân, nhưng ĐCSTQ đã dùng thứ văn hóa đồi bại, bạo lực của nó để làm “hỏng” người dân của nó một cách vô thức. 

Trong đại dịch, tiếp sau người Vũ Hán là cộng đồng người châu Phi sống tại Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông) trở thành nạn nhân của nạn kỳ thị của ĐCSTQ. Hình ảnh cảnh sát Trung Quốc bạo lực với người da đen cũng như tình cảnh nhiều công dân “Lục địa Đen” phải ngủ ngoài đường khi các chủ khách sạn từ chối cho họ thuê phòng, hoặc chủ nhà trọ đuổi ra ngoài đã làm “chua chát” thêm mối quan hệ Trung - Phi vừa chớm nở, vốn được ĐCSTQ ví von là chỉ có “tăng cường chứ không giảm bớt”. 

Đầu tháng 4, hàng loạt chuỗi nhà hàng McDonald tại Quảng Châu đã dần loại bỏ cảnh báo “Người da đen không được phép vào”. Khi gỡ bỏ cảnh báo đó, McDonald đã nói với NBC News rằng, “đó không phải là đại diện cho các giá trị của chúng tôi”. 

Tuyên bố này của McDonald nghe có vẻ giống như một “sản phẩm” được “ra lò” từ bộ phận truyền thông của Tập đoàn thức ăn nhanh này, có thể để kiểm soát thiệt hại do McDonald đã phải “hùa” theo sắc lệnh của ĐCSTQ.

Và mặc dù có thể chấp nhận một thực tế rằng, tập đoàn McDonald không bao giờ phân biệt chủng tộc, nhưng thật không may, dấu hiệu này lại đại diện cho các giá trị của Trung Quốc. 

Điều này một lần nữa cho thấy, chính quyền Bắc Kinh đã gây áp lực buộc các công ty nước ngoài phải “tuân thủ” các điều khoản và chính sách do ĐCSTQ đề ra. Với mong muốn được tiếp cận thị trường màu mỡ đông dân nhất thế giới, các doanh nghiệp nước ngoài phần lớn “thờ ơ” với những vấn đề vi phạm nhân quyền, hợp tác vô điều kiện với chính quyền Bắc Kinh và dần vô tình đã điều chỉnh chính các “giá trị” cốt lõi từng làm nên tên tuổi của họ. 

ĐCSTQ luôn dùng "ngón đòn" kinh tế để ép buộc các quốc gia muốn làm ăn với mình phải thuận theo ý chí của nó mà bỏ qua các vấn đề vi phạm nhân quyền, đạo đức. (Ảnh: Getty)
ĐCSTQ luôn dùng "ngón đòn" kinh tế để ép buộc các quốc gia muốn làm ăn với mình phải thuận theo ý chí của nó mà bỏ qua các vấn đề vi phạm nhân quyền, đạo đức. (Ảnh: Getty)

Chèn ép vô lối các doanh nghiệp nước ngoài

Chính quyền Bắc Kinh đã từng gia tăng áp lực đòi Liên đoàn Bóng rổ Mỹ (NBA) phải  đuổi việc giám đốc đội bóng Houston Rockets vì ông này lên tiếng kêu gọi ủng hộ phong trào đòi dân chủ ở Hong Kong (2019). NBA thoạt đầu đã “chiều” theo ý muốn của Trung Quốc và lên tiếng chỉ trích giám đốc đội bóng. Nhưng trước phản ứng dữ dội của các nghị sĩ Mỹ, NBA đã tuyên bố ủng hộ ”quyền tự do ngôn luận”  của giám đốc đội bóng Houston Rockets

Kết quả, Trung Quốc ngừng phát sóng các chương trình của NBA cũng như chấm dứt các hợp đồng quảng cáo, đã gây ra những tổn thất lớn về tài chính cho NBA. Đây cũng là trường hợp hiếm hoi một doanh nghiệp Mỹ đã dám bỏ qua quyền lợi kinh tế để “đối đầu” với ĐCSTQ nhằm bảo vệ giá trị của mình. 

Với chiêu bài đe dọa kiểu lưu manh vô sản, nhiều công ty phương Tây có lợi ích kinh doanh tại Trung Quốc từ lâu đã buộc phải “cúi đầu, quỳ gối, khom lưng” trước những đòi hỏi chính trị của ĐCSTQ. Một Hollywood đầy quyền lực cũng phải uốn mình thay đổi nội dung phim để được Bắc Kinh duyệt trước khi cho phép họ vào Trung Quốc.

Để xâm nhập vào thị trường Trung Quốc, bộ phim "World War Z" đã thay đổi kịch bản gốc về nguồn lây lan virus ban đầu từ một quốc gia khác thay vì do nạn buôn bán nội tạng tại Trung Quốc.
Để xâm nhập vào thị trường Trung Quốc, bộ phim "World War Z" đã thay đổi kịch bản gốc về nguồn lây lan virus cúm ban đầu từ một quốc gia khác, thay vì do nạn buôn bán nội tạng tại Trung Quốc. (Ảnh: Wikipedia - Fair use)

Khi nhà sản xuất máy ảnh Leica của Đức tung ra một clip quảng cáo nhắc đến sự kiện Thiên An Môn – một trong những chủ đề cấm kỵ nhất của ĐCSTQ, đó dường như là một vụ cá cược táo bạo khác thường. Trung Quốc hiện là thị trường tăng trưởng lớn nhất của Leica, tập đoàn này có quan hệ đối tác với Huawei, chuyên cung cấp ống kính cho điện thoại thế hệ mới nhất của “ông lớn” công nghệ này. 

Clip quảng cáo dài 5 phút nhắc tới lòng can đảm của các nhiếp ảnh gia tác nghiệp trong những tình huống khắc nghiệt. Bức ảnh cuối cùng trong đoạn phim cho thấy một trong những hình ảnh nổi tiếng nhất ghi lại được qua ống kính Leica: Người đàn ông cản xe tăng tại Quảng trường Thiên An Môn. 

Dù clip quảng cáo không dành cho thị trường Trung Quốc, đương nhiên Leica vẫn nhận được lời cảnh cáo từ chính quyền Bắc Kinh. Và ngay cả khi Leica chưa phải nhận bất cứ sự phẫn nộ nào từ những cư dân Trung Quốc, tập đoàn này đã vội vã xin lỗi Bắc Kinh và “khai tử” đoạn phim này vĩnh viễn.

Hãng xe Mercedes-Benz cũng đã buộc phải xin lỗi vì đã “làm tổn thương” người dân Trung Quốc sau khi tài khoản Instagram của hãng này trích dẫn câu nói của đức Đạt Lai Lạt Ma. Dòng quảng cáo đăng trên Instagram đã nhận phải gạch đá từ cư dân mạng tại Trung Quốc, nhiều người trong số họ tuyên bố tẩy chay Mercedes. 

Bản thân câu trích dẫn của Mercedes-Benz không hàm ý chỉ trích hay liên quan đến chính trị, nhưng miễn là nó làm “phật ý” quan chức ĐCSTQ thì sẽ có hậu quả. Mercedes-Benz đã phải nhanh chóng xóa bài viết và vội vã đưa ra lời xin lỗi. Động thái này của Mercedes-Benz là ví dụ điển hình của một công ty nước ngoài đang bị đe dọa bởi sức mạnh của một thị trường ngày càng bị chủ nghĩa dân tộc hóa.

Các hãng hàng không Mỹ cũng buộc phải thay đổi cách họ nhắc đến Đài Loan trên trang web của họ nhằm tránh bị Bắc Kinh trừng phạt. Chuỗi khách sạn nổi tiếng của Mỹ là Marriott International đã phải công khai xin lỗi ĐCSTQ và tuyên bố rằng tập đoàn này không hỗ trợ bất kỳ yếu tố ly khai đối với Trung Quốc, sau khi “vô ý” liệt kê Tây Tạng và Đài Loan là các quốc gia riêng biệt trên trang web của tập đoàn. 

Trang web và ứng dụng phiên bản tiếng Trung Quốc của Marriott International đã bị chính quyền Bắc Kinh “đóng cửa” suốt một tuần lễ. Để “xoa dịu” Trung Quốc, tập đoàn Marriott International đã sa thải một nhân viên vì đã nhấn nút like trên Twitter của một người ủng hộ Tây Tạng. 

Các công ty nước ngoài đang bị đe dọa bởi sức mạnh của một thị trường ngày càng bị chủ nghĩa dân tộc hóa. Ảnh: Xe hơi thuộc hãng Mercedes-Benz. (Nguồn: Getty)
Các công ty nước ngoài đang bị đe dọa bởi sức mạnh của một thị trường ngày càng bị chủ nghĩa dân tộc hóa. Ảnh: Xe hơi thuộc hãng Mercedes-Benz. (Nguồn: Getty)

Trong khi đó, các công ty phương Tây khác đã chịu áp lực khi phải “chiều” theo lời đề nghị từ Bắc Kinh. Như Google từng giúp quan chức ĐCSTQ giám sát công dân của họ cũng như kiểm duyệt nội dung bằng cách phát triển công cụ tìm kiếm mới có tên Dragonfly (Google sau đó đã hủy bỏ dự án); Yahoo cung cấp thông tin cho lực lượng an ninh Trung Quốc để bắt giữ một nhà báo độc lập; và ông chủ của hãng xe hơi Volkswagen tuyên bố rằng ông “không biết chút gì” về một mạng lưới trại giam tập thể rộng lớn, nơi giam giữ hơn một triệu người Hồi giáo ở phía tây Tân Cương và cũng là nơi công ty của ông đặt một nhà máy. 

Làm cho Trung Quốc “vĩ đại” hơn bằng thứ văn hóa vô liêm sỉ?

Các nhà quan sát cho rằng, ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng sức khỏe với hơn 3,5 triệu ca nhiễm virus Vũ Hán và khoảng 250.000 người tử vong trên toàn thế giới. 

Nhưng ĐCSTQ không bao giờ lãng phí cơ hội ngay cả trong khủng hoảng. Thay vì tìm cách sửa đổi hay chịu trách nhiệm, chính quyền Bắc Kinh đang tận dụng sự hỗn loạn để theo đuổi các mục tiêu chính sách đối ngoại dài hạn quyết liệt hơn. 

Trung Quốc đã phát động một chiến dịch gây nhiễu thông tin toàn cầu nhằm làm chệch hướng đổ lỗi nguồn gốc virus sang các nước khác như Mỹ hoặc Ý. ĐCSTQ vơ vét các trang thiết bị y tế trên khắp thế giới, rồi lại gửi chúng đến các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề với mục đích mở rộng tầm ảnh hưởng, đóng vai của một “anh hùng” lãnh đạo tiên phong trong đại dịch thay vì là “nhân vật” phản diện.

ĐCSTQ vơ vét các trang thiết bị y tế trên khắp thế giới rồi lại gửi chúng đến đến các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề với mục đích mở rộng tầm ảnh hưởng, đóng vai của một “anh hùng” lãnh đạo tiên phong trong đại dịch thay vì là “nhân vật” phản diện.
ĐCSTQ vơ vét các trang thiết bị y tế trên khắp thế giới rồi lại gửi chúng đến đến các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề với mục đích mở rộng tầm ảnh hưởng, đóng vai của một “anh hùng” lãnh đạo tiên phong trong đại dịch thay vì là “nhân vật” phản diện. (Ảnh: Getty)

Trung Quốc đã lợi dụng sự “xao nhãng” của thế giới trong đại dịch để tuyên bố chủ quyền đối với các đảo tranh chấp ở Biển Đông, tiếp tục gây áp lực và đe dọa Đài Loan, đồng thời khẳng định uy quyền hơn đối với Hồng Kông trong nỗ lực trấn áp phong trào dân chủ ở đó.

ĐCSTQ đã lợi dụng các quốc gia dễ bị tổn thương ở châu Phi đang phải vật lộn với đại dịch, và đang yêu cầu chính quyền Bắc Kinh giảm nợ để họ có thể tập trung đầu tư nhiều hơn vào các chương trình xã hội, hỗ trợ cho hàng triệu người bị ảnh hưởng trong đại dịch. Trung Quốc, một trong những chủ nợ lớn nhất của lục địa đen đã nảy ra “ý tưởng” xóa nợ bằng cách yêu cầu các chính phủ châu Phi phải thế chấp tài sản quốc gia. Điển hình là Zambia đã phải cho Trung Quốc khai thác mỏ đồng của nước này để đổi lấy sự giúp đỡ về kinh tế.

Khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố tạm thời ngừng tài trợ cho WHO thì chỉ hai tuần sau, Trung Quốc đã công khai cam kết tài trợ thêm 30 triệu đô la cho Tổ chức Y tế này. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang cho biết, Bắc Kinh quyên góp tiền cho WHO vì để “bảo vệ lý tưởng và nguyên tắc của chủ nghĩa đa phương, duy trì vị thế và quyền lực của LHQ”.

Andrew Erickson, một chuyên gia về Trung Quốc tại ĐH Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ cho biết, tất cả đều là một phần trong chiến lược của Tập Cận Bình nhằm đánh bật nước Mỹ với tư cách là siêu cường duy nhất của thế giới, và mở rộng phạm vi thống trị của Trung Quốc ra toàn thế giới. Không có gì nghi ngờ, đây là những gì mà ĐCSTQ mong muốn. Andrew S. Erickson, Giáo sư Chiến lược tại ĐH Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ đã từng có bài viết về chiến lược dài hạn của Tập Cận Bình để đưa Trung Quốc trở nên vĩ đại hơn.

Tập Cận Bình đã đặt tên các mốc thời gian cụ thể cho các mục tiêu vĩ đại của mình như sau: Trung Quốc sẽ trở thành một xã hội thịnh vượng vào năm 2021; sẽ trở thành “nhà lãnh đạo” thế giới về công nghệ và hiện đại hóa quân sự vào năm 2035; và sẽ giải quyết dứt điểm tranh chấp kéo dài nhiều thập kỷ với Đài Loan vào năm 2049.

Nhưng cùng với cách hành xử vô văn hóa, nhuốm màu đe nẹt bạo lực, ĐCSTQ chỉ càng làm cho Giấc mơ Trung Hoa vĩ đại sớm tàn lụi nhanh một khi thế giới thấu rõ bản chất tà ác của nó. 

Xuân Trường - Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP