Trung Quốc: Mười năm tù oan, nạn nhân tàn phế, mẹ già bị giày vò đến chết vì nhớ con

Trung Quốc: Mười năm tù oan, nạn nhân tàn phế, mẹ già bị giày vò đến chết vì nhớ con

Trung Quốc: Mười năm tù oan, nạn nhân tàn phế, mẹ già bị giày vò đến chết vì nhớ con

Trung Quốc: Mười năm tù oan, nạn nhân tàn phế, mẹ già bị giày vò đến chết vì nhớ con

Trung Quốc: Mười năm tù oan, nạn nhân tàn phế, mẹ già bị giày vò đến chết vì nhớ con
Trung Quốc: Mười năm tù oan, nạn nhân tàn phế, mẹ già bị giày vò đến chết vì nhớ con
Thứ bảy, 28-12-2024 15:26, (GMT+07:00)
Trung Quốc: Mười năm tù oan, nạn nhân tàn phế, mẹ già bị giày vò đến chết vì nhớ con
15-11-2020 15:52

Nhắc đến bị lạm dụng và tra tấn trong trại giam ở Trung Quốc, ai cũng đều khiếp sợ dù chỉ là nghe qua. Các phương thức tra tấn và hành hạ tù nhân rất tàn nhẫn, hậu quả để lại sau đó là không thể vãn hồi. Đau lòng hơn là những người hằng bao nhiêu năm bị ngược đãi, tra tấn,…. cuối cùng lại được tuyên rằng “bị oan”.

Trong căn phòng giam rộng 5 mét vuông của nhà tù Thạch Chủy Sơn, Ninh Hạ, chỉ có ánh đèn mờ leo lét suốt 24 giờ. Vào mùa đông, Tạ Nghị Cường bị cưỡng chế cởi bỏ áo quần, giày bông và tất, ông chỉ được mặc một chiếc quần lót và đeo dép lê. Rồi tất cả ô cửa sổ nhỏ trên cánh cửa sắt và trên tường cũng được mở ra… Chân và tai ông sưng tấy vì lạnh,….. đó thường là những gì mà một người phải trải qua nếu bị tống vào các trại giam Trung Quốc.

Vào mùa đông, Tạ Nghị Cường bị cưỡng chế cởi bỏ áo quần, giày bông và tất, ông chỉ được mặc một chiếc quần lót và đeo dép lê
Vào mùa đông, Tạ Nghị Cường bị cưỡng chế cởi bỏ áo quần, giày bông và tất, ông chỉ được mặc một chiếc quần lót và đeo dép lê. (Ảnh qua Cdn)

Tờ Minghui.org đưa tin, ông Tạ Nghị Cường (Sn 1964), là một người rất ôn hòa, ông sống theo các giá trị phổ quát truyền thống là Chân-Thiện-Nhẫn. Người xung quanh nhận định ông là một người tốt, đặc biệt  từ lúc sống theo 3 nguyên tắc phổ quát trên, nhiều căn bệnh mãn tính mà ông mắc phải trước đây đã không cần thuốc than mà đã tự nhiên biến mất, điều này này làm các bác sĩ cũng không khỏi bất ngờ.

Ông Tạ là kỹ sư cao cấp, là Phó trạm trưởng và phụ trách kỹ thuật của Trung tâm kiểm tra sức khỏe và an toàn lao động, thuộc Cục giám sát kỹ thuật và chất lượng của khu tự trị dân tộc Hồi ở Ninh Hạ. Chỉ vì muốn sống tốt, tin tưởng tuyệt đối vào Thần Phật mà ông đã bị kết án 3 năm tù bất hợp pháp trong trại lao động cưỡng bức vào ngày 24/9/2001.

Vào đêm ngày 4/9/2016, Tạ Nghị Cường một lần nữa bị kẻ gian vu cáo tại thị trấn Kim Quý, quận Hạ Lan, thành phố Ngân Xuyên. Vì vậy, ông đã bị cảnh sát thị trấn Kim Quý bắt và giam giữ bất hợp pháp tại trại giam huyện Hạ Lan. 

Giữa tháng 10/2016, ông bị Viện kiểm sát huyện Hạ Lan bắt giữ trái phép.

Ngày 27/7/2017, ông lại bị kết án oan 3 năm 6 tháng. Ông mới được trả tự do vào 10/3/2020.

Ngày 10/5/2008, anh trai của kỹ sư Tạ cũng bị kết án bất hợp pháp 4 năm tù bởi Tòa án quận Hưng Khánh thành phố Ngân Xuyên, lý do giống như em trai của mình: “Dám có tín ngưỡng vào Thần Phật và muốn trở thành người tốt”.

Vì ĐCSTQ giam giữ bất hợp pháp, nên Tạ Nghị Cường đã bị đơn vị bãi nhiệm công chức. Ông cũng phải chịu nhiều hình thức tra tấn khác nhau trong các trại cải tạo lao động, nhà tù và nhiều lần suýt mất mạng. Mẹ ông đã ra đi trong sự bất lực, xót xa, căm phẫn và nỗi thương nhớ vô hạn dành cho con trai.

Sau đây là toàn bộ những gì mà ông Tạ Nghị Cường đã phải trải qua.

Bắt giữ

Tối ngày 4/9/2016, tại thị trấn Kim Quý, huyện Hạ Lan, khi ông Tạ vừa đi bộ trên đường không một bóng người, vừa tìm xem có chiếc xe nào có thể quay trở lại Ngân Xuyên hay không.

Đúng lúc này, một chiếc xe cảnh sát chạy tới, đột nhiên dừng lại bên cạnh ông, bốn cảnh sát xuống xe, bao vây, cưỡng chế mở chiếc túi ông đang đeo, họ tìm thấy hàng chục đĩa CD (nội dung nói lên sự thật về Pháp Luân Công – một môn khí công tu luyện thiền định được chào đón trên thế giới, nhưng lại bị vu khống và bức hại tại Trung Quốc). Sau đó, ông bị áp giải đến đồn cảnh sát ở thị trấn Kim Quý.

Tại đây, ông bị thẩm vấn bất hợp pháp và bị còng tay vào ghế sắt qua đêm. Ngày hôm sau, ông bị cưỡng chế đưa đến trại tạm giam huyện Hạ Lan một cách bất hợp pháp.

Bức hại 

Tại trại giam Hạ Lan, Tạ Nghị Cường đã tuyệt thực để phản đối sự đàn áp. Vài ngày sau, ông bị năm, sáu cảnh sát và cảnh sát vũ trang cưỡng chế đưa ông đến Bệnh viện Công nhân Ngân Xuyên để bức thực. Sau khi trở về trại tạm giam, cảnh sát canh giữ đã còng tay ông vào ghế sắt, với lý do ông sẽ rút ống truyền thức ăn, điều đó khiến ông rất đau đớn, không thể ngủ qua đêm.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nhân Sinh - Trang thông tin tổng hợp

Tranh sơn dầu ‘Bức thực’ của Uông Vệ Tinh, (22in X 30in), 2004 (nguồn chanhkien.net)

 

Đây là bức ảnh chân dung rất chân thật về thể loại ngược đãi, tra tấn tàn bạo và là nguyên nhân gây ra cái chết của không biết bao nhiêu học viên Pháp Luân Công - bức thực. Mục đích của bức thực không phải là cung cấp dinh dưỡng mà để tra tấn và gây ra sự đau đớn khôn tả nhằm buộc họ từ bỏ đức tin vào Đại Pháp. Để gây đau đớn cho họ, cảnh sát dùng nhiều cách như: liên tục cắm vào và rút ra các ống dẫn thực; để lại ống dẫn thực trong dạ dày; bẻ răng trong quá trình bức thực; bức thực bằng muối nồng độ cao, hoặc giấm, rượu mạnh, hạt tiêu cay, mù tạc, nước sôi, phân và nước tiểu cùng nhiều thứ độc hại khác. Trong quá trình bức thực, để các học viên Đại Pháp không khán cự, cảnh sát còng tay họ ra sau, buộc họ đeo gông cùm nặng hoặc đội mũ kim loại nặng,...

 

Để thỏa mãn thú vui đồi bại của họ, một số cảnh sát còn ra lệnh cho các tù nhân tiếp tay trong quá trình bức thực. Ví dụ, cảnh sát ra lệnh các tù nhân bơm nước muối bão hòa vào dạ dày các học viên Pháp Luân Công, rồi sau đó bảo họ dậm mạnh lên bụng họ để đẩy nước muối qua đường mắt và mũi. Hoặc là khi các học viên liên tục bị tiêu chảy vì bức thực, cảnh sát sẽ không chọ họ vào nhà vệ sinh mà trói ngược lên một cánh cổng kim loại trong xà lim xem học viên bị sỉ nhục khi bài tiết lên chính họ như một hình thức giải trí. 

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hai tháng sau, ông bị đưa đến trại tạm giam Ngân Xuyên. Vì không hợp tác khi cai ngục điểm danh, ông bị đưa đến khu giám sát số 5. Tại đây, ông vẫn không hợp tác khi điểm danh. Trưởng giám sát – Hoàng Hưng Bình đã đá vào người ông một cú, những tên cai ngục khác bổ nhào tới hỗ trợ thô bạo, đánh đập và xé nát quần áo ông đang mặc trên người.

Một lần, trưởng giám sát Hoàng Hưng Bình sau khi đọc tài liệu kháng cáo của Tạ Nghị Cường, đã nói rằng một số nội dung không phù hợp để đệ trình và ông ta đã giấu nhẹm đi. Ông Tạ nói với trưởng cai ngục rằng, các tài liệu kháng cáo được viết để gửi cho tòa án, việc phù hợp hay không phù hợp nên để tòa án phán xét, trại tạm giam không có lý do gì để tịch thu giam giữ. Tên Hoàng căn bản là không muốn nghe, ngược lại buổi tối khi ông Tạ  ngồi thiền còn đến để uy hiếp, quấy rối.

Giam cầm

Khoảng cuối tháng 7/2017, lấy lý do Tạ Nghị Cường tối nào cũng ngồi thiền, Hoàng Hưng Bình lại nhốt ông vào phòng biệt giam. Căn phòng chỉ khoảng 5 mét vuông. Có ba thiết bị cố định trên sàn, một để cố định chân và hai thiết bị còn lại để cố định tay. Sau khi bị cố định, nạn nhân chỉ có thể nằm thẳng trên tấm gỗ, không được quay sang hai bên cũng như không được ngồi dậy. Hàng ngày vào buổi sáng và buổi tối, sẽ được thả ra một lần, cho vài phút để ăn cơm và đi vệ sinh. Mỗi bữa ăn chỉ có một nửa chiếc bánh bao và một cốc nước nhỏ. 

Chỉ vài phút sau khi vội nuốt miếng ăn, ông Tạ lại bị còng vào giường gỗ. Trừ khoảng thời gian mấy phút này ra, nếu muốn đi vệ sinh vào những thời điểm khác, thì cũng không có cách nào.

Có một lần, ông giải thích cho Hoàng Hưng Bình đạo lý thiện ác hữu báo, đồng thời kể câu chuyện về Nhậm Trường Hà – Giám đốc Sở Công an thành phố Đăng Phong  tỉnh Hà Nam, vì bức hại các học viên Pháp Luân Công nên gặp báo ứng là bị chết thảm trong một vụ tai nạn xe hơi. 

Hoàng Hưng Bình đột nhiên như nổi điên, tiến đến, dùng chân đá mạnh vào người và dùng tay đánh liên tục vào mặt ông Tạ, những vết bầm tím trên người cứ thế mà liên tục xuất hiện trên khắp người của ông.

VIDEO  - CÓ MỘT THẢM KỊCH BỊ CHE DẤU SUỐT 20 NĂM TẠI TRUNG QUỐC


Công an thông đồng cùng viện kiểm sát và tòa án mưu hại

Khi kỹ sư Tạ bị giam giữ bất hợp pháp tại thị trấn Kim Quý, cảnh sát đã tịch thu chìa khóa, tiến hành lục soát bất hợp pháp nhà của ông mà không có lệnh khám xét, cũng như không dẫn ông hoặc gia đình ông đến hiện trường.

Khi ông bị đưa ra tòa thẩm vấn lần đầu tiên, viện kiểm sát đã ngang nhiên sử dụng di vật của mẹ ông để lại làm bằng chứng kết tội. 

Kể từ khi ông bị kết án bất hợp pháp 4 năm vào tháng 5/2008, và bị giam giữ bất hợp pháp tại trại tạm giam Ngân Xuyên, người mẹ 70 tuổi của ông đều đến thăm ông ít nhất một lần một tuần, mặc dù đường đến trại tạm giam Ngân Xuyên giao thông không thuận tiện, lại xa nhà. 

Tường cao lưới sắt, hè qua đông tới, người mẹ già vẫn luôn nuôi hy vọng và dành cho con trai mình niềm thương nhớ da diết.

Mẹ ông đã dùng một vài tấm khăn trắng, chép lại toàn bộ “Chuyển Pháp Luân” – Quyển sách quý dạy đạo lý làm người mà các học viên rất trân trọng, hiện tại trên thế giới và ngay cả Trung Quốc, có hàng triệu người đọc quyển sách ấy mỗi ngày.

Có thể bà muốn gửi vật đó cho con trai mình, hoặc có thể bà muốn lưu giữ lại. Mẹ của ông đã không thể chịu đựng được những giày vò khổ nạn này, ôm nỗi hàm oan mà qua đời trong bi thương, mong mỏi chờ con trai.

Những tấm vải mà người mẹ già chép lại quyển sách “Chuyển Pháp Luân” ấy, lại biến thành bằng chứng định tội ông Tạ. Tại tòa án, ông đã kể lại toàn bộ câu chuyện này, đồng thời cũng nói với tòa án về đạo lý thiện ác hữu báo.

Trong phiên tòa sơ thẩm, ông bị kết án phi pháp 2 năm 4 tháng tù giam. Sau khi kháng cáo, trong phiên tòa chung thẩm, ông bị kết án bất hợp pháp 3 năm 6 tháng, tăng thêm 1 năm 2 tháng – một nghịch lý rất hay gặp tại Trung Quốc.

Bức hại tại nhà tù Thạch Chủy Sơn ở Ninh Hạ

Sau khi bị kết án bất hợp pháp, Tạ Nghị Cường bị đưa đến nhà tù Thạch Chủy Sơn ở Ninh Hạ vào ngày 30/11/2017. Cùng ngày, ông tiếp tục bị nhốt vào phòng biệt giam, một căn phòng giam chừng 5 mét vuông, đèn mờ leo lét suốt 24 giờ. Vào mùa đông, ông chỉ được phép mặc một chiếc quần lót và đi dép lê. 

Có một bồn tiểu trong phòng, mùi hôi thối và khung cảnh u ám càng làm tăng thêm cảm giác sợ hãi. Muốn đi vệ sinh thì trước tiên phải báo cáo, sau khi được cho phép mới được đi vệ sinh; ngày nào cũng không có bữa sáng, chỉ có bữa trưa và tối. Mỗi khi khát nước cũng không được cho thêm dù là một giọt.

Sau khi bị nhốt 4,5 ngày, thấy ông vẫn chưa chịu nhận tội theo ý của cảnh sát, và vẫn kiên định từ chối bỏ học Pháp Luân Công, cảnh sát liền mở to hết cỡ cánh cửa sổ nhỏ trên cổng sắt vốn dùng để đưa thức ăn và tất cả cửa sổ trên tường. Vò thời tiết giá lạnh, khiến chân và tai của ông đông cứng và sưng tấy.

Sau khi bị giam thêm 5, 6 ngày, ông được chuyển đến một phòng biệt giam khác. Ở đó, mặc dù chế độ ăn uống về cơ bản là bình thường và cho phép mặc quần áo bông, nhưng loa phát thanh công suất lớn phát liên tục từ 16-17 giờ một ngày. Nội dung phát thanh chủ yếu là ca ngợi ĐCSTQ, tung tin đồn và bôi nhọ Pháp Luân Công, phương thức dùng tiếng ồn tra tấn này cũng là để “chuyển hóa” tư tưởng, làm hao mòn ý chí của một người có tín ngưỡng.

Nhiều lần, thậm chí là phát thanh 24/24 giờ ông không thể ngủ được, ngày nào cũng mê man, đầu óc không tỉnh táo, hơn nữa ông cũng thường được yêu cầu hát lớn các bài “hồng ca” (bài hát ca ngợi ĐCSTQ). Thậm chí ở giai đoạn sau, khi điểm danh, ông bị yêu cầu phải nói thật to là “Có”, sau đó quay người quỳ xuống, hai tay ôm lấy đầu, hoặc có lúc bắt đứng thẳng để tự kiểm điểm…

Dưới sự tra tấn khủng khiếp về thể xác và tinh thần, cơ thể ông ngày một yếu kém. Có lần, qua khung cửa sổ sắt, ông nhìn thấy bên ngoài sáng bóng và trắng xóa, tưởng là tuyết rơi, nhưng thực ra hoàn toàn không phải tuyết. Ý thức chính của ông càng ngày càng giảm sút.

Ngày 28/3/2018, ông bị chuyển đến giám khu 1 của nhà tù Thạch Chủy Sơn – một nơi tàn ác hơn. Có một số căn phòng ở đó, được sử dụng đặc biệt để bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Các học viên được nhốt riêng lẻ trong một căn phòng lớn. Cửa ra vào và cửa sổ của căn phòng được bọc bằng vải đen, đèn được bật liên tục để tù nhân không có khái niệm về thời gian. Double team phụ trách tù nhân (Đội kép – giám sát các học viên Pháp Luân Công), chia làm ba hoặc bốn ca một ngày, mỗi ca có 2 đội kép trực ban. 

Họ cưỡng chế các học viên Pháp Luân Công phải ngồi trên một chiếc ghế dài theo tư thế quy định cả ngày, không được cúi xuống, duỗi chân, không đu đưa, không dựa vào giường và không đứng lên…, nói chung là không được cử động.

Một tù nhân bị kết án tử hình với tội danh cố ý giết người, miệng lúc nào cũng phun ra những lời lẽ thô tục hạ lưu, đóng vai trò là thủ lĩnh của đội kép phụ trách tù nhân, đội kép này có nhiệm vụ hàng ngày phải buộc các học viên Pháp Luân Công phải từ bỏ tu luyện, từ bỏ tín ngưỡng và chấp nhận ca ngợi ĐCSTQ tàn ác.

Sau một thời gian, họ lại thay cho Tạ Nghị Cường một băng ghế nhỏ cao khoảng 10 inch, ghế này được chuyển đến từ nhà tù Ngân Xuyên. Khi ông bị giam giữ bất hợp pháp tại nhà tù Ngân Xuyên vào năm đó, đám người Lưu Quang Huy đến từ nhà tù Tiền Tiến, Bắc Kinh – những kẻ chuyên bức hại các học viên Pháp Luân Công đã “truyền thụ” cho nhà tù Ngân Xuyên hình thức tra tấn này. Vào thời điểm đó, nhiều học viên Pháp Luân Công bị giam giữ bất hợp pháp trong nhà tù Ngân Xuyên đã bị phương thức tra tấn ác độc này giày vò. Sau khi ngồi trên băng ghế nhỏ 6 ngày, mông của ông đã bị bào nát.

Vì thể chất và tinh thần bị tàn phá, cộng thêm điều kiện vệ sinh kém và suy dinh dưỡng, toàn thân Tạ Nghị Cường bị lở loét, mụn mủ dày đặc lan khắp cơ thể, ngứa ngáy không thể chịu nổi, phải lau mủ liên tục bằng giấy vệ sinh. Những khi bệnh nặng, một số phần thịt ở mông bị mọng nước, không thể đi lại bình thường.

Trại cải tạo lao động sợ rằng ông mắc bệnh truyền nhiễm, liền chuyển ông đến một phòng biệt giam không có lò sưởi. Đông đến, khi ngủ ông mặc một chiếc áo bông mỏng, đắp thêm chăn bông mà vẫn cảm thấy rùng mình vì lạnh.

Một ngày nọ, cảnh sát còng tay ông lại bảo ông ra ngoài làm việc, thấy ông đứng không nổi nữa, họ  mới ngỡ ngàng. Tình trạng này kéo dài liên tục trong vài tháng.

Khi thấy tình trạng sức khỏe của ông Tạ hồi phục một chút, ngay lập tức hàng ngày quản ngục kéo ông đến xưởng gạch của, bắt ông hai tay giữ cột điện, rồi còng tay lại, mặc cho ông phơi nắng phơi mưa, đến khi xưởng gạch hết giờ làm mới thôi.

Ngày 10/3/2020, nhận thấy ông Tạ thật sự không thể đứng nổi nữa, phía cảnh sát và tòa án mới trả tự do cho ông. 

Trong cuộc bức hại bất hợp pháp này, ông Tạ và nhiều học viên Pháp Luân Công khác đã không ít lần chết đi sống lại. Kịch bản này vẫn đang tái diễn tại Trung Quốc. 

Việt An - Theo Tinh Hoa

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP