Trung Quốc gỡ bỏ hạn chế đối với các bệnh viện cấy ghép tạng, ngành thu hoạch tạng sống nghi sẽ mở r

Trung Quốc gỡ bỏ hạn chế đối với các bệnh viện cấy ghép tạng, ngành thu hoạch tạng sống nghi sẽ mở r

Trung Quốc gỡ bỏ hạn chế đối với các bệnh viện cấy ghép tạng, ngành thu hoạch tạng sống nghi sẽ mở r

Trung Quốc gỡ bỏ hạn chế đối với các bệnh viện cấy ghép tạng, ngành thu hoạch tạng sống nghi sẽ mở r

Trung Quốc gỡ bỏ hạn chế đối với các bệnh viện cấy ghép tạng, ngành thu hoạch tạng sống nghi sẽ mở r
Trung Quốc gỡ bỏ hạn chế đối với các bệnh viện cấy ghép tạng, ngành thu hoạch tạng sống nghi sẽ mở r
Thứ bảy, 28-12-2024 15:08, (GMT+07:00)
Trung Quốc gỡ bỏ hạn chế đối với các bệnh viện cấy ghép tạng, ngành thu hoạch tạng sống nghi sẽ mở rộng
28-08-2020 10:01

Đảng Cộng sản Trung quốc (ĐCSTQ) đã dựa vào thu hoạch nội tạng sống trên quy mô lớn từ các học viên Pháp Luân Công và các nhóm người khác để phát triển ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng lớn nhất thế giới. Theo điều tra mới nhất của Tổ chức Thế giới về Điều tra Cuộc bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG), hoạt động mổ cướp nội tạng sống của ĐCSTQ vẫn đang tiếp diễn. Cách đây vài ngày, ĐCSTQ tuyên bố sẽ gỡ bớt các hạn chế cho bệnh viện và bác sĩ tham gia cấy ghép nội tạng. Người ta nghi ngờ rằng ngành công nghiệp này đang có xu hướng mở rộng.

Đảng Cộng sản Trung quốc (ĐCSTQ) đã dựa vào thu hoạch nội tạng sống trên quy mô lớn từ các học viên Pháp Luân Công và các nhóm người khác để phát triển ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng lớn nhất thế giới. (Getty)

Ngày 26/8, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã ban hành "Quy chế quản lý ứng dụng lâm sàng kỹ thuật cấy ghép nội tạng người (phiên bản 2020)". Trong đó, thông báo chấm dứt "Quy định quản lý đối với kỹ thuật ghép Gan, thận, tim và phổi" được ban hành vào ngày 27/6/2006.

Theo thông báo chính thức, quy định mới có mục đích “tiếp tục tiêu chuẩn hóa và tăng cường quản lý việc ứng dụng lâm sàng kỹ thuật ghép nội tạng người”. Tuy nhiên, truyền thông Trung Quốc nhận thấy so với quy định cũ năm 2006, quy định mới đã bãi bỏ các hạn chế về cấp cơ sở y tế thực hiện công nghệ ghép tạng người, số ca phẫu thuật liên quan đến ghép tạng người, quy định quản lý đối với việc bảo quản nội tạng hiến tặng trong chẩn đoán và điều trị chuyên môn liên quan. 

Các quy định năm 2006 yêu cầu rằng các cơ sở y tế có thể thực hiện các hoạt động cấy ghép nội tạng phải là bệnh viện hạng A, các bác sĩ thực hiện các hoạt động cấy ghép nội tạng cũng phải hoành thành số lượng ca phẫu thuật nhất định mỗi năm, ví dụ, các bác sĩ ghép thận hoàn thành hơn 800 ca phẫu thuật tiết niệu mỗi năm, trong đó có hơn 150 ca phẫu thuật thận.

Nhưng trong quy định mới năm 2020, những yêu cầu này đã bị hủy bỏ. Điều này có nghĩa là bất kỳ bệnh viện hoặc bác sĩ nào cũng có thể thực hiện các hoạt động cấy ghép nội tạng, miễn là họ đáp ứng một số yêu cầu cụ thể được đặt ra trong các quy định mới.

Mặc dù các quy định mới đã bổ sung một số yêu cầu cụ thể về điều kiện thực hiện ca ghép tạng, nhưng một khi bỏ đi các chỉ tiêu nghiêm khắc như cấp hạng của bệnh viện và trình độ bác sĩ, chắc chắn sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng số lượng ca ghép tạng tại các cơ sở y tế.

Ở Trung Quốc, nguồn "hiến tặng" nội tạng luôn dồi dào một cách bất thường, và việc cấy ghép nội tạng thường mang lại lợi nhuận khổng lồ.

Ở các nước bình thường, ngay cả Mỹ, nơi có hàng trăm triệu người đăng ký tự nguyện hiến tạng, những bệnh nhân cần ghép tạng sẽ phải đợi trung bình một năm, thậm chí hai năm để chờ được ghép gan, thận thành công. Ở Trung Quốc, nơi việc hiến tạng vốn không phải phổ biến, thì chỉ cần đợi một tháng, thậm chí một tuần. Theo truyền thông của ĐCSTQ, gần đây có thông tin về việc trong vòng 10 ngày đã có thể chuẩn bị 4 quả tim cho một bệnh nhân. Một số bệnh viện Đại lục thậm chí còn thực hiện cái gọi là “cấy ghép khẩn cấp”, tức là bệnh nhân gặp nguy hiểm đến tính mạng có thể được phẫu thuật ghép tạng ngay.

Tổ chức WOIPFG, có trụ sở chính tại New York, đã thu thập một lượng lớn các bằng chứng liên quan trong hơn 10 năm điều tra. Điều này khiến ngoại giới nghi ngờ rằng tại Trung Quốc có một ngân hàng tạng của những người đang sống, sẵn sàng bị giết để lấy tạng cung cấp bất kỳ lúc nào cần thiết.

Theo điều tra của WOIPFG, ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, sau đó xếp các học viên Pháp Luân Công là “kẻ thù giai cấp”. Một lượng lớn các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ đã trở thành nguồn tài nguyên cho ĐCSTQ cấy ghép nội tạng. Do đó, ngành cấy ghép nội tạng của Trung Quốc nhanh chóng mở rộng, chỉ trong thời gian ngắn 10 năm, nó đã đạt đến quy mô "số một thế giới".

Vì việc mổ cướp nội tạng sống mang tới lợi nhuận khổng lồ, nên ngành công nghiệp này vẫn tiếp tục được mở rộng. Không chỉ các học viên Pháp Luân Công, mà người Tây Tạng, người Tân Cương, phụ nữ và trẻ em bị buôn bán, người vô gia cư, nhân sĩ bất đồng chính kiến, và tất cả các nhóm bị ĐCSTQ đàn áp, đều có liên quan đến chuỗi công nghiệp đen này.

Từ ngày 1/1 đến ngày 16/7/2020, cuộc khảo sát qua điện thoại của WOIPFG đối với các nhân viên y tế ở Trung Quốc cho thấy, ngay cả trong thời kỳ dịch bệnh nghiêm trọng, nạn mổ cướp nội tạng sống vẫn tiếp tục diễn ra tại các bệnh viện trên khắp Trung Quốc, và số lượng các ca cấy ghép nội tạng vẫn còn đáng kể. Theo điều tra bí mật, để thu hút khách hàng, một số nhân viên y tế vẫn quảng cáo rằng người hiến tạng của họ là từ các học viên Pháp Luân Công khỏe mạnh.

VIDEO - KÝ ỨC MỔ CƯỚP TẠNG SỐNG KINH HOÀNG CỦA MỘT THỰC TẬP SINH Y KHOA

Minh Thanh - Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP