Trung Quốc sẽ chi 230 tỷ USD cho quân đội, tăng cường tập trận trên Biển Đông nhằm thúc đẩy “tái thố

Trung Quốc sẽ chi 230 tỷ USD cho quân đội, tăng cường tập trận trên Biển Đông nhằm thúc đẩy “tái thố

Trung Quốc sẽ chi 230 tỷ USD cho quân đội, tăng cường tập trận trên Biển Đông nhằm thúc đẩy “tái thố

Trung Quốc sẽ chi 230 tỷ USD cho quân đội, tăng cường tập trận trên Biển Đông nhằm thúc đẩy “tái thố

Trung Quốc sẽ chi 230 tỷ USD cho quân đội, tăng cường tập trận trên Biển Đông nhằm thúc đẩy “tái thố
Trung Quốc sẽ chi 230 tỷ USD cho quân đội, tăng cường tập trận trên Biển Đông nhằm thúc đẩy “tái thố
Thứ tư, 08-01-2025 04:14, (GMT+07:00)
Trung Quốc sẽ chi 230 tỷ USD cho quân đội, tăng cường tập trận trên Biển Đông nhằm thúc đẩy “tái thống nhất” Đài Loan
05-03-2022 21:57

Trung Quốc thông báo ngân sách quốc phòng dành cho năm 2022 sẽ tăng hơn 7% so với năm 2021, đồng thời cảnh báo sẽ chống lại bất kỳ "hoạt động ly khai" nào ở đảo Đài Loan. Đồng thời, nước này cũng tăng cường tập trận trên Biển Đông trong thời gian gần đây.

 

Trung Quốc thông báo tập trận hơn 1 tuần gần bờ biển Việt Nam

Tàu tuần duyên Trung Quốc chụp ngày 14/5/2014 trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông. (HOANG DINH NAM / AFP qua Getty Images)

 

Chính phủ Trung Quốc hôm 5/3 thông báo ngân sách quốc phòng nước này dành cho năm 2022 sẽ tăng 7,1% so với năm 2021, lên 1.450 tỉ nhân dân tệ (hơn 230 tỉ USD), , theo hãng tin Reuters.

Ngân sách quốc phòng nói trên nằm trong một báo cáo ngân sách của chính phủ Trung Quốc được đưa ra tại phiên khai mạc kỳ họp thường niên của Quốc hội ở Bắc Kinh hôm nay 5/3. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc dành cho năm 2021 tăng 6,8% so với năm 2020.

Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc chỉ đứng sau Mỹ, nhưng mức chênh lệch khá lớn. Năm nay, Washington dành hơn 700 tỷ USD cho chi tiêu quốc phòng. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích quân sự nước ngoài tin rằng ngân sách quốc phòng thực tế của Trung Quốc cao hơn đáng kể so với công bố.

Trung Quốc năm 2022 dự kiến đóng tàu sân bay nội địa thứ ba vào đầu năm. Nước này cũng lên kế hoạch lập ít nhất 4 nhóm tác chiến tàu sân bay vào năm 2030 để trở thành lực lượng hải quân biển xanh hiện đại thứ hai thế giới, sau Mỹ.

Trung Quốc đã chi hàng tỷ USD vào hiện đại hóa quốc phòng trong những năm gần đây, nhằm xây dựng quân đội tầm cỡ thế giới có thể cạnh tranh với Mỹ. Căng thẳng quân sự gia tăng đáng kể trong năm qua giữa Trung Quốc và các đối thủ như Mỹ và Ấn Độ trên những khu vực như Biển Đông, eo biển Đài Loan hay biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya.

 

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường có bài phát biểu khai mạc Hội nghị thường niên Diễn đàn Boao cho Á Châu (BFA) 2019 tại Boao, tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc ngày 28/3/2019. (STR/AFP/Getty Images)

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường phát biểu tại Hội nghị thường niên Diễn đàn Boao cho Á Châu (BFA) tại, tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc ngày 28/3/2019. (STR/AFP/Getty Images)

Trong bài phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp trên, Thủ tướng Lý Khắc Cường thông báo Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng GDP cho năm 2022 là 5,5%, mức thấp nhất kể từ năm 1991, theo hãng tin AFP. Ông Lý nói rằng nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này “sẽ đối mặt nhiều nguy cơ và thách thức hơn”.

Ngoài ra, ông Lý cam kết thúc đẩy sự phát triển hòa bình trong các mối quan hệ giữa hai bên bờ eo biển Đài Loan và “cuộc tái thống nhất của Trung Quốc”. Ông Lý còn tuyên bố chính phủ Trung Quốc cực lực phản đối những hoạt động ly khai đòi độc lập cho Đài Loan và bất kỳ sự can thiệp của nước ngoài.

 

Căng thẳng Trung Quốc và Đài Loan

 

Trong hai năm qua, Trung Quốc gia tăng hoạt động quân sự gần Đài Loan, đáp trả điều Bắc Kinh cho là “sự câu kết” giữa Đài Loan và Mỹ.

Hôm 23/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng Đài Loan “không phải là Ukraine” và luôn là một phần không thể tách rời của Trung Quốc.

Phát biểu tại Bắc Kinh, bà Hoa đã bác bỏ bất kỳ mối liên hệ nào giữa các vấn đề ở Ukraine và Đài Loan.

“Đài Loan không phải là Ukraine. Đài Loan luôn là một phần không thể tách rời của Trung Quốc. Đây là một sự thật lịch sử và pháp lý không thể chối cãi”, bà Hoa nói.

 

Gián điệp Trung Quốc thâm nhập quân đội Đài Loan, đội cận vệ của bà Thái Anh Văn thất thủ

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn phát biểu trong cuộc họp báo ngày 22/1/2020. (SAM YEH/AFP via Getty Images)

Trước đó, tại cuộc họp các quan chức an ninh cấp cao về cuộc khủng hoảng Ukraine, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã yêu cầu “tất cả đơn vị an ninh và quân đội phải tăng cường giám sát và cảnh báo sớm những diễn biến quân sự xung quanh eo biển Đài Loan”.

"Khi đối mặt với các thế lực bên ngoài có ý định thao túng tình hình ở Ukraine và làm ảnh hưởng tới tâm lý xã hội Đài Loan, tất cả các đơn vị cần phải tăng cường ngăn chặn chiến tranh tâm lý được phát động bởi các thế lực nước ngoài và những kẻ kết cấu từ bên trong”, bà Thái nói.

Trung Quốc ngày càng gia tăng áp lực quân sự lên Đài Loan như thường xuyên điều máy bay quân sự xâm nhập vào vùng nhận dạng phòng không của hòn đảo. Chỉ trong vòng 32 ngày đầu năm 2022, quân đội Trung Quốc đã cho 173 máy bay áp sát Đài Loan.

 

Đài Loan tăng gấp đôi năng lực sản xuất tên lửa lên gần 500 quả

 

Cơ quan Phòng vệ Đài Loan ngày 3/3 thông báo kế hoạch tăng gấp đôi năng lực sản xuất tên lửa hằng năm lên gần 500 quả. Động thái nhằm nâng cao năng lực hệ thống phòng thủ của hòn đảo trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường các hoạt động quân sự gây hấn, theo hãng tin Reuters.

 

Tên lửa Hsiung Feng III. Ảnh: Cơ quan Phòng vệ Đài Loan

Tên lửa Hsiung Feng III. Ảnh: Cơ quan Phòng vệ Đài Loan

 

Trong báo cáo gửi đến Viện Lập pháp Đài Loan, Cơ quan Phòng vệ Đài Loan cho biết khoản ngân sách 8,6 tỉ USD được chi trong 5 năm tới bao gồm kế hoạch nâng cấp năng lực sản xuất tên lửa hàng năm từ 207 quả lên tới 497 quả.

Báo cáo cho hay các loại hệ thống tên lửa nằm trong kế hoạch tăng cường năng lực sản xuất trên bao gồm tên lửa đối đất không Wan Chien do Đài Loan tự sản xuất, phiên bản nâng cấp của tên lửa Hsiung Feng IIE và tên lửa tấn công đất liền Hsiung Sheng.

Cơ quan Phòng vệ Đài Loan cũng đang có kế hoạch bắt tay vào sản xuất “máy bay không người lái tấn công” với chỉ tiêu sản xuất hàng năm là 48 chiếc.

Đài Loan cho biết họ dự kiến sẽ đóng hoàn tất chiếc tàu ngầm nội địa đầu tiên vào năm 2024, một phần trong kế hoạch đóng tổng cộng tám đến 12 tàu ngầm.

 

Trung Quốc thông báo tập trận hơn 1 tuần gần bờ biển Việt Nam

 

Hôm 4/3, Trung Quốc thông báo quân đội nước này đang mở các cuộc tập trận kéo dài hơn một tuần trên Biển Đông, tại một khu vực nằm giữa tỉnh Hải Nam và Việt Nam, theo hãng tin Reuters.

Cơ quan An toàn Hàng hải Hải Nam cho biết, các cuộc tập trận bắt đầu từ ngày 4 tới 15/3. Những thông báo về tập trận thường được Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) đăng trên website trước khi cuộc tập trận diễn ra từ 1-2 ngày.

Các tọa độ do họ cung cấp cho thấy khu vực tập trận nằm gần ngay chính giữa thành phố Tam Á của đảo Hải Nam và thành phố Huế của Việt Nam. Tam Á là nơi đặt căn cứ hải quân lớn của Trung Quốc.

Một phần của khu vực trên nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam và Việt Nam trước đây đã lên án về hành vi xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trái phép trên gần như toàn bộ Biển Đông, trong đó có các tuyến vận tải hàng hải chính. Quân đội Trung Quốc đã xây dựng các đảo nhân tạo và sân bay trên một số bãi đá ngầm và đảo nhỏ mà họ đang kiểm soát, gây lo ngại cho các nước trong khu vực và cho Hoa Kỳ. Trung Quốc cũng thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận trên Biển Đông, theo hãng tin Reuters.

Tính từ đầu năm đến nay, Trung Quốc có thể đã tiến hành ít nhất 6 cuộc tập trận ở Biển Đông. Trong đó, ít nhất 1 cuộc tập trận ở vịnh Bắc bộ, theo các thông báo được đăng lên website của MSA.

Năm 2021, Trung Quốc được cho là đã tiến hành ít nhất 51 cuộc tập trận ở Biển Đông, theo các thông báo được đăng trên website của MSA. Trong đó có ít nhất 20 cuộc tập trận ở vịnh Bắc bộ và ít nhất 1 cuộc tập trận trái phép ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

 

Theo NTDVN

 

 

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP