Trung Quốc khốn đốn: Lũ lụt chưa qua, thảm họa hạt nhân đã tới

Trung Quốc khốn đốn: Lũ lụt chưa qua, thảm họa hạt nhân đã tới

Trung Quốc khốn đốn: Lũ lụt chưa qua, thảm họa hạt nhân đã tới

Trung Quốc khốn đốn: Lũ lụt chưa qua, thảm họa hạt nhân đã tới

Trung Quốc khốn đốn: Lũ lụt chưa qua, thảm họa hạt nhân đã tới
Trung Quốc khốn đốn: Lũ lụt chưa qua, thảm họa hạt nhân đã tới
Thứ bảy, 11-01-2025 01:59, (GMT+07:00)
Trung Quốc khốn đốn: Lũ lụt chưa qua, thảm họa hạt nhân đã tới
26-07-2021 13:37

Khi hậu quả thảm khốc sau trận lũ kinh hoàng tại đường hầm Trịnh Châu chưa được xử lý khắc phục, thì mới đây người phát ngôn Tập đoàn Điện lực Pháp có cổ phần tại Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn (Trung Quốc) tuyên bố, tình hình tại nhà máy “không còn phải là tình huống khẩn cấp”, mà là “đã ở mức nghiêm trọng”.

Ngày 22/7 vừa qua, Tập đoàn Điện lực Pháp (EDF) cho biết, nếu có toàn quyền, họ sẽ cho đóng cửa nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn do một số lượng bất thường khí nhiễm xạ đã thoát ra từ quy trình làm lạnh của lò phản ứng số 1. Nhưng các quan chức ĐCSTQ lại không muốn!

Người phát ngôn của EDF cho biết: “Trên cơ sở các phân tích thực tế theo các quy trình thủ tục của EDF, dựa trên cách thức vận hành điện hạt nhân ở Pháp, nếu lò phản ứng này được đặt tại Pháp, EDF sẽ đóng cửa để đánh giá chính xác tình hình đang diễn ra và ngừng phát triển lò phản ứng”.

Nhưng quyết định cuối cùng lại không phải ở phía EDF mà phụ thuộc vào nhà điều hành Trung Quốc. Đương nhiên, các quan chức ĐCSTQ không muốn đóng cửa nhà máy và tiếp tục viện lý do rằng, “các thông số bức xạ của nước trong mạch sơ cấp làm mát của lò phản ứng hạt nhân đo thấy vẫn dưới ngưỡng quy định”.

Hiện nhà máy được vận hành bởi Công ty Liên doanh điện hạt nhân Đài Sơn (TNPJVC) gồm: Nhà máy Điện hạt nhân Quảng Đông Trung Quốc (CGNPC chiếm 70% cổ phần) và Tập đoàn Điện lực Pháp (EDF chiếm 30%). 

Người phát ngôn EDF nhắc lại rằng, công ty đã phát hiện thấy hàm lượng khí hiếm tăng lên trong một lò phản ứng của nhà máy, và đã cung cấp tất cả các thông tin phân tích dữ liệu do TNPJVC. Như vậy có thể thấy EDF đã công khai nêu rõ lý do tại sao cần phải đóng cửa lò phản ứng với đơn vị vận hành và đồng sở hữu Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn. 

Theo người phát ngôn của EDF, tình hình tại nhà máy Đài Sơn “không còn phải là tình huống khẩn cấp”, mà là “đã ở mức nghiêm trọng”.  

Theo leparisien.fr, các biện pháp an toàn đối với những người đang có mặt tại nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn, cũng như những người dân xung quanh hiện vẫn chưa được thực thi. Tình hình có vẻ đáng lo ngại nên đã buộc EDF gióng lên hồi chuông cảnh báo cho đối tác Trung Quốc theo cách riêng của mình. 

Một trong những chuyên gia của EDF giải thích như sau: “Việc đóng cửa một lò phản ứng ở Pháp trong tình huống tương tự là cần thiết để phản ánh chính xác thực tế… Chừng nào lò phản ứng vẫn chưa ngừng hoạt động và chừng nào chúng tôi chưa thể nghiên cứu các tổ hợp bên trong, thì sẽ rất nguy hiểm”.

Tất nhiên, vì nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn được kiểm soát bởi Trung Quốc (70% so với 30%), nên nó sẽ vẫn được tiếp tục hoạt động cho đến khi tình hình tiến tới gần… thảm họa hơn. Bởi tình huống này không khác mấy so với sự cố rò rỉ xảy ra vào ngày 14/6 vừa qua tại nhà máy. 

Cách đây 5 tuần, thông tin rò rỉ phóng xạ ở lò phản ứng số 1 nhà máy Đài Sơn đã làm dấy lên nhiều lo ngại. Đây là lò phản ứng công nghệ mới đầu tiên của Pháp, thuộc hệ thống lò phản ứng thế hệ thứ 3 EPR duy nhất đang hoạt động trên thế giới. 

Ngày 14/6, trong một bản tin độc quyền của CNN, EDF cho biết họ đang điều tra mức độ bất thường của khí phóng xạ đã bị rò rỉ từ nhà máy điện này. Sự cố có thể do các thanh nhiên liệu trong lò phản ứng do Framatome cung cấp. 

Framatome là đơn vị của công ty EDF thiết kế các lò phản ứng ở Đài Sơn, đã cảnh báo về một “mối đe dọa phóng xạ sắp xảy ra” sau khi phát hiện thấy sự tích tụ của khí krypton và xenon.

Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc - ông Triệu Lập Kiên tuyên bố rằng, nhà máy này hoàn toàn tuân thủ tất cả các yêu cầu kỹ thuật và không có dấu hiệu bất thường nào ở khu vực lân cận.

Ông Triệu Lập Kiên tuyên bố: “Cho đến nay các nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc vẫn duy trì thành tích hoạt động tốt, không có sự cố nào ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng”.

Tuy nhiên ông này lại từ chối trả lời các câu hỏi tiếp theo liên quan đến lời cảnh báo của Framatome, khi công ty này sử dụng thuật ngữ "mối đe dọa phóng xạ sắp xảy ra". 

Trong một động thái khác, Cơ quan Quản lý An toàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (NNSA) cũng đã phủ nhận việc nâng giới hạn cho phép đối với nồng độ có thể chấp nhận được ở bên ngoài nhà máy, nhằm tránh việc nhà máy buộc phải ngừng hoạt động.

Thay vào đó, NNSA cho biết họ "đã xem xét và phê duyệt các giới hạn liên quan về độ phóng xạ cụ thể của khí trơ trong chất làm mát lò phản ứng tại Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn". 

Theo CNNNNSA đã thừa nhận mức độ phóng xạ tăng lên trong mạch sơ cấp ở một trong hai lò phản ứng hạt nhân của nhà máy do các thanh nhiên liệu bị hư hỏng. Nhưng cơ quan này cho biết sự cố này "hoàn toàn khác với một tai nạn rò rỉ phóng xạ",  vì các tấm chắn vật lý vẫn an toàn. Đồng thời NNSA cho biết mức độ phóng xạ "vẫn nằm trong phạm vi hoạt động ổn định cho phép".  

NNSA cũng cho biết thêm chỉ có 5 trong số hơn 60.000 thanh nhiên liệu của lò phản ứng bị ảnh hưởng, đồng thời nhắc lại rằng không có nguy cơ "rò rỉ phóng xạ ra môi trường".

Lò phản ứng hạt nhân EPR thuộc độc quyền công nghệ của Pháp được đánh giá là an toàn nhất và quyết định tương lai của điện hạt nhân. Trung Quốc đã hợp tác với Pháp và đưa vào vận hành 2 lò phản ứng EPR đầu tiên tại Nhà máy điện Đài Sơn vào năm 2018, và địa điểm này nằm cách Hong Kong khoảng 200 km . 

Tuy nhiên, EDF liên tục gặp các trục trặc từ các dự án công trình xây dựng lò phản ứng EPR. Hai công trình khởi công trước Đài Sơn tại Phần Lan và Pháp vẫn chưa thể đi vào hoạt động sau 15 năm khởi công, do trục trặc các vấn đề về kỹ thuật cũng như tài chính.

Sự cố ở Đài Sơn xảy ra vào thời điểm EDF đang cố gắng hoàn tất công trình duy nhất tại Pháp nằm ở Normandie, đồng thời đang tiến hành đàm phán với nhiều nước châu Âu về các dự án EPR. 

Vụ việc tại nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn đã khiến Pháp phải đau đầu, bởi theo các chuyên gia nhận định,  sự cố gặp sẽ đặt ra vấn đề về độ tin cậy của thế hệ lò phản ứng EPR.

Còn đối với Trung Quốc, sự cố cũng giáng một đòn khá đau vào tham vọng hạt nhân của nước này, khi mục tiêu phát triển năng lượng hạt nhân càng trở nên cấp bách do cuộc chạy đua kinh tế phi các-bon đang được ông Tập Cận Bình cổ vũ nhiệt liệt.

Với khoảng 50 lò phản ứng đang hoạt động và 18 lò đang xây dựng, Trung Quốc hiện  chiếm vị trí thứ 3 thế giới về số lượng lò phản ứng hạt nhân, chỉ sau Mỹ  và Pháp. 

Sự cố tại nhà máy Đài Sơn đang đặt ra câu hỏi cho tương lai của hạt nhân Trung Quốc, khi nước này đang nuôi tham vọng trở thành nhà xuất khẩu công nghệ hạt nhân hàng đầu thế giới nhằm chủ yếu vào các loại lò phản ứng giá thành rẻ..

Đông Bắc

Bài gốc NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP