Trung Quốc báo cáo số lượng “tạng hiến” tăng gấp 100 lần kể từ nằm 2015

Trung Quốc báo cáo số lượng “tạng hiến” tăng gấp 100 lần kể từ nằm 2015

Trung Quốc báo cáo số lượng “tạng hiến” tăng gấp 100 lần kể từ nằm 2015

Trung Quốc báo cáo số lượng “tạng hiến” tăng gấp 100 lần kể từ nằm 2015

Trung Quốc báo cáo số lượng “tạng hiến” tăng gấp 100 lần kể từ nằm 2015
Trung Quốc báo cáo số lượng “tạng hiến” tăng gấp 100 lần kể từ nằm 2015
Thứ bảy, 28-12-2024 14:53, (GMT+07:00)
Trung Quốc báo cáo số lượng “tạng hiến” tăng gấp 100 lần kể từ nằm 2015
16-06-2021 18:53

Chủ nhật ngày 13/6, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã ăn mừng rằng số lượng “người hiến tạng tự nguyện” hiện tại ở nước này tăng gấp 100 lần so với năm 2015, năm đánh dấu việc Trung Quốc bắt đầu xây dựng các trại tập trung cho các nhóm người thiểu số.

Thời báo Hoàn cầu, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ đặc biệt hoan nghênh sự gia tăng số lượng người hiến tạng tình nguyện này được cho là từ đợt bùng phát virus coronavirus đầu tiên của Trung Quốc bắt đầu ở thành phố Vũ Hán vào cuối năm 2019. Các báo cáo năm 2020 cho thấy khả năng hoạt động thu hoạch nội tạng sống từ tù nhân chính trị đã gia tăng để thực hiện cấy ghép phổi trên bệnh nhân nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu đưa tin rằng, tính đến thứ Sáu (11/6), có hơn 1,77 triệu người đăng ký hiến tạng tại Quỹ Phát triển Vận tải Nội tạng Trung Quốc (COTDF), một viện thuộc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc hỗ trợ. Theo một báo cáo của COTDF được công bố tại hội nghị hôm thứ Sáu (11/6) được tổ chức ở Diên An, tỉnh Thiểm Tây thuộc vùng Tây Bắc Trung Quốc, bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh, số lượng tạng hiến tăng khoảng 46,5 % so với cuối năm 2019”.

“Con số này cũng cao gấp 100 lần so với con số đầu năm 2015, khi Trung Quốc bắt đầu thiết lập kênh hiến tạng tự nguyện chính thức và là kênh cung cấp nội tạng hợp pháp duy nhất ở Trung Quốc”, Global Times cho biết thêm, đồng thời nhấn mạnh rằng Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã thực hiện chiến dịch kéo dài hai năm, bắt đầu vào cuối năm 2020 để thuyết phục công dân Trung Quốc hiến nội tạng của họ cho nhà nước. Là một quốc gia cộng sản, ĐCSTQ kiểm soát toàn bộ hệ thống chăm sóc sức khỏe và không cho phép tồn tại hệ thống y tế tư nhân.

Những tuyên truyền trên của Bắc kinh được đưa ra sau đỉnh điểm của "Tòa án Duy Ngô Nhĩ" tuần trước ở London, nơi hàng loạt các lời khai nhân chứng từ các chuyên gia và nạn nhân của ĐCSTQ kể chi tiết về những năm tháng vi phạm nhân quyền đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác ở Trung Quốc. Các chuyên gia đã ra làm chứng ở phiên tòa và đưa ra hàng núi bằng chứng cho thấy, ĐCSTQ thu hoạch nội tạng của các nạn nhân trong trại tập trung và tù nhân chính trị để cung cấp cho các ca cấy ghép “theo yêu cầu”.

Bằng chứng hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng hệ thống trại tập trung khổng lồ ở tỉnh Tân Cương vào năm 2017, hai năm sau khi Thời báo Hoàn cầu tuyên bố rằng số lượng “tình nguyện viên” hiến tạng của họ tăng gấp 100 lần so với thời điểm trước đó.

Bằng chứng tại Tòa án Duy Ngô Nhĩ mang dấu ấn của các cáo buộc trong nhiều thập kỷ từ các nhóm thiểu số tôn giáo và chính trị ở Trung Quốc rằng, ĐCSTQ giết các tù nhân chính trị để bán nội tạng của họ cho người trả giá cao nhất.

Một trong số những nhóm lên tiếng phản đối ĐCSTQ nhiều nhất là các học viên Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện thân tâm của Phật gia dựa trên các nguyên lý đạo đức Chân-Thiện-Nhẫn. Nội tạng của các học viên Pháp Luân Công được đánh giá cao vì họ không sử dụng ma túy, không uống rượu, không hút thuốc lá, dành mọi nỗ lực để luyện công và đề cao tâm tính, đạt được thân tâm khỏe mạnh.

Thời báo Hoàn cầu cho biết, số lượng nội tạng hiện có ở Trung Quốc còn rất xa mới đáp ứng được nhu cầu ghép tạng ở quốc gia này. Điều này đặt câu hỏi cho những cáo buộc về việc Trung Quốc bán nội tạng cho những người nước ngoài giàu có trong nhiều năm qua.

Bằng chứng mới nhất về việc sử dụng nội tạng của các tù nhân chính trị đã xuất hiện tại Tòa án Duy Ngô Nhĩ tuần trước. Ông Ethan Gutmann thuộc Liên minh Quốc tế chấm dứt lạm dụng cấy ghép tạng ở Trung Quốc, người đã dành nhiều thập kỷ nghiên cứu hiện tượng này, làm chứng rằng ông đã phỏng vấn 20 người tị nạn Duy Ngô Nhĩ và Kazakhstan, những người đã từng bị giam giữ trong các trại tập trung ở Tân Cương. Họ cho biết, họ được làm các xét nghiệm y tế giống như các xét nghiệm để mổ lấy nội tạng. Những nhân chứng còn sống sót đều chứng kiến ​​việc rất nhiều người, hầu hết đều rất trẻ bị làm các xét nghiệm y tế và đều biến mất sau đó.

Cuốn sách The Slaughter (Kẻ sát nhân) năm 2014 của ông Gutmann đã đưa ra nhiều bằng chứng chi tiết rằng, Trung Quốc đang tiến hành hoạt động ‘mổ cướp nội tạng sống’ trên cơ thể các học viên Pháp Luân Công bị bắt vì không chịu khuất phục trước ĐCSTQ để từ bỏ đức tin của mình. Nhóm nạn nhân khác là các tù nhân chính trị.

Vào năm 2016, ông Gutmann, cùng với cựu nghị sĩ Canada David Kilgour và luật sư nhân quyền David Matas đã công bố bản cập nhật cho các công trình nghiên cứu của họ về hoạt động thu hoạch nội tạng cưỡng bức. Họ nhấn mạnh rằng, theo thống kê của ĐCSTQ, số lượng các ca cấy ghép được thực hiện không khớp với số lượng nội tạng ‘hiến tặng’ được báo cáo vào năm 2015. Đồng thời, báo cáo này cũng đưa ra bằng chứng quan trọng về việc các bệnh viện thực hiện phẫu thuật cấy ghép không có giấy phép hoạt động hợp pháp.

ĐCSTQ đã phản ứng lại những cáo buộc ngày càng gia tăng chống lại họ vào năm 2017 bằng cách thẳng thừng phủ nhận điều này và thông qua các phương tiện truyền thông nhà nước, họ còn ca ngợi chính họ vì có “hệ thống pháp luật lành mạnh và phân phối công bằng” nội tạng trên toàn quốc, tuyên bố rằng “cộng đồng quốc tế” tôn vinh Trung Quốc vì đã tiên phong trong lĩnh vực này.

Những người sống sót trong trại tập trung và các tù nhân chính trị khác vẫn tiếp tục làm chứng công khai về việc bị xét nghiệm cho hoạt động tìm kiếm nội tạng sống.

Huiqiong Liu, một cựu tù nhân chính trị Pháp Luân Công, nói với tờ Haaretz của Israel trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 12/2020 rằng, cảnh sát liên tục ám chỉ sẽ giết cô để lấy nội tạng.

Cô nói, sáu người cảnh sát thẩm vấn cô từ 9 giờ tối đến trưa ngày hôm sau. Năm trong số họ không đánh cô, nhưng người thứ sáu đã đánh và đe dọa sẽ loại bỏ nội tạng của cô trước khi ném cơ thể cô vào lò thiêu. Trong một cuộc trò chuyện khác, khi được hỏi trực tiếp rằng, liệu nội tạng của cô có đang được xem xét để thu hoạch hay không, một bác sĩ nhà tù đã trả lời, “điều đó sẽ do cấp trên quyết định”. Liu cũng cho biết, cô buộc phải ký vào đơn đồng ý hiến tạng.

Liu cho rằng cô còn sống sót là do đã tuyệt thực. Tuyệt thực khiến sức khỏe của cô bị tổn hại đến mức khiến nội tạng của cô ấy không thể phục hồi được và nhờ vậy cô không bị giết.

Một nhân chứng chỉ xưng là cô Aili nói với Lude Press vào tháng 1/2020 rằng cô đã tận mắt chứng kiến ​​việc thu hoạch nội tạng của người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương vào năm 2006 và rằng những người mua phần lớn là những người Saudi giàu có đang tìm kiếm nội tạng từ những người Hồi giáo khác.

“Cô ấy cũng được cho biết rằng các nạn nhân bị‘ giết’ khi có bệnh nhân cần ghép tạng. Cô ấy nói thêm rằng ban đầu cô ấy đã nghi ngờ về các báo cáo mổ cướp nội tạng từ các tù nhân Pháp Luân Công và bị sốc khi biết rằng điều đó là có thật”, Taiwan News đưa tin vào thời điểm đó.

Ít nhất một bác sĩ, Enver Tohti, đã làm chứng về việc tự tay mổ nội tạng của một tù nhân chính trị. Tohti cho biết trải nghiệm đầu tiên của anh với hoạt động mổ cướp nội tạng sống xảy ra ở Tân Cương vào năm 1995.

 

Nguyên Hương

Theo Breibart News

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP