Trung Quốc lấy lý do kiểm soát virus phong tỏa 46 triệu người

Trung Quốc lấy lý do kiểm soát virus phong tỏa 46 triệu người

Trung Quốc lấy lý do kiểm soát virus phong tỏa 46 triệu người

Trung Quốc lấy lý do kiểm soát virus phong tỏa 46 triệu người

Trung Quốc lấy lý do kiểm soát virus phong tỏa 46 triệu người
Trung Quốc lấy lý do kiểm soát virus phong tỏa 46 triệu người
Thứ tư, 01-01-2025 19:24, (GMT+07:00)
Trung Quốc lấy lý do kiểm soát virus phong tỏa 46 triệu người
07-02-2020 10:05

Vào ngày 28 tháng 1, trang “Business Insider” đưa tin, Trung Quốc lấy lý do kiểm soát virus đã phong tỏa 46 triệu người. Nhưng nhìn lại tổng quan lịch sử, khu cách ly vẫn luôn là một câu đố tổ hợp thành từ những điều bất hạnh.

2020-2-1-yiqing-01--ss.jpg

Khung cảnh đường phố sau khi chính phủ Trung Quốc cấm các phương tiện giao thông trong khu vực trung tâm thành phố nhằm ngăn chặn sự bùng phát của virus corona, vào ngày thứ hai của Tết Nguyên đán (Ảnh: Reuter)

Cách nghĩ phân tách người khỏe và người bệnh cũng không có gì mới mẻ, chúng ta có thể hồi tưởng lại thời Cựu Ước những người bị hủi bị cách ly.

“Thời Cựu Ước thông thường chỉ nền văn hóa tiền sử, từ lúc sinh ra vườn địa đàng, tới khi chưa có văn tự ghi chép, tới khi xuất hiện văn tự ghi chép, từ năm 2000 trước công nguyên (TCN), cho tới năm 753 TCN đế quốc La Mã xuất hiện và phát triển đến năm sau công nguyên (SCN) đầu tiên. (Đế quốc La Mã diệt vong bởi hỏa hoạn vào năm 1453 SCN.)”

Dưới đây là những ví dụ và những trường hợp nổi bật nhất về thất bại tại cách khu cách ly trong lịch sử.

Vào năm 1343 bệnh dịch hạch ở Venice đã khởi đầu cho khu cách ly “chính thức” đầu tiên

2020-2-1-yiqing-02.jpg

Ôn dịch tại Florence vào năm 1348. Được điêu khắc dựa theo bức tranh của Luigi Sabatelli(1772-1850), từ “Tranh minh họa Ý” do Milan xuất bản đăng ngày 2/12/1877, tác phẩm số 48. (Ảnh: Getty Images)

Vào năm 1348, Venice đã xây dựng một hệ thống cách ly đầu tiên của giới quan chức, nhằm ngăn ngừa bệnh dịch hạch hoặc “Cái Chết Đen” phát tán từ bến cảng nước này. Ủy ban Venice có quyền ngăn cấm tàu thuyền, hàng hóa và những người bị nghi lây nhiễm vào thành phố trong vòng 40 ngày. Trong thời gian này, trên một hòn đảo gần bờ biển của thành phố này đã xây dựng một trung tâm ngừa dịch. Những người bị nhiễm bệnh sẽ được đưa tới đây chờ đợi quan sát trong 40 ngày hoặc tử vong. Thời gian cách ly này được gọi là “khu cách ly”, được đặt tên là “40” trong tiếng Ý. Do vậy, “khu cách ly” chính thức đầu tiên đã ra đời. Nhưng những nỗ lực trên hầu như không thể ngăn ngừa sự truyền nhiễm dịch bệnh. Cuối cùng Cái Chết Đen đã khiến 15 triệu người tử vong, chiếm 1/5 dân số của châu Âu.

Năm 1793 dịch sốt vàng lan khắp Philadelphia

2020-2-1-yiqing-03.jpg

Dịch sốt vàng năm 1793 hoành hành tại Philadelphia. Xe ngựa hối hả trên đường phố kéo những người sắp chết và đã chết ra khỏi thành phố. Trong bức tranh gỗ trạm khắc, Steven Gillard đang giúp đỡ các nạn nhân. (Ảnh: Getty Images)

Vào năm 1793, dịch sốt vàng hoành hành tại Philadelphia, khiến 5.000 người tử vong. Vào thời kỳ nguy cơ cao, hàng nghìn hàng vạn người bị buộc phải di rời. Chính phủ mưu tính cách ly những thủy thủ vào một bệnh viện tại ngoại thành nhằm kiểm soát dịch bệnh. Đây là bệnh viện cách ly đầu tiên được Mỹ xây dựng, có tên là Lazaretto, tên của một người bị hủi được chúa Giêsu chữa khỏi trong “Thánh Kinh”. Nhưng những nỗ lực này không hề có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa dịch bệnh như giới quan chức hy vọng. Dịch sốt vàng lây lan bởi muỗi, cuối cùng đã chứng minh được rằng thời tiết giá lạnh ngược lại lại hữu hiệu hơn trong việc ngăn chặn dịch bệnh này.

Năm 1832 dịch tả càn quét thành phố New York

2020-2-1-yiqing-04.jpg

Ca bệnh được chọn từ bệnh viện dịch tả Cholera, phố Rivington, New York, 1832. Bức tranh in của tác giả Horatio Bartley. Sưu tầm bởi Hiệp hội lịch sử New York. (Ảnh: Getty Images)

Vào tháng 6 năm 1832, một chiếc tàu hơi nước tới từ Albany đã mang thông tin dịch tả đang càn quyét tại Canada. Hầu như đồng thời với lúc đó, thành phố Walter Bowne, New York cũng lập tức công bố một biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt, tuyên bố bất cứ xe cộ gì cũng không được “tiến vào khu vực cách thành phố 300 yard” (tương đương 275m), nhằm bảo vệ thành phố.

Nhưng việc cách ly lại không thể áp chế dịch bệnh này là bao. Tới cuối tháng 6, ca mắc dịch tả đầu tiên đã được báo cáo tới ủy ban thành phố. Tới khi cuộc truyền nhiễm kết thúc đã có hơn 3.500 người tử vong. Ngoài ra 70.000 người đã rời khỏi New York, lây nhiễm căn bệnh này tới những quốc gia châu Mỹ khác.

Sốt phát ban bùng phát tại thành phố New York

2020-2-1-yiqing-05.jpg

New York, NY: Các quan chức y tế thành phố đang tiến hành kiểm tra y tế cho trẻ em nhập cư đến đảo Ellis trong thời kỳ sốt phát ban. Ảnh năm 1911. (Ảnh: Getty Images)

Vào năm 1982, dịch sốt phát ban đã bùng phát trong những người nhập cư Do Thái Nga ở Lower East Side, Manhattan. Bộ y tế tại địa phương đã tiến hành bắt giữ và cách ly vài trăm dân nhập cư trong lán trại trên hòn đảo Brother Island. Nhưng những người New York, không phải dân nhập cư, đã mắc bệnh và nghi bị mắc bệnh, lại không được đưa ra khỏi nhà, và cũng không được cách ly nghiêm ngặt.

Năm 1900, cơn khủng hoảng dịch hạch khiến người nhập cư Trung Quốc tại San Francisco bị cách ly

2020-2-1-yiqing-06.jpg

Khoảng năm 1900: Khu chợ tại Khu phố Tàu thuộc San Francisco. Lưu trữ Houston (Ảnh: Getty Images)

Vào khoảnh khắc giao thời, sau khi chính quyền San Francisco phát hiện ra một người đàn ông chết trên sàn nhà tại một khách sạn, những người Hoa nhập cư đã bị cách ly. Vài ngày sau, họ được thả, nhưng những người lao động Trung Quốc từng bị buộc phải cách ly đã mất việc.

Năm 1907, “Mary thương hàn” tai tiếng đã bị cách ly vì khiến mọi người mắc bệnh thông qua những món ăn cô nấu

Mary Mallon (1870-1938), dân nhập cư Ailen, là người đầu tiên được giám định đã mang dịch khuẩn thương hàn tại Mỹ. Bản thân cô vốn có khả năng miễn dịch với bệnh thương hàn, nhưng là đầu bếp, cô ấy đã truyền bệnh thương hàn tới khu vực New York. Bắt đầu từ năm 1914, Mary sống tại hòn đảo Brother Island, cho tới năm 1938 thì cô qua đời. Mary Mallon trong lịch sử được gọi là “Mary thương hàn”. Thương hàn là một loại khuẩn Salmonella chết người.

Khi chính quyền ý thức được rằng Mary đã bắt đầu khiến bệnh thương hàn bùng phát tại thành phố này, cô đã bị cách ly trên hòn đảo Brother Island trong vòng 3 năm. Khi được thả, cô nói với chính quyền rằng, cô vĩnh viễn sẽ không bao giờ nấu ăn cho người khác để phải đối mặt với nguy cơ truyền nhiễm dịch bệnh như thế này nữa. Nhưng vào năm 1915 cô đã vi phạm lời hứa và bị đưa trở lại hòn đảo, cách ly suốt đời trong thời gian 23 năm.

Từ năm 1918-1919, dịch cúm bùng phát quy mô lớn tại Châu Âu và Mỹ, tạo nên một cuộc cách ly quy mô lớn

2020-2-1-yiqing-07.jpg

NPR đưa tin Tòa thị chính thành phố Oakland đã được sử dụng như một bệnh viện tạm thời, cho phép các y tá tình nguyện của Hội chữ thập đỏ Hoa Kỳ chăm sóc bệnh nhân trong đại dịch cúm năm 1918. Hình ảnh chụp năm 1918, tại Oakland, California. (Ảnh: Getty Images)

Một trận đại dịch cúm nghiêm trọng nhất trong lịch sử gần đây đã khiến 50 triệu người trên toàn thế giới thiệt mạng. Tại New York có khoảng 675.000 người Mỹ tử vong. Vào thời kỳ đỉnh điểm nghiêm trọng nhất, hầu như mỗi thành phố lớn đều đang nỗ lực cách ly những người lây nhiễm, cắt đứt giao thông công cộng, đóng cửa trường học và cấm nhân dân hội họp.

NPR đưa tin, dù cho những nỗ lực này có thể khiến bệnh dịch tạm thời lây lan, nhưng vẫn có vài triệu người tử vong. Những biện pháp này, xét trên quy mô rộng, được coi là “mang tính phá hoại xã hội rất lớn”.

Năm 1944, Hoa Kỳ đã thông qua “Đạo luật Dịch vụ Y tế Công cộng”, thiết lập một bộ luật kiểm dịch rõ ràng

2020-2-1-yiqing-08.jpg

“Đạo luật Dịch vụ Y tế Công cộng” trong bộ sưu tập thư viện y khoa quốc gia năm 1944

Vào năm 1944, chính phủ Hoa Kỳ lần đầu tiên thiết lập sự hiểu biết rõ ràng về quyền hạn cách ly công dân của chính phủ liên bang.

Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, Dịch vụ y tế công cộng có thẩm quyền ngăn chặn “các bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào Hoa Kỳ từ nước ngoài, lây lan và lan rộng tại Hoa Kỳ.”

Tới nay, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vẫn hoạt động theo luật.

Năm 1986, toàn bộ những người dương tính với HIV trên khắp Cuba bị cách ly

PBS cho biết, bắt đầu từ năm 1986, Cuba tuyên bố trường hợp đầu tiên nhiễm HIV/AIDS là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp và bắt đầu tiến hành cách ly mang tính cưỡng chế vô thời hạn với tất cả những người được xét nghiệm dương tính với HIV.

Bệnh nhân được nói là sẽ cách ly tại Trung tâm y tế của viện điều dưỡng. Mãi tới năm 1993, sau khi hoàn tất quá trình trị liệu 8 tuần, bệnh nhân mới được phép lựa chọn trở về nhà.

Vào năm 1967 CDC đã tiếp quản trách nhiệm cách ly của Mỹ

Vào năm 1967, CDC đã trở thành tổ chức liên bang chịu trách nhiệm chấp hành việc cách ly tại Mỹ. Trong khoảng thời gian này, Mỹ đã có 55 trạm kiểm dịch, chốt tại “từng bến cảng, sân bay quốc tế và những cửa khẩu biên giới chính yếu”.

Năm 2003, dịch SARS toàn cầu trở thành “đại dịch đầu tiên trong thế kỷ 21”

2020-2-1-yiqing-9.jpg

Một y tá mặc đồ bảo hộ đi ra ngoài phòng khám SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) ở ngoại ô Toronto

Những năm đầu thế kỷ 21, virus corona SARS đã gây ra sự hoảng loạn và nhiều đợt cách ly trên toàn thế giới. Virus này có nguồn gốc từ Trung Quốc và được gọi là “Dịch bệnh đầu tiên của thế kỷ 21”.

Năm 2020, virus corona Vũ Hán đã gây ra cuộc cách ly lớn nhất trong lịch sử loài người

Trung Quốc đã phong tỏa 16 thành phố trong nỗ lực ngăn chặn virus corona Vũ Hán, ước tính 46 triệu người đã bị cô lập.

Vào ngày 23 tháng 1, chính quyền thành phố Vũ Hán đã đóng cửa hệ thống giao thông công cộng của thành phố này, bao gồm xe buýt, xe lửa, phà và sân bay. Những khu cách ly tại các thành phố Hoàng Cương, Ngạc Châu, Xích Bích, Tiên Đào, Chi Giang, Tiền Giang, Hoàng Thạch, Hàm Ninh, Nghi Xương, Ân Thi, Hướng Dương, Kinh Môn, Hiếu Cảm, Đương Dương và Tùy Châu cũng theo sát ngay sau đó.

Nhưng một vài chuyên gia lo lắng rằng, việc cách ly kiểm dịch có thể không kịp tiến hành, còn khiến việc mua bán thực phẩm, nhiên liệu và các vật phẩm y tế càng thêm khó khăn. Thậm chí có thể khiến tình hình trở nên trầm trọng hơn. Thị trưởng thành phố Vũ Hán nói, trước khi lệnh cách ly có hiệu lực, đã có khoảng 5 triệu người rời khỏi thành phố. Bởi lẽ công nhân tại các thành phố của Trung Quốc đã về quê ăn tết.

Nhà sử học đô thị Kristin Stapleton, người nghiên cứu lịch sử Trung Quốc tại Đại học Buffalo, nói với Aria Bendixngười của trang “Business Insider”, bà cho rằng nhiều người có thể cảm thấy lo sợ trước dịch bệnh virus corona này và việc giám sát tại khu dân cư công nghệ cao đã có mặt ở khắp mọi nơi trong các thành phố tại Trung Quốc.

Virus corona bùng phát tại Vũ hán được các nhà khoa học gọi là 2019-nCoV.

Đăng theo minghui.org

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP