Trung Quốc đang rạn nứt đến mức có thể sớm sụp đổ theo cách đầy phức tạp và thách thức

Trung Quốc đang rạn nứt đến mức có thể sớm sụp đổ theo cách đầy phức tạp và thách thức

Trung Quốc đang rạn nứt đến mức có thể sớm sụp đổ theo cách đầy phức tạp và thách thức

Trung Quốc đang rạn nứt đến mức có thể sớm sụp đổ theo cách đầy phức tạp và thách thức

Trung Quốc đang rạn nứt đến mức có thể sớm sụp đổ theo cách đầy phức tạp và thách thức
Trung Quốc đang rạn nứt đến mức có thể sớm sụp đổ theo cách đầy phức tạp và thách thức
Thứ bảy, 25-01-2025 18:58, (GMT+07:00)
Trung Quốc đang rạn nứt đến mức có thể sớm sụp đổ theo cách đầy phức tạp và thách thức
11-06-2021 13:00

Sự thật phũ phàng ở Trung Quốc là chủ nghĩa hiếu thắng che dấu sự manh mún của xã hội Trung Quốc. Trung Quốc tự đặt mình vào vị thế của kẻ chiến thắng sau mưu đồ với đại dịch Covid-19. Những lời hùng biện đầy ảo tưởng về sức mạnh của họ không che giấu được sự rạn nứt không thể hàn gắn trong lòng xã hội, bất bình đẳng thu nhập lớn nhất thế giới, sức khỏe suy nhược của nền kinh tế, khối bong bóng nợ đang chực chờ nổ tung và sự thức tỉnh của cả thế giới trước tội ác chống lại loài người đang diễn ra ở nơi này...

Viện sĩ Elizabeth Economy của viện nghiên cứu Hoover, đại học Stanford mở đầu bài viết dự báo về sự sụp đổ của đế chế Trung Quốc bằng một nhận định ngắn gọn "Ông Tập Cận Bình đang chạy đua với thời gian". 

Tiền, lợi ích kiếm được từ sự bùng nổ đại dịch coronavirus trên toàn cầu đang không còn nhiều tác dụng với Trung Quốc khi các nền kinh tế đang dần phục hồi. Qua cơn hoảng loạn, tất cả đều tỉnh táo, tìm tòi, nghiên cứu và cố gắng trả lời câu hỏi: Trung Quốc được lợi gì khi coronavirus Vũ Hán bùng phát toàn cầu? Trung Quốc đã làm gì để nó bùng phát toàn cầu? Và khi chúng ta sớm phục hồi, khống chế coronavirus Vũ Hán, vạch trần và thoát khỏi ngoại giao vaccine của Trung Quốc thì chúng ta được gì, mất gì? 

Các nền kinh tế khác trên toàn cầu đã bắt đầu công bố tỷ lệ tăng trưởng vững chắc. Tuy nhiên, Chủ tịch Tập tiếp tục đưa ra câu chuyện về chủ nghĩa ngoại lệ và tính ưu việt của Trung Quốc. “Phương Đông đang trỗi dậy và phương Tây đang suy giảm,” ông Tập đã thổi phồng trong một bài phát biểu vào năm ngoái. Các quan chức và nhà phân tích cấp cao của Trung Quốc đã nhanh chóng khuếch đại thông điệp của ông Tập, chỉ ra sự sụt giảm tương đối về tỷ trọng của châu Âu và Nhật Bản trong nền kinh tế toàn cầu và làm căng thẳng sự phân cực về chủng tộc và chính trị của Hoa Kỳ. Cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao He Yafei đã khẳng định một cách dứt khoát rằng Hoa Kỳ sẽ “nhận thấy rằng sức mạnh của mình ngày càng giảm so với tham vọng của họ, cả trong nước và quốc tế. . . . Đây là xu hướng lớn của lịch sử. . . . Cán cân quyền lực toàn cầu và trật tự thế giới sẽ tiếp tục nghiêng về phía Trung Quốc, và sự phát triển của Trung Quốc sẽ trở nên không thể ngăn cản ”.  

Nhưng đằng sau những lời hùng biện của người chiến thắng không che giấu nổi một sự thật: xã hội và nền kinh tế của chính Trung Quốc đang rạn nứt theo những cách phức tạp và đầy thách thức. 

Rạn vỡ kinh tế làm vỡ bong bóng nợ và bất động sản

Nguồn gốc coronavirus Vũ Hán xuất phát từ phòng thí nghiệm quân đội của Trung Quốc đang ngày một sáng tỏ, đặc biệt nhờ sự cố rò rỉ hơn 3,000 email của tiến sỹ Anthony Fauci. Sự thật về cuộc thế chiến thế giới thứ ba bằng sinh học do Trung Quốc khởi động đẩy cả thế giới chìm vào bóng tối rốt cuộc cũng bắt đầu lộ diện. 

Ánh sáng của sự phục hồi kinh tế ban đầu của Trung Quốc trong đại dịch Covid-19 không chỉ đang mờ dần mà Trung Quốc còn đang phải đối mặt với hệ lụy kinh tế thảm khốc hậu Covid-19. 

Lạm phát đang bùng phát mạnh và không thể kiểm soát. Giá sản xuất công nghiệp ở Trung Quốc tăng cao nhất trong 12 năm qua, trong khi giá lương thực, thực phẩm của Trung Quốc tăng cao ngất ngưởng từ năm 2020. Theo Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), giá sản xuất (PPI) của nước này tháng 5/2021 đã tăng 9,0% so với một năm trước đó do giá dầu thô, quặng sắt và kim loại màu tăng đáng kể. Con số này vượt mức dự đoán 8,5% trong cuộc thăm dò của Reuters, và cao hơn rất nhiều so với mức tăng 6,8% của tháng 4/2021. Giá tiêu dùng tại thị trường Trung Quốc cũng tăng tháng thứ 3 liên tiếp. Các chuyên gia kinh tế của Trung Quốc không giấu được lo lắng với phát biểu rằng họ hy vọng giá sản xuất công nghiệp sẽ ngừng tăng. Điều đó có nghĩa, Trung Quốc biết chắc chắn rằng họ đang phải đối mặt với một tương lai không thể kiểm soát (thực chất là không thể giấu diếm) lạm phát trong các chỉ số thống kê. 

Vỡ bong bóng tài sản, bong bóng nợ và khủng hoảng không thể tránh. Lạm phát khiến lãi suất tại Trung Quốc tăng. Những nhà đầu tư cá nhân và tổ chức của Trung Quốc đổ tiền vào bất động sản, chứng khoán bằng tiền đi vay trong thập kỷ qua sẽ không thể chịu đựng nổi lãi suất cao. Bán tháo tài sản, vỡ nợ sẽ là kết cục kinh tế không thể khác đang chờ đợi Bắc Kinh trong những tháng cuối năm nay và năm 2022 tới đây. 

Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, các công ty Trung Quốc đã vỡ nợ 74,75 tỷ NDT (11,4 tỷ USD) trái phiếu trong nước trong 3 tháng đầu năm 2021, cao hơn gấp đôi so với kỷ lục được thiết lập một năm trước đó, trong khi số nợ trái phiếu ra nước ngoài tăng gần gấp ba lần lên 3,7 tỷ USD. 

Các khoản vỡ nợ trung bình hàng tháng trong nước trong nửa cuối năm 2020 đã tăng từ mức 9,2 tỷ NDT trong nửa đầu năm lên 13,6 tỷ NDT, chiếm 47%. Khoảng 39 công ty Trung Quốc cả trong nước và nước ngoài đã vỡ nợ gần 30 tỷ USD trái phiếu vào năm 2020, đẩy tổng giá trị lên cao hơn 14% so với năm 2019.

Khối nợ của Trung Quốc vẫn là một bí ẩn toàn cầu, nhưng chắc chắn là nó đã quá lớn so với sức chịu đựng của nền kinh tế. Do covid-19, tiền rẻ đổ về Trung Quốc và bản thân tiền rẻ của nước này bơm cho doanh nghiệp đã làm khối nợ này tăng trưởng phi mã. Cho tới nay, mọi biện pháp kiềm chế bong bóng BĐS, xử lý vỡ nợ của Bắc Kinh đã hoàn toàn bị khối nợ lớn, không thể kiểm soát này làm cho vô hiệu. 

Dòng vốn tháo chạy khỏi Trung Quốc, tăng trưởng không thấy ánh sáng. 

Các doanh nghiệp tháo chạy khỏi Trung Quốc vì thương chiến và xu hướng này tăng mạnh hơn do Covid-19. Vì sao? Vì Covid-19 khiến các nền kinh tế phụ thuộc vào Trung Quốc ý thức mạnh mẽ rằng họ phải phân tán rủi ro chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc. Quý 1/2021, Trung Quốc đã chứng kiến mức thâm hụt kỷ lục giữa dòng vốn vào và ra khỏi Trung Quốc (nguồn: Trading Economics). 

Thâm hụt tài khoản vốn của Trung Quốc đã đạt mức kỷ lục trong quý 1/2021  (Nguồn: Trading Economics)

Cũng nhận thức được sự thoái trào của tăng trưởng dựa vào xuất khẩu khi Mỹ sử dụng thuế để kiềm chế Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã đề ra ", vừa dựa vào xuất khẩu vừa dựa vào tiêu dùng trong nước. Nhưng trước đại dịch, khoảng cách giàu nghèo đã khiến 900 triệu người Trung Quốc không có quyền tiêu dùng. Sau đại dịch, số lượng người Trung Quốc không có quyền tiêu dùng còn gia tăng mạnh hơn. Tài sản của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này chủ yếu nằm trong tay tinh hoa của ĐCSTQ, đảng đang nắm quyền điều hành và phân phối tài sản của đất nước. Hiển nhiên, việc chia sẻ lại lợi ích của ĐCSTQ với người dân đang nghèo đi sẽ là điều không tưởng. Trung Quốc hiển nhiên rơi vào vào chu kỳ tăng trưởng mới, thấp hơn nhiều so với chu kỳ tăng trưởng trước đó, nhưng với chiến lược kinh tế mới này, tương lai tăng trưởng của Trung Quốc như một đường hầm chưa thấy ánh sáng. 

Rạn vỡ xã hội vì phân biệt đối xử giữa các dân tộc, tôn giáo, giữa thành thị với nông thôn

Nhà nghiên cứu Elizabeth phân tích rằng sự rạn vỡ trong xã hội Trung Quốc được thúc đẩy bằng sự phân biệt đối xử dựa trên giới tính và dân tộc đang lan tràn, được củng cố bởi những lời lẽ chủ nghĩa dân tộc cực đoan, đầy thù hận trên mạng. Tầng lớp sáng tạo đang đứng đầu với những kẻ quan liêu nhỏ mọn. Và tình trạng bất bình đẳng giữa nông thôn và thành thị ngày một lớn. Những chia rẽ này ngăn cản sự tham gia đầy đủ của các thành phần xã hội quan trọng vào đời sống trí thức và chính trị của Trung Quốc, và nếu không được giải quyết, có khả năng làm suy yếu sức sống kinh tế của đất nước. 

Chuyên gia kinh tế này tin rằng chiến lược lưu thông kép của ông Tập, thành hay bại, phụ thuộc vào tiêu dùng, sức sáng tạo và sức sống kinh tế của chính những người dân, những dân tộc đang bị ông Tập và chính quyền của ông bức hại, tước đi nhân quyền và cả sinh mạng. Đáng tiếc, chính sách hà khắc, phân biệt đối xử với Tây Tạng và Tân Cương đã khiến ông Tập mất đi một lực lượng lao động, tiêu dùng lớn, một tiềm năng kinh tế lớn. 

Thêm vào đó, chính sách phân biệt đối xử dựa theo hộ khẩu và điểm xếp hạng tín nhiệm xã hội đã chia rẽ Trung Quốc một cách sâu sắc nhất và làm Trung Quốc suy yếu hơn bao giờ hết. Với những chính sách này, giấc mơ Trung Quốc của ông Tập về “sự trẻ hóa vĩ đại của đất nước Trung Quốc” sẽ mãi mãi chỉ là giấc mơ.  

Năm 2019, Trung Quốc đã chi 216 tỷ USD cho an ninh công cộng trong nước, bao gồm an ninh nhà nước, cảnh sát, giám sát trong nước. Khoản chi phí này để đàn áp dân tộc thiểu số, Hồng Kong, người tu luyện Pháp Luân Công và các tôn giáo khác tại Trung Quốc. 

Ở Tân Cương, có tới một triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ bị giam cầm trong các trại cải tạo và lao động. Tỉnh này là tỉnh lớn thứ 21 của Trung Quốc về dân số nhưng đứng thứ ba về chi tiêu cho an ninh công cộng. Người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và các nhóm Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ khác từ lâu đã phải chịu đựng nhiều hình thức phân biệt đối xử, chẳng hạn như bị cấm vào khách sạn hoặc làm một số công việc bên ngoài khu vực. Hiếm khi các chuyên gia Trung Quốc lên tiếng. Như một học giả đã lưu ý trong một cuộc phỏng vấn với South China Morning Post, “Đôi khi các chính sách của chúng tôi quá hào phóng, đưa ra nhiều ưu đãi, nhưng hiệu quả lại không tốt. Nhưng rồi đôi khi chúng ta đã quá khắc nghiệt trong việc đàn áp của mình. Chúng tôi [chính quyền Bắc Kinh] đã không nắm bắt tốt các chính sách và việc thực thi còn kém”.

Không chỉ Tân Cương, chính quyền ông Tập còn tiếp tục chính sách bức hại dã man những người tu luyện Pháp Luân Công, chính sách đàn áp đẫm máu những người có đức tin trong môn tu luyện thượng thừa của Phật gia này được khởi đầu bởi cựu tổng bí thư Giang Trạch Dân. Mặc dù ngay sau khi tại vị, chiến lược "đả hổ diệt ruồi" của ông Tập nhắm vào việc triệt hạ phe cánh của Giang Trạch Dân như Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu... Nhưng tội ác mổ cướp tạng sống của người tu luyện Pháp Luân Công được chính quyền Giang khởi thủy lại không hề bị thất sủng bởi chính quyền mới. Có lẽ, tội ác đẫm máu giết người cướp tạng có hậu thuẫn của quân đội Trung Quốc quá lớn đến mức nó có thể uy hiếp sự tồn vong của ĐCSTQ nên ông Tập đã lựa chọn thà trở thành con dê tế thần cho tội ác này còn hơn thành tội đồ của ĐCSTQ.  

Có lẽ không phải Tây Tạng hay Tân Cương, mà chính là tội ác mổ cướp tạng, thảm họa nhân quyền lớn nhất trong lịch sử loài người, với nghi vấn gây ra khoảng 2 triệu cái chết, có các bằng chứng không thể chối cãi, được báo cáo, thừa nhận và ngày một công khai mới là quả bom nổ chậm treo lơ lửng trên đầu chế độ Bắc Kinh ngày nay. Quả thật, thời gian của ông Tập không còn bao nhiêu nữa, ông Tập và chính quyền của ông ấy có thể che dấu tội ác này bằng phong cách ngoại giao chiến binh sói trong bao lâu nữa? 

Rạn vỡ sáng tạo vì kiểm soát tư tưởng phục vụ lợi ích của đảng

Một động thái phân cực tương tự đã nảy sinh giữa các quan chức và tầng lớp sáng tạo của Trung Quốc. Quyết tâm của ông Tập trong việc đảm bảo rằng mọi tư tưởng đều phục vụ lợi ích của ĐCSTQ đã hạn chế khả năng tối đa mọi năng lực sáng tạo của cá nhân và cộng đồng trong đất nước, bao gồm cả các học giả và doanh nhân, theo đuổi những ý tưởng và sản phẩm vượt ra ngoài sự hiểu biết hay kiểm soát nghiêm ngặt của ĐCSTQ. 

Ông Tập đã kêu gọi các trường đại học trở thành “Thành trì của sự lãnh đạo của Đảng,” và Bộ Giáo dục đã nói rõ rằng “hoạt động tư tưởng và chính trị” là những yếu tố quan trọng nhất để đánh giá giảng viên. ĐCSTQ thậm chí còn khuyến khích sinh viên đại học tố cáo những giáo sư có bài phát biểu thách thức tính chính thống của đảng; nhiều học giả đã bị chỉ trích hoặc sa thải vì xuất bản “bài phát biểu không chính xác” về các vấn đề liên quan đến Hồng Kông, Nhật Bản và COVID-19. Bằng cách hạn chế phạm vi tiếng nói, Bắc Kinh hạn chế khả năng đưa ra các quyết định sáng suốt. 

Một số trí thức đã phản kháng lại. Ví dụ, nhà kinh tế học Chen Wenling đã lập luận rằng nếu Trung Quốc muốn trở thành một cường quốc về tư tưởng và trí tuệ toàn cầu, nó cần “sự khoan dung, linh hoạt và tự do hơn cho giới học thuật của Trung Quốc”. Jia Qingguo, giáo sư Đại học Bắc Kinh và là thành viên của cơ quan cố vấn cấp cao của ĐCSTQ, đã đề xuất dỡ bỏ một số hạn chế quan liêu đối với việc các học giả Trung Quốc trao đổi, làm việc, nghiên cứu khoa học với đối tác nước ngoài. 

"Việc quản lý hiện tại của các hoạt động trao đổi với nước ngoài đã vượt quá giới hạn hợp lý", Jia lập luận và lưu ý rằng nó "sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đánh giá của các chuyên gia về các vấn đề quốc tế và các đề xuất chính sách."   

Quá trình thanh lọc chính trị tương tự này đang được tiến hành trong lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc. Ông Tập đã từng bước quốc hữu hóa tri thức, công nghệ, tài sản và phương thức kinh doanh của các ông lớn công nghệ tư nhân. Bắc Kinh chỉ trích các công ty công nghệ kiểm duyệt không đầy đủ tài liệu bất hợp pháp trên nền tảng của họ; và tìm cách đảm bảo rằng các nhà lãnh đạo công nghệ của đất nước không trở thành những cá nhân, lực lượng có tầm ảnh hưởng chính trị nằm ngoài kiểm soát của ĐCSTQ. 

Một số CEO công nghệ nổi tiếng ởTrung Quốc đã công khai chỉ trích sự can thiệp của chính phủ đã phải trả giá gần như ngay lập tức. Vào cuối năm 2020, người sáng lập Alibaba, tỷ phú Jack Ma, chỉ trích bộ máy quan liêu của Trung Quốc vì những nỗ lực quá khích trong việc điều chỉnh các vấn đề phức tạp và cản trở sự đổi mới. Ngay sau đó, công ty này buộc phải dừng đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng theo kế hoạch. Sau đó, vào tháng 5 năm 2021, Bắc Kinh trừng phạt trường đại học của ông Ma, một chương trình đào tạo kinh doanh cạnh tranh cho các doanh nhân, loại bỏ ông ta khỏi vị trí chủ tịch và cam kết thay đổi chương trình giảng dạy. 

Khi ông Wang Xing, Giám đốc điều hành của công ty cung cấp dịch vụ giao đồ ăn Meituan, chia sẻ một bài thơ thời nhà Đường nói về sự ngu ngốc của vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, người cố gắng đảm bảo quyền lực của mình bằng cách đốt sách và đàn áp trí thức (bị cáo buộc là chỉ trích ông Tập), cổ phiếu của Meituan đã giảm mạnh. Từng người một, các doanh nhân công nghệ hàng đầu của đất nước - Ma, Zhang Yiming của ByteDance, Huang Zheng của Pinduoduo, Pony Ma của Tencent - đã rút lui khỏi vị trí lãnh đạo trong các công ty do họ thành lập hoặc tự ẩn mình khỏi sự chú ý của giới truyền thông. 

Rạn vỡ xã hội vì bất bình đẳng sâu sắc trong lòng Trung Quốc

Trung Quốc chắc chắn đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong 4 thập kỷ qua, trong đó có 16 năm tăng trưởng hai con số. Vào tháng Hai vừa qua, Tập Cận Bình tuyên bố chiến thắng trong việc xóa bỏ nghèo đói tuyệt đối (được định nghĩa là những người sống với mức 28 USD mỗi tháng hoặc ít hơn). Tuy nhiên, trước đó không lâu, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã gây sốc cho người dân Trung Quốc khi tiết lộ rằng đất nước có hơn 600 triệu người - 40% dân số - sống với mức 140 USD mỗi tháng hoặc ít hơn. Số liệu từ các học giả khác thậm chí còn tuyên bố khoảng 900 triệu người Trung Quốc không có quyền tiêu dùng. Dù ông Tập có tuyên bố gì đi nữa, Bắc Kinh đã không thể giải quyết tình trạng bất bình đẳng dai dẳng vốn là đặc điểm của bối cảnh kinh tế xã hội của đất nước: Trung Quốc trên thực tế bao gồm hai Trung Quốc. 

Một phần trăm dân số Trung Quốc có thu nhập cao nhất có tỷ trọng tài sản lớn hơn 50 phần trăm dưới cùng. Một báo cáo của ngân hàng trung ương Trung Quốc năm 2019 cho thấy trong số 30.000 gia đình thành thị được khảo sát, 20 phần trăm nắm giữ 63% tổng tài sản trong khi 20 phần trăm dưới cùng chỉ sở hữu 2,6%. Trên khắp Trung Quốc, 20% người giàu kiếm được gấp 10,2 lần số tiền mà 20% người nghèo nhất kiếm được. Kết quả là, hệ số Gini của Trung Quốc (thước đo bất bình đẳng nằm trong khoảng từ 0 đến 1) đã đạt 0,47, thuộc hàng cao nhất thế giới và vượt xa mức mà các quan chức Trung Quốc tự nhận là sẽ gây mất ổn định.  

Phân tích của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho thấy rằng sự bất bình đẳng đó bắt nguồn từ sự chênh lệch về trình độ học vấn và giới hạn liên tục về quyền tự do đi lại (cũng như những thay đổi công nghệ đã làm tăng mức lương của nhiều lao động có kỹ năng hơn). Nhà kinh tế học Scott Rozelle của Stanford đã trình bày chi tiết những thất bại của Bắc Kinh trong việc đưa ra các cơ hội giáo dục — cả về khả năng tiếp cận và chất lượng — cần thiết cho nhiều người ở nông thôn Trung Quốc để có thể tham gia hiệu quả vào cuộc cách mạng công nghệ đang nổi lên nhanh chóng của đất nước. Các tác động dài hạn là đáng kể: mức độ bất bình đẳng thu nhập cao có thể hạn chế tăng trưởng và tính bền vững của nền kinh tế, làm suy yếu đầu tư cho y tế và giáo dục, và chậm cải cách kinh tế.  

Bất bình đẳng thu nhập dai dẳng hạn chế khả năng của các quan chức Trung Quốc trong việc thúc đẩy tăng trưởng và tiêu dùng nội địa lành mạnh. Nhu cầu về lòng trung thành về ý thức hệ có nguy cơ dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám kéo dài. Một cuộc khảo sát đối với người Hồng Kông trong độ tuổi từ 15 đến 30 cho thấy 57,5% muốn di cư nếu có thể; một cuộc khảo sát riêng về người lớn ở Hồng Kông cho thấy 42,3% sẽ di cư. Năm 2019, hơn 50.000 người rời Hong Kong vì lo ngại chính trị.  

Rạn vỡ hình ảnh quảng bá 'mô hình Trung Quốc' và sự quay lưng của cả thế giới

Sự rạn vỡ trong lòng Bắc Kinh cũng có những tác động đến quan hệ của nước này với các nước khác, làm vô hiệu các quảng cáo về "mô hình Trung Quốc"; thứ mà Trung Quốc muốn xuất khẩu ra toàn cầu để vươn lên vị trí thống trị thế giới này. 

Việc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương đã khiến các công ty đa quốc gia phải tìm kiếm các nguồn thay thế trong chuỗi cung ứng. Sự đàn áp chính trị của Trung Quốc ở Hồng Kông đã khuyến khích các công ty nước ngoài chuyển hoạt động sang các địa điểm châu Á khác như Singapore. Canada, Liên minh Châu Âu, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ đều đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân được coi là chịu trách nhiệm trực tiếp về các chính sách đó và chống lại các doanh nghiệp dựa vào lao động cưỡng bức ở Tân Cương; EU cũng đã xác định rằng họ sẽ không xem xét việc thông qua Thỏa thuận Toàn diện về Đầu tư với Bắc Kinh trừ khi các quan chức Trung Quốc dỡ bỏ các biện pháp chống đối. 

Cuối cùng, bất kỳ hy vọng nào mà ông Tập có thể có được về việc Trung Quốc giành được chiến thắng tại Thế vận hội Mùa đông 2022 đã bị tiêu tan bởi sự đồng thuận ngày càng tăng giữa nhiều quốc gia nhằm tẩy chay sự kiện này; chỉ đơn giản bởi vì nó diễn ra tại nơi có tội ác nhân quyền và tội ác đẫm máu chống lại loài người. 

Giấc mơ Trung Quốc của ông Tập có thể sắp trở thành cơn ác mộng của ông. 

Bài viết sử dụng một số tư liệu và nhận định của tác giả ELIZABETH ECONOMY, nghiên cứu viên cấp cao tại Viện Hoover của Đại học Stanford, nghiên cứu viên cấp cao về Nghiên cứu Trung Quốc tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại.

Xem thêm:

VIDEO - TỰ THUẬT CHẤN ĐỘNG CỦA MỘT BÁC SĨ TRẺ VỀ NHÓM NGƯỜI THẤT ĐỨC NHẤT HIỆN NAY Ở TQ

Lê Minh - Thanh Đoàn

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP