Trung Quốc giúp Campuchia xây đập thủy điện: Dân mất xóm làng, sông mất tôm cá, quê hương mất hồn th

Trung Quốc giúp Campuchia xây đập thủy điện: Dân mất xóm làng, sông mất tôm cá, quê hương mất hồn th

Trung Quốc giúp Campuchia xây đập thủy điện: Dân mất xóm làng, sông mất tôm cá, quê hương mất hồn th

Trung Quốc giúp Campuchia xây đập thủy điện: Dân mất xóm làng, sông mất tôm cá, quê hương mất hồn th

Trung Quốc giúp Campuchia xây đập thủy điện: Dân mất xóm làng, sông mất tôm cá, quê hương mất hồn th
Trung Quốc giúp Campuchia xây đập thủy điện: Dân mất xóm làng, sông mất tôm cá, quê hương mất hồn th
Thứ sáu, 10-01-2025 16:06, (GMT+07:00)
Trung Quốc giúp Campuchia xây đập thủy điện: Dân mất xóm làng, sông mất tôm cá, quê hương mất hồn thiêng
12-08-2021 19:22

Campuchia, đồng minh trung thành nhất của Trung Quốc ở Đông Nam Á, đang phải gánh chịu thảm họa vì con đập được xây bởi Bắc Kinh trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai - Con đường (BRI). 

Sran Lanj, một bà mẹ ba con, nói với Nikkei Asia rằng cô đã phải chứng kiến cảnh ​​nước sông dâng cao và nhấn chìm vùng đất sinh sống của cộng đồng người Bunong bản địa. Cô đã mất ngôi nhà của tổ tiên để lại, trong khi những ngôi mộ của họ đang chìm dưới nước. Cô còn mất nông trại, lúa gạo, rau, xoài, và dừa. Mọi người như thể là đã đánh mất danh tính và bản sắc của chính mình vậy.

Đập Hạ Sesan 2 là một trong những con đập rộng nhất châu Á của Campuchia, là một phần trong “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (BRI) được khởi xướng để thúc đẩy phát triển và tăng cường lợi ích ngoại giao của Trung Quốc trên toàn cầu. Con đập hứa hẹn tạo ra 400 megawatt ở công suất cao nhất và 1.998 gigawatt giờ mỗi năm, tương đương 15% sản lượng điện hàng năm của Campuchia. 

Khi con đập bắt đầu hoạt động, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã bác bỏ những lo ngại về kinh tế, xã hội, và môi trường, đồng thời khẳng định dự án sẽ giúp làm hạ giá thành điện cho người Campuchia. Nhưng những hứa hẹn của ông Hun Sen nhanh chóng tan thành mây khói. 

Hàng chục triệu người chịu tác động trực tiếp và gián tiếp

Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), nhà máy thủy điện Hạ Sesan 2 chỉ tạo ra được khoảng 30% công suất tối đa, một tính toán dựa trên doanh thu thuế 30 triệu USD được báo cáo từ con đập.

Không chỉ vậy, thiệt hại về xã hội mới là điều đáng báo động. Khi hoàn thành vào năm 2018, đập Hạ Sesan 2 đã khiến 5.000 người dân bản địa sống ven hai con sông Sesan và Srepok trong nhiều thế hệ phải di dời.

Dự án Hạ Sesan 2 còn ảnh hưởng tới hàng chục ngàn người Campuchia ở thượng lưu và hạ lưu đập. Con đập đã làm gián đoạn sự di cư của cá, khiến sản lượng khai thác bị thu hẹp, đặc biệt với các loài cá lớn và có khả năng sinh lợi cao. Narin, một ngư dân 59 tuổi sống ở thượng nguồn, đã trao đổi với Nikkei Asia rằng thay vì đánh bắt được khoảng 5 - 10kg cá mỗi ngày như trước đây, "bây giờ chúng tôi chỉ có thể bắt được khoảng 1 - 2kg, và đôi khi chẳng bắt được gì cả."

Vị trí đập thủy điện Hạ Sesan 2 (Ảnh: Nikkei Asia)

Vị trí đập thủy điện Hạ Sesan 2 (Ảnh: Nikkei Asia)

Dự án thủy điện này cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm sút sản lượng cá của toàn bộ hệ thống sông Mê Kông, gây tác động tiêu cực lên hàng chục triệu người ở Campuchia, Việt Nam, Thái Lan và Lào, những người mà nguồn thực phẩm và thu nhập của họ phụ thuộc vào cá tôm đánh bắt được.

Không dừng lại ở đó, theo HRW, cộng đồng bản địa phải chấp nhận các bố trí tái định cư đầy bất cập. Các gói bồi thường, thường chỉ là một thửa đất và một ngôi nhà xây sẵn hoặc 6.000 đô la. Đất đai cằn cỗi nhiều sỏi đá khiến sản lượng nông nghiệp giảm sút, thậm chí người dân không thể trồng các cây giống cũ thu nhập cao như ở vùng đất cũ. Nước giếng ở đa số khu tái định cư bị ô nhiễm và không uống được. Người dân phải đối mặt với chi phí ngày càng cao từ việc trả tiền nước sạch và mất quyền tiếp cận ngư trường và thực phẩm. Họ cũng không được đào tạo hay hỗ trợ để tìm nguồn sinh kế mới. 

Phớt lờ mọi khảo sát trước khi khởi động dự án

Năm 2008, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) đã thực hiện đánh giá tác động môi trường của dự án và chỉ ra các vấn đề chính: một số lượng lớn người dân sẽ bị di dời tới vùng đất nông nghiệp cằn cỗi hơn; tác động nghiêm trọng và lâu dài tới thu nhập nông ngư nghiệp của người dân; tác động tiêu cực quy mô lớn tới nguồn mưu sinh của các cộng đồng khác làm ngư nghiệp ở thượng và hạ lưu dự án; và khoảng 300.000 người dân sẽ bị ảnh hưởng gián tiếp.

Sau đó, một công ty của Trung Quốc là Tập đoàn Hoa Năng (CHNG) đã tiếp nhận dự án và phát triển một số kế hoạch về đền bù và tái định cư, nhưng các tài liệu này chỉ lưu hành nội bộ và không được chia sẻ với các cộng đồng bị ảnh hưởng hay các nhóm xã hội dân sự.

Một nghiên cứu do Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ công bố năm 2012 ước tính rằng, đập Hạ Sesan 2 sẽ ảnh hưởng nặng nề tới trữ lượng tôm cá của cả hệ thống sông Mê Kông, làm mất đi gần 10% trữ lượng cá tôm trên cả tổng lưu vực sông.

Nikkei Asia đưa tin, giáo sư địa lý Ian Baird tại Đại học Wisconsin-Madison đã viết trong một báo cáo năm 2009 rằng, các chuyên gia tư vấn do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ đã nhận thấy con đập "không đủ hấp dẫn để đầu tư" và cũng lo lắng về "những tác động nặng nề đến môi trường và xã hội".

Tuy nhiên, người dân thuộc diện buộc phải di dời và bị ảnh hưởng trầm trọng tới nguồn mưu sinh và văn hóa đã nói rằng, chính phủ Campuchia chỉ tiến hành tham vấn qua loa với họ, thậm chí gây áp lực buộc họ phải chấp nhận các điều khoản đặt ra từ trước.

Cuộc sống êm ả của người dân bản địa chỉ còn tồn tại trong ký ức

Trước khi có đập Hạ Sesan 2, người dân bản địa đã có cuộc sống tương đối ổn định và bền vững. Qua nhiều thế hệ, họ sống trong các căn nhà sàn bằng gỗ. 

Sinh hoạt gia đình dựa vào đánh bắt cá, trồng trọt nông sản, và thu hái lâm sản ở các khu rừng cộng đồng. Sau khi giữ một lượng cá đủ ăn, nhiều gia đình có thể mang bán số còn lại, nhất là những loại cá lớn và có giá trị cao. 

Họ cũng có thể bán thóc gạo và nông sản dôi dư như dừa, hạt điều, chuối, gia vị, cây thuốc, nấm, nhựa cây, và trái cây thu lượm từ các khu rừng. Người dân sống quần cư, canh tác và sử dụng đất chung. 

Người dân ở đây duy trì tín ngưỡng, tin rằng các vị thần linh sẽ bảo vệ và nuôi dưỡng họ. Họ cũng kết nối chặt chẽ cuộc sống với rừng bởi rừng là nơi tổ tiên họ đã sống và an nghỉ khi chết.

Trách nhiệm thuộc về ai?

HRW cho rằng, trách nhiệm đầu tiên thuộc về chính quyền Campuchia. Các nhà chức trách cần bảo vệ các quyền con người cho người dân đất nước mình, và đảm bảo các dự án phát triển cùng với các quy trình tái định cư phải phù hợp với các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.

Bên cạnh đó, cũng theo HRW, chính quyền Trung Quốc cần có trách nhiệm do chưa thực hiện các bước cần thiết để đảm bảo các công ty tham gia vào những dự án BRI quy mô lớn phải thực hiện nghiêm cẩn và công bố công khai đánh giá tác động môi trường và xã hội. 

Trung Quốc chưa tiến hành tham vấn hữu hiệu với các cộng đồng địa phương bị ảnh hưởng từ các dự án trong quá trình hoạch định và xây dựng. Không có bằng chứng nào cho thấy chính quyền Trung Quốc từng đặt ra trách nhiệm cho những công ty Trung Quốc và Campuchia tham gia dự án phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, cũng như tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội. 

Ngoài ra, với tư cách là công ty chủ chốt về xây dựng, điều hành và liên tục thụ hưởng lợi ích kinh tế từ con đập, tập đoàn CHNG cũng có trách nhiệm thường trực trong việc bảo đảm quá trình tái định cư và đền bù phù hợp với các tiêu chuẩn nhân quyền.

Cho tới nay, không rõ con đập này có khiến Campuchia rơi vào bẫy nợ với Bắc Kinh như phần đa các dự án BRI đã đi qua hay không. Trong bối cảnh Campuchia vẫn là đồng minh trung thành nhất của Bắc Kinh, bẫy nợ có thể chưa phải điều mà Bắc Kinh cần để ràng buộc người anh em luôn nghe lời này. Tuy nhiên người dân, chứ chưa phải chính phủ Campuchia, đang phải trả giá đắt vì dự án BRI này của Trung Quốc. 

Xem thêm:

Video: Bạn Biết Về Trung Quốc Bao Nhiêu?

Chi Anh

Theo NTDVN

NGUỒN TIN THAM KHẢO

  1. https://asia.nikkei.com/Spotlight/Belt-and-Road/China-s-Belt-and-Road-dam-in-Cambodia-ruined-livelihoods-report
  2. https://www.hrw.org/vi/news/2021/08/10/379448
  3. https://www.hrw.org/vi/report/2021/08/10/379432
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP