Trung Quốc lập 2 huyện quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Trung Quốc lập 2 huyện quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Trung Quốc lập 2 huyện quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Trung Quốc lập 2 huyện quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Trung Quốc lập 2 huyện quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Trung Quốc lập 2 huyện quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Thứ năm, 26-12-2024 16:56, (GMT+07:00)
Trung Quốc lập 2 huyện quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
18-04-2020 19:25

Hình ảnh vệ tinh cho thấy các thiết bị radar và các kho chứa ngầm của Trung Quốc trên bãi Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa (Ảnh: AMTI)

Chính phủ Trung Quốc vừa mới phê duyệt việc thành lập hai huyện quản lý quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Mạng truyền hình toàn cầu Trung Quốc (CGTN) ngày 18/4 đưa tin, hai huyện vừa được thành lập nói trên là huyện Tây Sa và huyện Nam Sa.

Tây Sa và Nam Sa là tên Trung Quốc dùng lần lượt để gọi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Theo phê duyệt của chính quyền Trung Quốc, huyện Tây Sa quản lý quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trung Sa cùng các vùng biển xung quanh và chính quyền huyện đặt ở đảo Phú Lâm. Còn huyện Nam Sa quản lý quần đảo Trường Sa cùng vùng biển xung quanh và chính quyền đặt ở đá Chữ Thập. Đây là một trong 7 thực thể thuộc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng và bồi đắp thành đảo nhân tạo.

Năm 2012, Trung Quốc đã lập cái gọi là thành phố Tam Sa để quản lý cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Nay họ thành lập thêm 2 huyện trực thuộc thành phố trên.

Hôm 26/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói: “Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế. Theo đó, mọi hoạt động tại 2 quần đảo này phải được sự cho phép của Việt Nam”.

Hôm 14/4, tàu Địa chất Hải Dương 8 cùng ít nhất một tàu hải cảnh Trung Quốc xuất hiện cách bờ biển Việt Nam 158 km, trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Sau đó, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã nói rằng, tàu Địa chất Hải Dương 8 đang tiến hành các hoạt động bình thường.

Đến hôm 16/4, tàu Địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc đã di chuyển về phía nam, gần Malaysia. Con tàu dường như ở phía bắc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Malaysia, gần vùng biển mà cả Việt Nam và Malaysia tuyên bố chủ quyền, theo hãng tin Reuters.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam; không có các hành động gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình hình và ảnh hưởng tới hòa bình ở Biển Đông và khu vực; tuân thủ quy định của các nước trong tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc.

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP