Trung Quốc không còn là quốc gia đông dân nhất

Trung Quốc không còn là quốc gia đông dân nhất

Trung Quốc không còn là quốc gia đông dân nhất

Trung Quốc không còn là quốc gia đông dân nhất

Trung Quốc không còn là quốc gia đông dân nhất
Trung Quốc không còn là quốc gia đông dân nhất
Thứ bảy, 25-01-2025 15:34, (GMT+07:00)
Trung Quốc không còn là quốc gia đông dân nhất
08-08-2021 14:27

Hiếm có báo cáo điều tra dân số nào lại nhận được nhiều sự quan tâm như báo cáo của Trung Quốc vào tháng 5 vừa qua. Với lịch sử che dấu dữ liệu nhân khẩu học, việc nước này chậm trễ một tháng trong việc công bố kết quả điều tra dân số năm 2020 khiến giới quan sát không khỏi nghi ngờ. Nhưng chính những gì xảy ra ngay sau đó đã xác nhận thực tế nhân khẩu học ảm đạm của nước này.

Theo báo cáo chính thức, tình hình nhân khẩu học của Trung Quốc không có gì đáng lo ngại: Cuộc điều tra dân số năm 2020 cho thấy dân số Trung Quốc là khoảng 1,41 tỷ người vào năm 2020 và đang tiếp tục tăng. Chưa hết, chưa đầy một tháng sau khi cuộc điều tra dân số được công bố, chính quyền Trung Quốc đã thông báo nới lỏng các quy tắc kế hoạch hóa gia đình, để các hộ gia đình có thể sinh 3 con thay vì 2 con. Hiện họ cũng đã đưa ra một kế hoạch toàn diện để tăng tỷ lệ sinh .

Những động thái chính sách này cho thấy rằng cấu trúc nhân khẩu học của Trung Quốc thực sự tồi tệ hơn nhiều so với những gì mà Bắc Kinh tưởng tượng. Thật vậy, một phân tích về cơ cấu tuổi cho thấy nước này có ít công dân hơn nhiều so với số liệu điều tra được báo cáo và dân số của họ đã giảm đáng kể.

Các cuộc tổng điều tra trước đây cho thấy tỷ lệ sinh của Trung Quốc bắt đầu giảm xuống dưới mức sinh thay thế (khoảng 2,1 con / phụ nữ) vào năm 1991 - 11 năm sau khi chính sách một con được thực hiện trên toàn quốc. Năm 2000 và 2010, tỷ lệ sinh của Trung Quốc lần lượt chỉ là 1,22 và 1,18 , nhưng các con số đã được điều chỉnh thành 1,8 và 1,63 .

Những tính toán chính thức đó được thực hiện trên cơ sở dữ liệu tuyển sinh tiểu học. Nhưng những dữ liệu như vậy còn lâu mới đáng tin cậy. Chính quyền địa phương thường báo cáo nhiều học sinh hơn họ có - nhiều hơn khoảng 20-50% - để nhận được trợ cấp giáo dục nhiều hơn. Ví dụ, theo một báo cáo của CCTV, thành phố Jieshou ở tỉnh An Huy cho biết họ có 51.586 học sinh tiểu học vào năm 2012 , trong khi con số thực tế chỉ là 36.234; nhờ đó, chính quyền ở đây đã dễ dàng “bỏ túi” 10,63 triệu CN ¥ (1,63 triệu USD) tiền hỗ trợ từ nhà nước.

Vì vậy, từ năm 2004 đến năm 2009, Trung Quốc báo cáo là có 104 triệu học sinh lớp một. Điều này phù hợp với 105 triệu ca sinh mà Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố trong năm 1998-2003. Tuy nhiên, chỉ có 84 triệu người từ 7-12 tuổi đăng ký vào hệ thống hộ khẩu hukou (bắt buộc) vào năm 2010, và chỉ có 86 triệu học sinh lớp 9 đăng ký trong năm 2012-17.

Khi các cuộc điều tra dân số năm 2000 và 2010 cho thấy dân số ít hơn nhiều so với dự kiến, các nhà chức trách đã thổi phồng số liệu. Nhưng dấu đầu hở đuôi, đánh giá số người từ 0-9 tuổi trong cuộc điều tra dân số năm 2000, người ta có thể suy ra rằng có tới 39 triệu trẻ em được sinh ra trong giai đoạn 1991-2000 ít hơn số liệu được ghi lại trong số liệu sửa đổi. Theo đó, dân số thực tế vào năm 2000 có thể gần 1,227 tỷ người, ít hơn nhiều so với con số 1,266 tỷ người được báo cáo chính thức.

Các đại biểu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tham dự hội nghị lập pháp bù nhìn của chế độ ở Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 28/5/2020. (Kevin Frayer / Getty Images)
Các nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc vẫn chưa hiểu hết những thách thức về nhân khẩu học mà họ phải đối mặt. Họ có vẻ tin vào dự đoán của các nhà kinh tế nhà nước - dựa trên dữ liệu chính thức (bị bóp méo) - rằng GDP của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cho đến khi nó vượt quá GDP của Hoa Kỳ. Chính niềm tin đó đã thúc đẩy họ theo đuổi chiến lược mở rộng. (Kevin Frayer / Getty Images)

Điều tra dân số năm 2020 cũng gây hiểu lầm tương tự. Cục Thống kê Quốc gia tuyên bố rằng có 227 triệu trẻ sơ sinh được sinh ra trong giai đoạn 2006-19 và báo cáo điều tra dân số cho thấy có 241 triệu người Trung Quốc từ 1-14 tuổi vào năm 2020. Nhưng điều đó có nghĩa là tỷ lệ sinh trung bình của Trung Quốc trong giai đoạn 2006-19 lên tới 1,7-1,8. Thời điểm đó Bắc Kinh đang thực thi các chính sách kiểm soát dân số nghiêm ngặt (chính sách hai con được áp dụng vào ngày 1 tháng 1 năm 2016), nên điều này có vẻ rất khó xảy ra.

Sự thật là dân số Trung Quốc vào năm 2020 có thể chỉ vào khoảng 1,28 tỷ người - ít hơn khoảng 130 triệu người so với báo cáo. Điều đó khiến Ấn Độ, chứ không phải Trung Quốc, trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới.

Tất nhiên, cuộc điều tra dân số mới nhất của Trung Quốc luôn phù hợp với các bản phát hành trước đó. Các quan chức từ Cục Thống kê Quốc gia và ủy ban kế hoạch hóa gia đình trước đây vẫn chịu trách nhiệm thực hiện cuộc điều tra dân số và họ sẽ bị xử lý nếu dữ liệu không nhất quán. Tuy nhiên, với tầm quan trọng của nhân khẩu học đối với sự thịnh vượng trong tương lai của Trung Quốc, hậu quả của sự bóp méo số liệu đối với quốc gia sẽ vô cùng nghiêm trọng.

Chắc chắn, tỷ lệ sinh giảm là kết quả của sự phát triển, đặc biệt là đối với những cải thiện về y tế và giáo dục. Ví dụ, Đài Loan ghi nhận tỷ lệ sinh chỉ 1,55 trong giai đoạn 1991-2006 và 1,09 trong năm 2006-20. Nhưng Đài Loan đang đi trước Trung Quốc đại lục khoảng 15 năm về sức khỏe và giáo dục, và người Trung Quốc đại lục đã tỏ ra ít sẵn sàng có con hơn so với người Đài Loan.

Một điều gì đó khác đang diễn ra ở Trung Quốc, và không khó để nhận ra đó là gì. Sau khi đối mặt với chính sách một con nghiêm ngặt trong 36 năm và chính sách hai con sau đó, quan niệm của người dân Trung Quốc về hôn nhân và sinh con đã thay đổi sâu sắc (Tỷ lệ ly hôn ở Trung Quốc đại lục cao gấp 1,5 lần so với Đài Loan).

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc vẫn chưa hiểu hết những thách thức về nhân khẩu học mà họ phải đối mặt. Họ có vẻ tin vào dự đoán của các nhà kinh tế nhà nước - dựa trên dữ liệu chính thức (bị bóp méo) - rằng GDP của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cho đến khi nó vượt quá GDP của Hoa Kỳ. Chính niềm tin đó đã thúc đẩy họ theo đuổi chiến lược mở rộng.

Phương Tây cũng đang thích thú với câu chuyện này. Trong khi đánh giá thấp những thách thức về nhân khẩu học của Trung Quốc, các nhà lãnh đạo phương Tây lại đang đánh giá quá cao triển vọng kinh tế và địa chính trị của nước này. Họ nhìn thấy một con rồng phun lửa nhưng thứ đứng trước mặt họ thực sự lại là một con thằn lằn ốm yếu. Điều này làm tăng nguy cơ tính toán sai lầm chiến lược của cả hai bên.

Vào khoảng năm 2035, Trung Quốc sẽ kém hơn Mỹ về cả các chỉ số nhân khẩu học và về tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế, GDP của nước này khó có thể vượt qua Mỹ. Các nhà lãnh đạo của Trung Quốc nên sớm nhận ra điều này - và lùi lại một bước chiến lược.

Lê Minh

Theo Project Syndicate

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP