Trung Quốc hứng chịu bốn cú sốc kinh tế do ảnh hưởng thương chiến Mỹ-Trung

Trung Quốc hứng chịu bốn cú sốc kinh tế do ảnh hưởng thương chiến Mỹ-Trung

Trung Quốc hứng chịu bốn cú sốc kinh tế do ảnh hưởng thương chiến Mỹ-Trung

Trung Quốc hứng chịu bốn cú sốc kinh tế do ảnh hưởng thương chiến Mỹ-Trung

Trung Quốc hứng chịu bốn cú sốc kinh tế do ảnh hưởng thương chiến Mỹ-Trung
Trung Quốc hứng chịu bốn cú sốc kinh tế do ảnh hưởng thương chiến Mỹ-Trung
Thứ tư, 08-01-2025 02:25, (GMT+07:00)
Trung Quốc hứng chịu bốn cú sốc kinh tế do ảnh hưởng thương chiến Mỹ-Trung
15-08-2019 08:28

Ngày 13/8, Phó Thủ tướng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Lưu Hạc và hai trợ lý của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Lighthizer cùng Mnuchin đã cùng trao đổi qua điện thoại về vấn đề thuế quan mới nhất, đồng thời hứa hẹn sẽ nối lại liên lạc trong hai tuần tới. Sau cuộc trao đổi, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ tuyên bố biện pháp áp thuế đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc dự kiến bắt đầu triển khai từ ngày 1/9 sẽ hoãn lại ngày 15/12.

Cảnh Thiên Tân, Trung Quốc

Tuy nhiên ông David Kostin, chuyên gia chứng khoán hàng đầu của Mỹ tại Goldman Sachs vẫn cảnh báo rằng, thứ Hai tuần sau (19/8) là “ngày quan trọng” – thời hạn mà doanh nghiệp Mỹ không được bán sản phẩm cho Huawei. Ông tin rằng Washington khó có thể kéo dài kỳ hạn liên quan, và có thể ngày hôm đó ĐCSTQ sẽ công bố biện pháp trả đũa. Cuộc chiến thương mại có thể phát triển thành “xung đột kinh tế toàn diện” và không loại trừ khả năng tranh chấp Mỹ-Trung tiếp tục tồi tệ hơn.

Quan hệ kinh tế và thương mại Mỹ-Trung ngày càng căng thẳng đã tác động rõ rệt đến kinh tế Trung Quốc. Trên thực tế hiện nay, kinh tế Trung Quốc đang chịu thiệt hại nặng nề ở nhiều phương diện. Nếu xảy ra xung đột “mang tính toàn diện” thì kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ chịu thiệt hại nặng nề hơn. 

Chuỗi sản xuất công nghiệp bị phá hủy

Trung Quốc từng là công xưởng của thế giới, có chuỗi sản xuất công nghiệp tương đối ổn định. Tuy nhiên, trước các lệnh trừng phạt thuế quan của Mỹ, hàng loạt các công ty nước ngoài ở Trung Quốc phải khảo sát lại trong vấn đề trụ ở lại Trung Quốc. Hiện nay, nhiều tập đoàn lớn trong các lĩnh vực như đồ chơi, điện tử và thiết bị công nghiệp đã hoặc đang chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc, khiến Trung Quốc đang mất vị thế là công xưởng thế giới.

Việc chuỗi sản xuất công nghiệp của Trung Quốc bị tan rã là hệ quả nghiêm trọng nhất mà cuộc chiến thương mại gây ra cho nền kinh tế Trung Quốc. Một khi chuỗi công nghiệp sản xuất di chuyển ra nước ngoài thì rất khó vãn hồi, không doanh nghiệp nào muốn liên tục di dời nhà máy. 

Học giả tài chính Hạ Giang Binh của Đại Lục cho biết, tổng thống Trump phá vỡ chuỗi công nghiệp đã biến Trung Quốc thành công xưởng thế giới, đây là thiệt hại “chí mạng” đối với kinh tế Trung Quốc.

Bùng nổ thất nghiệp

Khi dây chuyền sản xuất công nghiệp bị ngắt quãng thì nhiều nhà máy phải ngừng hoạt động, kéo theo là số lượng lớn người thất nghiệp. Hiện Trung Quốc vẫn đang có xu hướng già hóa dân số, lực lượng lao động ngày càng giảm dần. Thống kê chính thức của cơ quan chức năng ĐCSTQ cho thấy lực lượng lao động năm 2018 giảm (4,7 triệu), là năm thứ bảy liên tiếp suy giảm.

Trong vài thập kỷ qua, ĐCSTQ đã tận dụng nguồn lao động dồi dào và chi phí thấp để phát triển các ngành sản xuất cần tập trung lao động. Cách làm này dẫn đến lực lượng lao động Trung Quốc bị thiếu nghiêm trọng lao động tay nghề cao.

Trong một lần trả lời Đài VOA, Phó chủ tịch điều hành Hiệp hội Giày dép và May mặc Mỹ Steve Lamar cho biết, hơn một năm qua nhiều thành viên của họ đã bàn về vấn đề có thể phải thay đổi chuỗi cung ứng. Như vậy vừa giúp giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc lại tránh được thuế quan của Mỹ.

Lamar cho biết, cuộc chiến thương mại đã khiến mọi người trong ngành chịu nhiều vấn đề tâm lý thất vọng và lo lắng. Cuộc chiến đã làm bùng lên trào lưu doanh nghiệp nước ngoài rút khỏi Trung Quốc, xu hướng sẽ tiếp tục trong tương lai, ngay cả các công ty của Liên minh châu Âu cũng đã và đang lên kế hoạch rời khỏi Trung Quốc.

Theo báo cáo thống kê mới nhất của ĐCSTQ, số nhà máy hoạt động ở Trung Quốc vào tháng 7/2019 đã sụt giảm tháng thứ ba liên tiếp. Chỉ số quản lý mua hàng sản xuất Trung Quốc (PMI) cũng chỉ đạt 49,7 – mức giảm thấp dưới ngưỡng triển vọng tháng thứ ba liên tiếp. Chỉ số giá xuất xưởng (PPI) của các nhà sản xuất công nghiệp Trung Quốc giảm 0,3% – mức thấp kỷ lục mới trong ba năm qua.

Những số liệu này cho thấy ngành công nghiệp sản xuất của Trung Quốc đang trong thời kỳ suy thoái. Từ góc độ việc làm của người lao động, những con số này hàm nghĩa việc làm đang sụt giảm và thất nghiệp gia tăng.

Xuất khẩu giảm mạnh

Một biểu hiện thiệt hại khác của nền kinh tế Trung Quốc chính là tình hình xuất khẩu cũng đang giảm mạnh. Theo Reuters, trong 7 tháng đầu năm nay, tổng thương mại Mỹ-Trung đã giảm khoảng 8% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ còn 2.100 tỷ Nhân dân tệ (CNY). Trong đó xuất khẩu sang Mỹ giảm khoảng 2%, còn nhập khẩu từ Mỹ giảm gần 1/4.

Xuất khẩu là trụ cột chính của nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là xuất khẩu sang Mỹ chiếm tỷ lệ rất lớn. Cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ Brad Setser đã nhận định, trên thế giới không nước nào có tiềm lực thay thế Mỹ (trở thành nước nhập khẩu hàng Trung Quốc nhiều như vậy).

Giới phân tích của Citibank tại Mỹ đã nhận định rằng sau khi đợt thuế quan mới có hiệu lực, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ sẽ giảm thêm 2,7%, điều này sẽ khiến GDP của Trung Quốc giảm thêm 50 điểm cơ bản.

Tốc độ tăng trưởng GDP trong quý II của Trung Quốc là 6,2%, là mức thấp nhất trong tăng trưởng GDP theo quý tính từ năm 1992. Mặc dù vậy, Giám đốc điều hành Shaun Rein của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Trung Quốc (CMR) cho rằng, tốc độ tăng trưởng này “gợi cảm giác như tăng trưởng chỉ 2,6%. Nhiều phương diện đều ngưng trệ”. Ông trả lời Đài BBC rằng, sống ở Trung Quốc sẽ cảm nhận rõ hiện tượng nền kinh tế đình lạm, tất cả các số liệu đều giảm thấp.

Đồng CNY mất giá nhanh

Khi động năng xuất khẩu ngoại hối bị mất, ĐCSTQ đã buộc phải dùng cách phá giá CNY để đối phó với tác động của cuộc chiến thương mại. Đây cũng là biểu hiện nền cho thấy kinh tế Trung Quốc bị chấn động.

Hôm 12/8, tỷ giá hối đoái của CNY so với USD (Đô la Mỹ) tiếp tục giảm đến mức 1 CNY đổi 7,06 USD. Kể từ khi Trump cho biết sẽ áp thuế 10% trên hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc trị giá 300 tỷ USD, tỷ giá hối đoái của CNY nội địa so với USD đã giảm 1,7%.

Tình trạng mất giá của CNY so với USD phản ánh trực tiếp áp lực chiến tranh thương mại lên nền kinh tế Trung Quốc. Sau khi đồng CNY giảm phá ngưỡng 7 CNY/1USD thì Mỹ lập tức xếp ĐCSTQ vào danh sách thao túng tiền tệ.

Tác động của cuộc chiến thương mại đối với nền kinh tế Trung Quốc đang nổi lên thêm một bước mới, ĐCSTQ cũng thừa nhận “tình hình kinh tế trong nước và quốc tế vẫn còn ảm đạm”, “tình trạng mất cân đối và xuống dốc của phát triển trong nước vẫn rất nghiêm trọng”. Nhưng vốn dĩ ĐCSTQ thích tung hứng thành thích, chuyện tốt bị thổi phồng thực tế; chuyện xấu thường đảo ngược từ mười thành một, thậm chí giấu đi. Từ thực tế này, không ít chuyên gia nhận định, so với những gì ĐCSTQ thừa nhận thì tình hình có thể sẽ tồi tệ hơn nhiều.

Trên Tạp chí Phố Wall (WSJ), chuyên gia Andy Puzder, cựu Giám đốc điều hành của Carl’s Jr. cho biết, trừng phạt thuế quan và các lệnh trừng phạt khác của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc vào thời điểm kinh tế xã hội của nước này đều suy yếu, nhưng vì ĐCSTQ có truyền thống bưng bít thông tin nên bên ngoài rất khó biết được rốt cuộc Trung Quốc đã xảy ra chuyện gì.

Trong khi trên kênh tài chính CNBC, cố vấn kinh tế cao nhất của Nhà Trắng Larry Kudlow cho biết, ĐCSTQ đã phóng đại GDP lên vài điểm phần trăm, nhưng dù thế nào cũng không ngăn chặn được tình hình thực tế ngày càng thấp hơn, “nền kinh tế Trung Quốc đang sụp đổ”.

Huệ Anh - Theo Tri Thức Việt

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP