Mới đây, hai người ở Trung Quốc vừa bị chẩn đoán mắc bệnh dịch hạch thể phổi, nghiêm trọng hơn cả thể hạch đã gây ra đại dịch “Cái chết Đen” từng khiến châu Âu mất đi 60% dân số. Cư dân mạng Trung Quốc hoang mang tự hỏi, sao các loại dịch bệnh nguy hiểm gần đây đều nhắm vào đất nước họ?
Dịch hạch thường xuất hiện ở ba thể: thể hạch, thể máu và thể phổi. Thể hạch có lẽ được biết đến nhiều hơn cả vì là nguyên nhân của những đại dịch lớn nhất lịch sử, bao gồm “Cái chết Đen” ở châu Âu vào thế kỷ 14. Theo Guardian, hai ca mới đang được điều trị tại bệnh viện ở Bắc Kinh là dịch hạch thể phổi, còn nghiêm trọng hơn cả thể hạch.
Cộng đồng người Hoa trên mạng xã hội Weibo đang lo lắng khi không biết liệu dịch bệnh đã bắt đầu lây lan chưa: “Tôi chỉ muốn biết hai bệnh nhân đó đã tới Bắc Kinh bằng đường nào?”, một tài khoản Weibo viết, “Họ đi bằng tàu, máy bay hay tự lái xe?”
Theo Secretchina, một người khác lại đúc kết thành quy luật, khiến dư luận càng thêm lo ngại: “Năm con gà thì có dịch cúm gia cầm, năm lợn thì gặp dịch tả lợn châu Phi. Năm tới là năm chuột, dịch hạch đang tới rồi…”.
Ngày nay, nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm lây lan khắp thế giới đã phát sinh ở Trung Quốc. Ví như dịch SARS, cúm gia cầm, bệnh tay chân miệng, bệnh lở mồm long móng, bệnh liên cầu khuẩn lợn, lợn tai xanh và các loại dịch tả lợn…
Tại sao các loại dịch bệnh lớn đều tập trung tại Trung Quốc? Nhìn bề ngoài thì thấy, sự phát tán của dịch bệnh có thể liên quan đến việc quốc gia này đã hủy hoại môi trường sinh thái và lạm dụng dược phẩm, hóa chất độc hại. Suy cho cùng thì là do đạo đức đã xuống cấp. Trùng hợp thay, những gì xảy ra tại Trung Quốc khá tương đồng với hoàn cảnh trước kia, khi những đại dịch kinh hoàng trong lịch sử thế giới đã hủy diệt những nền văn minh có dấu hiệu sa đọa về đạo đức hoặc đàn áp tín ngưỡng khốc liệt.
Có những điều đòi hỏi khoa học phải giải thích với lý lẽ – bằng chứng thuyết phục, nhưng có những việc chỉ cần đặt chúng cạnh nhau, đưa ra một chút liên tưởng là dư luận có thể tự chọn tin hay không. Chữ “mê tín” là quá tin vào một điều gì đó mà không cần phải giải thích được. Ví dụ, con người chẳng phải vẫn luôn mê tín vào sự thiện lương, vào cái thiện luôn chiến thắng cái ác mà nhắn nhủ nhau giữ gìn đạo đức từ bao đời? Trẻ em không mê tín vào uy đức của cha mẹ thì sao biết nghe lời, học trò không mê tín vào kiến thức của thầy giáo thì sao có thể học làm người… Thế nên, niềm tin vẫn luôn có ảnh hưởng rất lớn trong xã hội nhân loại. Và một khi niềm tin ấy là để quy chính sai lầm, phục hồi đạo đức, thì không phải bàn cãi.
Dịch bệnh, với những điều khó lý giải quanh nó, cũng có thể truyền đi thông điệp cảnh báo làm cho người đời sợ làm điều sai trái mà duy trì sự thiện lương. Nếu không tin, bạn có thể xem qua một chút, quyền xử lý thông tin vẫn là ở bạn. Nhưng có những điều vô hình vẫn phản ánh sự hiện diện của nó thông qua biểu hiện bề mặt trong xã hội con người bất chấp ta có tin hay không. Tin để mà ước thúc đạo đức, thì sẽ không phải hối hận.
Dịch bệnh chọn người?
Trong lịch sử các đợt dịch bệnh lớn trên thế giới, có nhiều hiện tượng “dị thường” không thể giải thích được. Chẳng hạn như dịch cúm năm 1918 đã bùng phát ở Mumbai (Ấn Độ) và Boston (Hoa Kỳ) gần như cùng một lúc, trong khi hai địa điểm này cách xa nhau và tại thời điểm đó, không ai có thể từ Mỹ đến Ấn Độ trong 1-2 ngày, kể cả chim chóc. Trong khi đó, từ Boston dịch bệnh đã phải mất 3 tuần mới lan được tới New York cùng ở bờ Đông nước Mỹ.
Thời kỳ xảy ra đại dịch cúm năm 1918, mặc dù con tàu St. Helena mỗi lần đi biển đều phải dừng chân ở vùng dịch bệnh, nhưng điều lạ là các thuyền viên vẫn bình an vô sự.
Bệnh dịch hạch cũng đã khiến nhiều nhà khoa học phải đau đầu lý giải, vì nó cứ bất ngờ xuất hiện, lây lan cực nhanh khiến các chuyên gia không hiểu nổi nguyên nhân, hủy diệt lượng lớn sinh mệnh rồi biến mất, sau đó đột ngột xuất hiện trở lại. Theo Vision Times, bệnh dịch hạch lần đầu tiên xuất hiện ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ năm trước Công nguyên. Đến thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, dịch hạch lại bùng phát ở Syria và Bắc Phi. Năm 540, dịch hạch bùng phát ở Đế chế La Mã đã giết chết gần 100 triệu người. Sau đó, căn bệnh truyền nhiễm quái ác tưởng như đã biến mất khỏi trái đất nhưng nó lại một lần nữa bùng phát vào năm 1347 – 1350 của thế kỷ 14. Giữa thế kỷ 17 nó lại xuất hiện nhưng đã nhanh chóng bị dập tắt và không có dấu hiệu gì về sự bùng phát của nó sau hai thế kỷ tiếp theo. Đến năm 1894, nó đột ngột xuất hiện ở Trung Quốc và tới Thế chiến Thứ nhất, nó lại là nguyên nhân gây ra 13 triệu cái chết ở Ấn Độ.
Trong ghi chép về đại dịch hạch ở thành Rome năm 540, có đoạn: “… một số người sống cùng người bệnh, thậm chí cả với người đã chết, nhưng họ vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Một số người, do quá đau lòng khi tất cả gia đình và người thân thích đều qua đời trong dịch bệnh, nên đã chủ động tìm đến cái chết bằng cách tiếp xúc với bệnh nhân, nhưng dường như dịch bệnh lại phớt lờ họ. Và như thế, họ vẫn bình an vô sự”.
Đạo sĩ lý giải nguyên nhân dịch bệnh
Trần Đoàn (871 – 989), tên tự là Đồ Nam, hiệu là Phù Dao Tử là nhân vật nổi tiếng tu luyện Đạo gia vào những năm cuối thời Đường cho đến những năm đầu thời Tống. Tương truyền ông “ngủ một giấc 3 năm” nên được người đời sau tôn là “Thụy Tiên” (Ông Tiên ngủ). Trần Đoàn cả đời đã viết rất nhiều sách, trong đó có một tác phẩm nổi tiếng lưu truyền hậu thế, có tên là “Tâm tướng thiên”, lấy ý từ câu “tướng do tâm sinh”. Trong đó có một câu: “Dịch bệnh tử vong không phải do vận số, mà là do nhục mạ Trời, nhục mạ Đất”.
Trời và Đất ở trong văn hóa truyền thống của cả phương Đông và phương Tây đều là do các vị Thần cao tầng như Bàn Cổ hoặc Giê-hô-va khai sáng. Trời không chỉ là một khái niệm thuộc về tự nhiên mà còn là tên gọi chung chỉ các Thần linh. Theo quan niệm của người xưa, các tín ngưỡng chân chính cũng là do Thần ban truyền để cho con người tin vào sự tồn tại của Thần, từ đó ước thúc nhân tâm, tránh ngạo mạn tự tôn mà dẫn tới băng hoại đạo đức. Thế nên, dịch bệnh phát sinh chính là cảnh báo của Thần, khi con người bắt đầu khinh mạn, chà đạp lên chính tín và đạo đức, nhân tính.
Lịch sử ứng nghiệm
Có 4 đại dịch bệnh từng xảy ra ở Đế quốc La Mã, nơi mà những tín đồ Cơ Đốc giáo bị đàn áp khốc liệt. Trong Thánh Đồ Truyền có một đoạn ghi chép rất chi tiết. Dịch hạch đầu tiên trong triều đại Đế quốc La Mã đã xảy ra sau khi bạo chúa Nero đốt thành và đổ tội cho tín đồ Cơ Đốc giáo, nó bùng phát khoảng vào năm 67 và đã khiến dân số của Đế quốc La Mã giảm đi 1/3, hơn một nửa dân số ở thủ đô Constantinople đã chết.
Đại dịch đã khiến thành La Mã bùng nổ bạo động, Nero trong khi chạy trốn cũng khiếp sợ mà tự sát. Nhưng cái chết nhục nhã đó vẫn không khiến cho các hoàng đế La Mã đời sau rút ra bài học, mà họ vẫn dung túng bức hại Cơ Đốc giáo. Dịch bệnh tiếp tục tìm đến 3 lần nữa, lần lượt trong các thời kỳ 161-180, 200-258 và 260-340, được ghi chép lại trong Giáo hội sử, Cổ La Mã phong hóa sử, Cơ Đốc giáo giản sử của Eusebius và Biên niên sử của Tacitus.
Như vậy, sau 300 năm vu khống, đàn áp Cơ Đốc giáo, Đế chế La Mã hùng mạnh cũng đồng thời trải qua 4 trận đại dịch, cuối cùng đi tới chỗ diệt vong.
Những gì xảy ra với Đế chế La Mã đang lặp lại?
Dự ngôn “Mã Tiền Khóa” của Gia Cát Lượng, “Thiêu Bính Ca” của Lưu Bá Ôn, “Cách Am Di Lục” của Hàn Quốc và cả “Kinh Thánh – Khải Huyền” đều cùng nhắm đến các đại dịch bệnh đương thời.
Theo đó, “Kinh Thánh – Khải Huyền” đã chỉ ra dịch bệnh trên trời giáng xuống thế giới, khi ấy sẽ có một đại dâm phụ uống máu của Thánh đồ và máu của những người làm chứng cho Chúa Giêsu (ý rằng sẽ sát hại người tu hành và tín đồ Cơ Đốc). Tuy nhiên, các thương nhân giàu có lại hưởng lợi từ nó, vì thế tất cả các vua chúa sẽ háo hức cùng nó ngoại tình. Cuối cùng thì Chúa sẽ phẫn nộ và giáng một đại dịch bệnh xuống thế giới.
Ở đây cũng cần lý giải một chút, là các dự ngôn từ xưa đến nay, đều không nói thẳng mà dùng hình ảnh hoặc cách nói lái, điểm hóa cho thế nhân, bởi như cổ nhân nói “Thiên cơ bất khả lộ”, không thể nói thẳng cho con người biết, họ chỉ có thể tự ngộ, tự hiểu thông qua những dự ngôn hết sức khó hiểu.
Nhiều người đã cố gắng lý giải dự ngôn trên và có một giả thiết đáng chú ý thế này. Đại dâm phụ mà các thương nhân, vua chúa đều muốn cùng nó ngoại tình là ám chỉ một nền kinh tế – quốc gia đang lạm dụng chiêu thức mở cửa du nhập công nghệ, lấy sự hấp dẫn về lợi nhuận và nhân công để ru ngủ các nước phát triển, khiến họ phớt lờ việc nó đang phá hủy tín ngưỡng, bức hại người tu hành, hủy hoại đạo đức văn hóa truyền thống của dân tộc.
Những dịch bệnh liên tục xảy ra ở Trung Quốc, thực trạng mở cửa, giao lưu kinh tế giữa Trung Quốc và các nước phát triển, cũng như tình trạng đàn áp nhân quyền và tín ngưỡng (Cơ Đốc giáo, Hồi giáo, Pháp Luân Công) của chính quyền nước này quả là tương đồng với dự ngôn Khải Huyền.
Người Trung Quốc đang quan sát và lo sợ, những dự ngôn có nguồn gốc từ Trung Quốc vẫn đang lan truyền trong cộng đồng người Hoa khắp thế giới, nào là “Con chim lông trắng” dự báo vận mệnh Trung Quốc, “Phùng cửu tất loạn” đúc kết lịch sử cầm quyền của chính quyền Trung Quốc, cho tới “Tàng tự thạch” ghi khẩu hiệu “Trời diệt Trung cộng” mà người dân Hồng Kông đang viết lên khắp các con phố Hương Cảng.
iện nay, chính quyền Trung Quốc vẫn ngang nhiên và điên cuồng đàn áp chính tín, đập bỏ nhà thờ Cơ Đốc giáo, ngược đãi người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ trong các trại tập trung, mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công, hủy hoại văn hóa thiện lương, chà đạp niềm tin giúp duy trì đạo đức xã hội… Nên người Trung Quốc ngày nay cũng phải kêu trời vì chính đồng hương của mình. Họ không ngại hại chết nhau chỉ vì lợi nhuận kinh tế, thậm chí còn ùn ùn xuất khẩu những thứ hàng hóa nhiễm độc, chết chóc ra nước ngoài để kiếm lời.
Video: Tiết lộ số phận 70 triệu con người không phải ai cũng biết
Có thể người ta không chứng minh được dịch bệnh tấn công Trung Quốc là do Thiên ý hay không, nhưng hiện thực này đã hội tụ đủ sức nặng và sự đau thương để cảnh báo nghiêm khắc chính quyền Trung Quốc và toàn thế giới. Từ quan điểm tích cực, thiên tai – thảm họa – dịch bệnh sẽ giúp nhân loại tự đánh giá lại con đường phát triển của mình, nhận ra sai lầm và sửa chữa để hoàn thiện, bĩ cực thái lai – điều tốt đẹp sẽ theo đó mà tới. Đối với dân tộc Trung Hoa cũng thế, đã đến lúc họ nên dừng lại xét xem liệu chính quyền đương nhiệm đã trượt tới đâu trên con dốc đạo đức, khiến cho bách tính phải nhận đủ loại tai họa như vậy. Dù đứng trên quan điểm và góc nhìn nào thì niềm tin và sự hối cải sẽ luôn giúp con người nhận được tha thứ và cứu rỗi.
Theo Đại Kỷ Nguyên