Trung Quốc: Liên tiếp cháy kho, xưởng; dân mạng nghi chủ xí nghiệp tự đốt để lấy bảo hiểm

Trung Quốc: Liên tiếp cháy kho, xưởng; dân mạng nghi chủ xí nghiệp tự đốt để lấy bảo hiểm

Trung Quốc: Liên tiếp cháy kho, xưởng; dân mạng nghi chủ xí nghiệp tự đốt để lấy bảo hiểm

Trung Quốc: Liên tiếp cháy kho, xưởng; dân mạng nghi chủ xí nghiệp tự đốt để lấy bảo hiểm

Trung Quốc: Liên tiếp cháy kho, xưởng; dân mạng nghi chủ xí nghiệp tự đốt để lấy bảo hiểm
Trung Quốc: Liên tiếp cháy kho, xưởng; dân mạng nghi chủ xí nghiệp tự đốt để lấy bảo hiểm
Thứ bảy, 04-01-2025 15:05, (GMT+07:00)
Trung Quốc: Liên tiếp cháy kho, xưởng; dân mạng nghi chủ xí nghiệp tự đốt để lấy bảo hiểm
17-04-2020 10:39

Gần đây, hỏa hoạn ở các nhà máy và chợ tại Hồ Nam, Giang Tô, Chiết Giang và Quảng Tây liên tiếp xảy ra (Ảnh chụp màn hình video)

Gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ hỏa hoạn tại các nhà máy và thị chợ ở nhiều nơi thuộc khu vực tỉnh Hồ Nam, Giang Tô, Chiết Giang và Quảng Tây, thậm chí, có doanh nghiệp quân sự cũng đã xảy ra hỏa hoạn. Người ta nghi ngờ rằng họ cố tình phóng hỏa để ‘chặt tay cứu mạng’.

Trước tình hình dịch bệnh vẫn chưa chấm dứt, chính quyền Trung Quốc đã vội kêu gọi các địa phương tiếp tục quay trở lại sản xuất và làm việc. Tuy nhiên, khi cả nền kinh tế lâm vào khó khăn chung, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã không thể tìm ra cách nào để tiến hành sản xuất trở lại, người lao động thì không có việc để làm. Do đó, tại một số địa phương ở Trung Quốc đã phát sinh sự việc hy hữu như sau:

Vào chiều ngày 15/4, một đám cháy đã bùng phát tại một nhà kho ở chợ Nguyệt Hồ, huyện Khai Phúc, thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam. Video quay trực tiếp tại hiện trường cho thấy có khói đặc bốc lên cuồn cuộn, và có cả lửa.

Weibo chính thức của Đội cứu hỏa và cứu hộ tỉnh Hồ Nam của Trung Quốc đã công bố tin tức về một vụ hỏa hoạn tại nhà kho ở chợ Nguyệt Hồ, quận Khai Phúc, thành phố Trường Sa vào khoảng 1 giờ 8 phút ngày 15/4. Truyền thông Đại lục đưa tin rằng cô Lưu, một thương gia ở chợ Nguyệt Hồ, cho biết  hầu hết các cửa hàng ở chợ là cửa hàng bán vật liệu xây dựng, thiết bị điện và đồ cơ khí.

Một số cư dân mạng bình luận: "Có thể là tự họ phóng hỏa để lừa bảo hiểm nên gần đây mới xảy ra nhiều nhà máy bị cháy thế"

Ngày 15/4, nhà hoạt động ủng hộ dân chủ nổi tiếng, ông Đường Bách Kiều chuyển tiếp một video, và cho biết: "Trường Sa xảy ra một vụ cháy trung tâm mua sắm, như tôi đã nói hôm qua, loại hỏa hoạn này sẽ ngày càng nhiều, trở thành đặc điểm của chuỗi công nghiệp của chính quyền Trung Quốc. Các công ty bảo hiểm phương Tây tốt hơn hãy cẩn thận. Nếu không, bạn sẽ phải ‘đứng ngồi không yên’ ".

Ngày hôm trước đó, ông Đường Bách Kiều đã đăng một video lên Twitter với nội dung: "Dương Châu hỏa hoạn. Tương lai, những vụ hỏa hoạn như vậy sẽ hình thành dây chuyền công nghiệp mới: có người chịu trách nhiệm phóng hỏa, công ty bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường, có người phụ trách xây dựng lại. Như thế vấn đề thất nghiệp được giải quyết xong. Toàn dân đều lừa dối, lừa qua lừa lại”.

Theo truyền thông Đại lục đưa tin, vào khoảng 15 giờ 24 phút ngày 14/4, một đám cháy xảy ra tại nhà máy phụ tùng ô tô ở quận Quảng Lăng, thành phố Dương Châu, tỉnh Giang Tô. Hiện trường vụ cháy có khói dày đặc, ở cách xa vài km vẫn có thể thấy khói đen của vụ hỏa hoạn.

Xem video tại đây

Ngoài ra, vào lúc 4 giờ 30 phút sáng ngày 12/4, một đám cháy đã bùng phát ở chợ nông nghiệp tại huyện Nam Đan, thành phố Hà Trì, tỉnh Quảng Tây. Đã có 7 lính cứu hỏa tới hiện trường xảy ra vụ sập tầng nhà, trong đó 4 người thoát được ra, 3 người bị kẹt lại bên trong.

Theo báo cáo của Trung tâm Thông tin Nhân quyền và Dân chủ Trung Quốc có trụ sở tại Hong Kong, 3 người lính cứu hỏa bị mắc kẹt đã được giải cứu, trong đó có một người lính cứu hỏa họ Ngụy đã chết, 6 người khác bị thương (trong đó có 2 người bị thương nặng). Bác sĩ nói rằng nguyên nhân của vụ cháy đang được điều tra. Bởi vì đây là một vụ cháy bất ngờ xảy ra vào sáng sớm, có thể đó là một vụ “phóng hỏa”. Một số nhà phân tích cho rằng nạn thất nghiệp là nguyên nhân gây ra sự phẫn nộ.

Trung tâm thông tin này đưa tin rằng virus Corona Vũ Hán đã dẫn đến một sự bùng phát "thông báo dừng sản xuất" trong những ngày gần đây. 100 triệu người lao động của Trung Quốc sẽ phải nghỉ phép hoàn toàn hoặc nghỉ phép một nửa cho đến tháng 8/2020, đồng nghĩa với việc họ sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp hoặc bán thất nghiệp. Điều này đã khiến nhiều người bất mãn với xã hội, dẫn đến các vụ việc “phóng hỏa” gia tăng. Dự kiến số lượng các vụ “phóng hỏa”, trên phố “chém người” và các vụ phạm tội sẽ tăng mạnh trong tương lai.

Theo tin tức của CCTV, vào lúc 5 giờ 29 phút chiều ngày 11/4, một vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại nhà máy Thiệu Hưng của Công ty TNHH Công nghệ Máy móc Quang Hạo, địa chỉ cụ thể tại số 10 đường Thự Quang, phố Tề Hiền, quận Kha Kiều, Thiệu Hưng, Chiết Giang.

Một số cư dân mạng Twitter đã đăng tải video nói rằng vụ cháy này rất đáng nghi.

Cư dân mạng cho biết: "Nhà máy sản xuất áo len bằng lụa lớn nhất ở Thiệu Hưng, Chiết Giang, đang cháy. Tất cả các đơn đặt hàng đều được xuất khẩu ra nước ngoài. Chính quyền yêu cầu quay trở lại sản xuất, nhưng họ lại không có đơn đặt hàng. Một đám cháy xảy ra, vừa khiến họ không đắc tội với ‘bên trên’, lại có thể ‘chặt tay cứu mạng’ ".

Tuy nhiên, thông tin từ chính quyền không đề cập đến nhà máy áo len và tên nhà máy cụ thể.

Nhiều cư dân mạng đã đăng các video lên Twitter và bày tỏ sự nghi ngờ rằng nhà máy đã cố tình đốt lửa:

"Ở Trung Quốc một đám cháy có thể giải quyết tất cả. Từ các chức sắc trung ương đến công chúng nói chung, gặp vấn đề khó chỉ cần phóng hỏa là giải pháp nhanh nhất".

Các công nhân thất nghiệp, chậm nhận lương đổ ra đường

"Một chính sách lươn lẹo sẽ có biện pháp thực hiện lươn lẹo. Đem nhà xưởng và máy móc đốt đi thì thực sự có thể nhận được tiền bảo hiểm, giống như nô lệ trong thời cổ đại đã phá hủy các công cụ nông nghiệp để chống lại chủ nô. Nhưng cách làm ‘giết gà lấy trứng’ này sẽ dẫn tới thảm họa thứ cấp nghiêm trọng hơn: việc làm và sinh kế trong tương lai của công nhân sẽ ra sao, làm thế nào để khôi phục sản xuất sau dịch bệnh khi mà nhà xưởng và máy móc đã bị đốt cháy. Than ôi, người Trung Quốc đáng thương, đáng giận!”

"Bản chất của hỏa hoạn là thảm họa tiền bạc".

"Không phải lo lắng nguy cơ bị buộc phải quay lại làm, mà còn giải quyết được vấn đề tài chính. Nhưng chỉ có các công ty bảo hiểm là khổ, ước tính sắp tới nhiều công ty bảo hiểm sẽ bị phá sản".

"Trong trường hợp hỏa hoạn, bạn có thể đăng ký bảo hiểm, nhà xưởng và hàng tồn kho này đều không có giá trị, đăng ký bảo hiểm lại nhận được tiền về, dự kiến mô hình các nhà máy trên toàn quốc bị cháy đang khởi động".

Ngoài ra, cư dân mạng nghi ngờ rằng các doanh nghiệp quân sự Trung Quốc cũng có sự cố "phóng hỏa", do bị buộc phải thực hiện việc sản xuất và làm việc trở lại.

Vào sáng ngày 11/4, tàu tấn công đổ bộ Type 075 đầu tiên của Hải quân Trung Quốc bất ngờ bốc cháy.

Con tàu 075 này chính thức được hạ thủy vào ngày 25/9/2019 và tàu chiến hiện đang được trang bị (lắp ráp trên bờ). Con tàu có thể mang theo 28 máy bay trực thăng, dự kiến sẽ được chuyển giao cho hải quân chiến khu Nam bộ vào cuối năm 2021. Một số người nói rằng với một đám cháy như vậy, công việc lắp ráp sẽ bị trì hoãn từ một năm trở lên.

Vào ngày 10/4, ông Tập Cận Bình ra chỉ thị yêu cầu người dân quay trở lại làm việc và nối lại sản xuất, cải thiện giám sát an toàn sản xuất. Theo truyền thông đưa tin, vụ tàu 075 cháy đã mang tới một khởi đầu tồi tệ cả trong và ngoài quân đội.

Trung tâm Thông tin Phong trào Dân chủ và Nhân quyền Trung Quốc đã đưa tin vào ngày 12/4 rằng vụ hỏa hoạn xảy ra trong tàu tấn công đổ bộ 075 đầu tiên của Trung Quốc có nguyên nhân nghi ngờ là hỏa hoạn, có thể là do "phóng hỏa", và công an đã tham gia vào cuộc điều tra.

Minh Thanh - Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP