Trung Quốc: Lũ lụt ngập trời, nội bộ đấu đá, Tập Cận Bình hành tung kỳ lạ

Trung Quốc: Lũ lụt ngập trời, nội bộ đấu đá, Tập Cận Bình hành tung kỳ lạ

Trung Quốc: Lũ lụt ngập trời, nội bộ đấu đá, Tập Cận Bình hành tung kỳ lạ

Trung Quốc: Lũ lụt ngập trời, nội bộ đấu đá, Tập Cận Bình hành tung kỳ lạ

Trung Quốc: Lũ lụt ngập trời, nội bộ đấu đá, Tập Cận Bình hành tung kỳ lạ
Trung Quốc: Lũ lụt ngập trời, nội bộ đấu đá, Tập Cận Bình hành tung kỳ lạ
Thứ sáu, 10-01-2025 10:55, (GMT+07:00)
Trung Quốc: Lũ lụt ngập trời, nội bộ đấu đá, Tập Cận Bình hành tung kỳ lạ
17-07-2020 18:16

27 tỉnh ở Trung Quốc chìm trong biển nước, khắp nơi đều đưa ra cảnh báo lũ lụt. Tuy nhiên cho đến nay, các quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn chưa đến thăm các khu vực bị thiên tai. Có phân tích nói rằng, đấu đá trong nội bộ Trung Nam Hải rất ác liệt, hành tung của Tập Cận Bình rất kỳ lạ, thậm chí có thể đang lang thang khắp nơi để tránh bị ‘lần ra dấu vết’.

 

Trung Quốc: Lũ lụt ngập trời, nội bộ đấu đá, Tập Cận Bình hành tung bí ẩn. (Ảnh: NTDTV)

Kể từ ngày 15/7, đài quan sát Khí tượng Trung ương đã đưa ra cảnh báo mưa bão trong 44 ngày liên tiếp. Các thành phố như Trùng Khánh, Vũ Hán và Hợp Phì đã từng bị ngập từ một đến bốn tầng lầu. Đập Tam Hiệp đã mấy ngày liên tiếp xả lũ gây ra lũ lụt ở Hồ Bắc và Giang Tây, công tác phòng chống lũ lụt ở Giang Tây vào ngày 11/7 đã “tiến vào trạng thái thời chiến”.

Độ cao trung bình của Vũ Hán, Hồ Bắc so với mặt biển là 21 đến 27 mét, nhưng mực nước ở khu vực Vũ Hán của sông Dương Tử đang dâng cao không ngừng, ngày 12/7 đã cao đến 28,76 mét. Bộ thủy lợi ĐCSTQ cho biết, đỉnh lũ của sông Dương Tử đã đi qua các đoạn Vũ Hán, Hán Khẩu, Cửu Giang và Đại Thông vào sáng sớm ngày 13, các trạm kiểm soát mực nước chính dọc theo sông xác định đỉnh lũ đã đạt mức cao điểm trong lịch sử, tình hình phòng chống lũ lụt vô cùng cấp bách.

Đỉnh lũ sẽ đi qua vùng trung lưu và hạ lưu trong hai hoặc ba ngày tới. Mực nước của đỉnh lũ tại các trạm kiểm soát lớn ở Cửu Giang, Giang Tây và Giang Tô, sẽ cao nhất trong lịch sử.

Thông tin quan trắc nước của đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử đột nhiên ngừng hoạt động trong 6 giờ vào tối ngày 13, cho đến sau 2 giờ sáng ngày 14 mới khôi phục bình thường, gây ra nhiều suy đoán trong dư luận.

Các quan chức của Bộ thủy lợi ĐCSTQ cảnh báo rằng, từ ngày 17 đến ngày 21, phần phía Đông của vành đai mưa chính sẽ bắt đầu di chuyển về phía Bắc, đối với nơi đã lâu không gặp phải mưa lớn như khu vực phía Bắc thì nó sẽ là một thử thách lớn bởi vì phương tiện kiểm soát lũ ở phía Bắc mong manh hơn.

Lũ lụt hoành hành nhưng quan chức và truyền thông lại hời hợt

Vào đầu tháng 6, lũ lụt phát sinh ở miền Nam như Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu và những nơi khác, có nơi nước dâng cao đến 3 tầng lầu, và xuất hiện các thảm họa địa chất như sạt lở đất, động đất…

Truyền thông chính thức cho biết, tính đến 12 giờ ngày 12/7, có 37,89 triệu người bị nạn do lũ lụt tại 27 tỉnh bao gồm Giang Tây, An Huy, Hồ Bắc, Hồ Nam… 2,246 triệu người khẩn cấp chuyển chỗ ở và 28.000 ngôi nhà bị sập, còn số người tử vong thực sự thì vẫn chưa thể biết được.

Đứng trước thảm họa khốc liệt như vậy nhưng báo cáo từ các cổng thông tin lớn của Trung Quốc lại nói rằng “Trận lụt năm nay thật tĩnh lặng”. Ngay cả khi tin tức về trận lụt được lan truyền trên các mạng xã hội như TikTok thì các kênh truyền thông chính của ĐCSTQ cũng phớt lờ không đưa tin.

Vào ngày 22/6, trong số 155 từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất của TikTok thì chỉ có hai từ khóa liên quan đến lũ lụt. Cùng ngày, hồ chứa Long Đàm, Trùng Khánh xả lũ làm ngập một ngôi làng gần đó, nhưng truyền thông Trùng Khánh đã cố tình đặt tin tức này ở vị trí khó nhìn thấy.

Trong suốt tháng 6, tờ “Nhân dân Nhật báo” chỉ đăng một bài liên quan đến lũ lụt vào ngày 7/6, nhưng không đả động chút nào đến tình hình thiên tai mà chỉ nói “cẩn thận đề phòng các loại tai họa tai nạn phát sinh”. Cho đến nay, tất cả các phương tiện truyền thông của Đảng không hề đề cập đến tình hình bi thảm của các nạn nhân trong thảm họa ở các khu vực. Người lãnh đạo và các quan chức cấp cao của ĐCSTQ cũng lặn mất tăm, không có ai xuất hiện tại khu vực lũ lụt để an ủi các nạn nhân hoặc chỉ đạo phòng chống thiên tai.

 

Phân tích: Tập ẩn thân hoàn toàn là vì “mệt mỏi để đưa ra quyết sách” 

Đối mặt với lũ lụt vây khốn ở 27 tỉnh, vào ngày 6 và ngày 7/7, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã tới Quý Châu để “điều tra xóa đói giảm nghèo và phòng chống lũ lụt, tái định cư”, nhưng Quý Châu dường như không phải là khu vực thảm họa chính. Hơn nữa mọi người còn phát hiện ra rằng, tin tức về việc Lý đi kiểm tra tình hình thiên tai chỉ được lan truyền trên các trang mạng xã hội, còn các phương tiện truyền thông chính thức thì phớt lờ không đưa tin.

Tập Cận Bình lần đầu lên tiếng về nạn lũ lụt là vào ngày 12. Tập nói rằng ở sông Dương Tử, sông Hoài và các lưu vực sông khác, các hồ như hồ Động Đình, hồ Phàn Dương và Thái hồ…đều vượt mức cảnh báo. Trùng Khánh, Giang Tây, An Huy, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tô và Chiết Giang đã bị lũ lụt nghiêm trọng. Cần phải đề phòng trường hợp người dân tái nghèo.

Tờ “Apple Daily” của Hồng Kông đưa tin vào ngày 15 rằng, trong trận lụt năm 2016, Tập Cận Bình trong vòng 15 ngày đã ba lần“đưa ra các chỉ thị trọng yếu và an bài chu đáo”. Hướng dẫn đầu tiên là chỉ đạo quân đội Trung Quốc và lực lượng cảnh sát vũ trang đến tuyến đầu cứu trợ thảm họa.

Ngược lại, năm nay cho đến ngày 12, Tập Cận Bình mới lần đầu tiên thừa nhận “tình hình phòng chống lũ lụt là rất nghiêm trọng”, nhưng trọng tâm không phải là lũ lụt, mà là mục tiêu đến năm 2020 để mọi người thoát nghèo là bất khả thi.

Bài báo trích dẫn phân tích của học giả chính trị Ngô Cường nói rằng, Tập Cận Bình là người độc đoán, tất cả mọi việc đều phải do ông ta quyết định, hoặc ông đang ở trạng thái “mệt mỏi để đưa ra quyết sách” 

Ngô Cường cho rằng Tập Cận Bình trốn tránh đưa ra bất kỳ chỉ thị hoặc an bài nào cho vấn đề lũ lụt ở miền Nam hiện nay, bởi vì hiện tại ông đang phải đối mặt với áp lực và khó khăn trong việc ra quyết định, và hiện có quá nhiều lịch trình, bây giờ rất khó ra chỉ thị đối với nạn lũ lụt. Đây là do chủ nghĩa toàn trị của ông ta gây ra.

Trong bài phát biểu vào ngày 12, Tập Cận Bình thừa nhận rằng tình hình kiểm soát lũ ở Trung Quốc hết sức nghiêm trọng, cần phải đề phòng trường hợp người dân tái nghèo. (Ảnh: Getty Images)

Hành tung kỳ lạ của Tập Cận Bình

Đường Hạo, người dẫn chương trình kênh “Thế giới đích thập tự lộ khẩu” (Crossroads of the World) phân tích rằng, hành vi hiện tại của Tập Cận Bình khá lạ, không những không đi Hoa Nam để thị sát tình hình thiên tai mà cũng không ở Bắc Kinh. Theo tin tức của CCTV thì lần lộ diện gần đây nhất của Tập là vào ngày 30/6, để tham gia lớp học tập tập thể của Bộ Chính trị.

Nói cách khác, Tập Cận Bình đã không xuất hiện trong các sự kiện công khai trong hai tuần. Đường Hạo đã phân tích lý do cho việc ẩn thân của Tập, nói rằng ngoài việc tránh dịch bệnh ở Bắc Kinh, thì hẳn là có một trận chiến khá khốc liệt ở Trung Nam Hải. Mặc dù Tập không xuất hiện nhưng lại liên tiếp chỉ thị chỉnh đốn nội bộ quân đội và các động thái chỉnh đốn hệ thống chính trị pháp luật.

Không loại trừ rằng có các lực lượng phe phái trong hệ thống quân đội và chính trị pháp luật của ĐCSTQ đang tranh đấu chống lại Tập Cận Bình, hơn nữa đã động đao động thương, vì vậy Tập không dám tùy tiện lộ diện, sợ tiết lộ hành tung, và thậm chí có thể đang lang thang khắp nơi để tránh bị ‘lần ra dấu vết’.

Đường Hạo nói, đấu tranh nội bộ sống còn trong ĐCSTQ chắc chắn sẽ gây áp lực lớn cho chính quyền Bắc Kinh. Tuy nhiên, nếu Bắc Kinh chọn mạo hiểm và tiến hành các hoạt động quân sự để giải quyết các vấn đề quốc tế hoặc tranh chấp biển Đông để chuyển áp lực nội bộ thì có thể sẽ phản tác dụng.

Kết quả là không những không thay đổi được tiêu điểm của người dân và giải phóng áp lực chính trị, mà còn kích thích làn sóng chống Cộng trên trường quốc tế, làm cho xã hội quốc tế liên thủ lại trừng phạt và phong tỏa thương mại, đẩy nhanh sự tan rã của nền kinh tế Trung Quốc, thậm chí có thể làm lung lay chính quyền ĐCSTQ.

Theo Tinh Hoa

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP