Trung Nam Hải sợ tháng 10 xảy ra biến? Kêu gọi “bảo vệ hạch tâm của ông Tập”

Trung Nam Hải sợ tháng 10 xảy ra biến? Kêu gọi “bảo vệ hạch tâm của ông Tập”

Trung Nam Hải sợ tháng 10 xảy ra biến? Kêu gọi “bảo vệ hạch tâm của ông Tập”

Trung Nam Hải sợ tháng 10 xảy ra biến? Kêu gọi “bảo vệ hạch tâm của ông Tập”

Trung Nam Hải sợ tháng 10 xảy ra biến? Kêu gọi “bảo vệ hạch tâm của ông Tập”
Trung Nam Hải sợ tháng 10 xảy ra biến? Kêu gọi “bảo vệ hạch tâm của ông Tập”
Thứ sáu, 10-01-2025 11:15, (GMT+07:00)
Trung Nam Hải sợ tháng 10 xảy ra biến? Kêu gọi “bảo vệ hạch tâm của ông Tập”
01-10-2020 10:45

Tại cuộc họp Bộ Chính trị tổ chức cách đây vài ngày, quy chế làm việc của Ủy ban Trung ương đã được thông qua, trong đó nhấn mạnh lấy việc duy hộ "hạch tâm của ông Tập".

Vào ngày 28/9, tại cuộc họp của Bộ Chính trị ĐCSTQ đã thông qua "Quy chế làm việc của Ủy ban Trung ương" đã được thông qua, nhấn mạnh việc duy hộ "hạch tâm của ông Tập" (Hình ảnh FRED DUFOUR / AFP / Getty)

Một số phân tích cho rằng Phiên họp toàn thể lần thứ V của Ban Chấp hành Trung ương sẽ được tổ chức vào tháng 10. Trong giai đoạn nhạy cảm, các nhà chức trách đã thông qua quy định này, bề ngoài thấy quyền lực của ông Tập được ổn định và mở rộng. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy sự lo sợ của ông Tập trước quyền lực bị đe dọa và tranh đấu khốc liệt ở Trung Nam Hải. Lo sợ rằng đây là tín hiệu nguy hiểm tháng 10 sẽ xảy ra biến động.

Hội nghị Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào ngày 28/9 đã thông qua Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, đưa ra Quy chế toàn diện đối với mọi mặt hoạt động lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương. Các quy định cũng nhấn mạnh việc duy hộ hạch tâm của ông Tập. Ngoại giới coi đây là một bước tiến tiếp theo của ông Tập Cận Bình để nắm được quyền lực của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Một nhà bình luận chính trị Bắc Kinh giấu tên đã nói với Thông tấn xã Trung ương rằng quy định này có thể nói là lần đầu tiên thấy trong lịch sử ĐCSTQ. Từ các câu chữ trong văn bản, tầm quan trọng của quy định này đã cho thấy sự phù hợp với hiến pháp đảng.

Nhà bình luận này cho rằng Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc là "cơ quan lãnh đạo cao nhất" của toàn đảng, tức "Trung ương Đảng" với quy mô hơn 200 thành viên bao gồm các cấp của Trung Quốc. Quy định này có thể ảnh hưởng đến hơn 200 Ủy viên Trung ương và hơn 100 thành viên dự bị.

RFI nói rằng các quy định đưa Ban Chấp hành Trung ương vào các chỉ tiêu, cùng với các chỉ tiêu trước đây đối với cấp ủy địa phương, kéo dài cả từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới, cho thấy việc nắm quyền lực trong đảng của ông Tập Cận Bình kiên cố như thùng sắt.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng ĐCSTQ đưa ra sắc lệnh này vào trước thềm Phiên họp toàn thể lần thứ V của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ, kêu gọi bảo vệ "hạch tâm của ông Tập" đã phát đi tín hiệu cho thấy quyền lực của ông Tập không ổn định.

Phiên họp toàn thể lần thứ V của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX sẽ được tổ chức vào cuối tháng 10. 

Cuộc họp hoặc các cuộc chiến liên quan đến việc lựa chọn người kế nhiệm chắc chắn sẽ dẫn đến những cuộc tranh giành quyền lực gay gắt trong nội bộ đảng. Trung Nam Hải sợ “tháng 10 có biến” nên phải đưa ra quy định này để hạn chế tất cả các thành viên Ủy ban Trung ương, ngăn chặn sự gia tăng tranh giành quyền lực trong đảng và lòng người, khiến ông Tập thành một chỉ huy đơn độc và đẩy nhanh sự tan rã của ĐCSTQ.

Cách đây vài ngày, nhà bình luận về các vấn đề thời sự Vương Hách (Wang He) đã chỉ ra rằng các chủ đề chính của Phiên họp toàn thể lần thứ V là "Kế hoạch 5 năm lần thứ XIV" và mục tiêu dài hạn cho năm 2035. Đây là đường lối rõ ràng. Ngoài ra, còn có một đường lối ngầm, là liệu có nên sắp xếp nhóm kế nhiệm hay không. Đường lối rõ là vấn đề ý kiến chính trị ​​("đường lối, chủ trương, chính sách"), và đường lối ngầm là vấn đề phân phối quyền lực.

Theo bài báo, những người kế nhiệm luôn là tử huyệt và vấn đề khó giải của ĐCSTQ. Giờ đây, nó đang khủng hoảng gay gắt chưa từng có. Không loại trừ khả năng Phiên họp toàn thể lần thứ V sẽ bị vỡ kịch bản.

Kể từ đầu năm nay, do dịch bệnh và kinh tế suy thoái mạnh, ông Tập Cận Bình đã phải chịu hàng loạt những chỉ trích trong nội bộ đảng. Gần đây, tranh chấp đường lối giữa ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường đã thể hiện công khai. Sự kiện Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang) cho thấy rõ sự phân hóa rõ rệt giữa thế hệ ‘hồng nhị đại’ và ông Tập Cận Bình. Nhiều thông tin cho biết các ‘hồng nhị đại’ yêu cầu cải cách chính trị.

Và cuộc chiến của ông Tập Cận Bình với đối thủ thuộc phe phái Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng ngày càng trở nên gay gắt. Tài sản của gia tộc Tăng Khánh Hồng bị tiếp quản, tài sản của người nhà và phe nhóm ông Tập tại Hong Kong bị truyền thông phơi bày. Một loạt các sự kiện cho thấy sự đấu tranh giữa hai thế lực Giang - Tập đã sang mức không phải ‘quyết chiến tiêu diệt địch’ mà là ‘liều chiến hi sinh cả bản thân’.  

Gần đây, một bài báo cũ của "thân tín" Vương Hộ Ninh của ông Tập Cận Bình tuyên bố cải cách hiến pháp cách đây 30 năm được lan truyền trên mạng. Nghi ngờ rằng Vương đang trốn tránh trách nhiệm, và đổ mọi lỗi lầm cho ông Tập về việc ĐCSTQ bị lâm vào khó khăn.

Ngoài cuộc khủng hoảng nội bộ, ĐCSTQ cũng đang đối mặt với một cuộc bao vây toàn diện của các đồng minh Hoa Kỳ khởi xướng, và bị cô lập trên trường quốc tế. Ông Vương Hách nói rằng nguy cơ sụp đổ đảng là chưa từng có. Lấy việc truy cứu trách nhiệm làm cái cớ và dàn xếp người kế vị làm nòng cốt, các thế lực chính trị của nhiều phe phái ngày càng vây hãm ông Tập. Tuy nhiên, điều họ khó có thể tưởng tượng là đấu đá nội bộ có thể chính là cách dẫn đến sự tan rã của ĐCSTQ. 

Minh Thanh

Theo NTD tiếng Trung

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP