Trịnh Châu - Tân Cương oán khí ngút trời, điềm báo u ám cho Trung Quốc

Trịnh Châu - Tân Cương oán khí ngút trời, điềm báo u ám cho Trung Quốc

Trịnh Châu - Tân Cương oán khí ngút trời, điềm báo u ám cho Trung Quốc

Trịnh Châu - Tân Cương oán khí ngút trời, điềm báo u ám cho Trung Quốc

Trịnh Châu - Tân Cương oán khí ngút trời, điềm báo u ám cho Trung Quốc
Trịnh Châu - Tân Cương oán khí ngút trời, điềm báo u ám cho Trung Quốc
Thứ sáu, 10-01-2025 16:53, (GMT+07:00)
Trịnh Châu - Tân Cương oán khí ngút trời, điềm báo u ám cho Trung Quốc
26-08-2021 13:56

Liên tiếp tai họa đã dồn dập đổ vào Trung Quốc như lũ lụt thảm khốc tại Trịnh Châu, mưa bão tại Quảng Đông, nhà máy hạt nhân Đài Sơn bị đóng cửa, thành phố Vũ Hán thất thủ vì dịch bệnh tái bùng phát… Nhưng cơn ác mộng lớn nhất của Tập Cận Bình lúc này chính là phải đối mặt với sự trừng phạt của quốc tế, một khi nguồn gốc virus Vũ Hán được làm sáng tỏ.

Liệu Trung Quốc có phải chịu trách nhiệm về cái chết của hàng triệu người tại Trung Quốc và thế giới trong đại dịch vừa qua?

Trong khi đó tại Tân Cương (Trung Quốc) vừa trải qua một hiện tượng đáng sợ: Tuyết rơi giữa mùa hè. Người xưa cho rằng, tuyết rơi trái mùa là nơi đó có những nỗi oan khuất thấu trời. 

Phải chăng mảnh đất Trung Hoa 5.000 năm văn minh lịch sử, giờ lại đầy những vong hồn oan khuất là sao? 

Video:

Nhân chứng sống sót ám ảnh sau thảm họa Trịnh Châu 

Vào khoảng 6 giờ tối ngày 20/7, những trận mưa lớn liên tục tại thành phố Trịnh Châu đã khiến nước lũ tràn vào tuyến tàu điện ngầm số 5. ​​Thời điểm ấy, một trong số nhiều đoàn tàu đã phải dừng lại ở đoạn giữa ga Sa Khẩu và ga Chùa Hải Than. Bên dưới lòng đất, ước tính có hơn 500 hành khách bị mắc kẹt trong các toa tàu đó. 

Các video ghi lại cho thấy nước tràn vào bên trong toa tàu sâu ngập đến cổ. Điện bị cắt, lượng oxy sụt giảm nghiêm trọng và bên ngoài cửa sổ là nước lũ cuồn cuộn trào dâng. Sau khi cầu cứu các đội cứu hộ bất thành, nhiều hành khách đã chủ động gọi điện cho người thân giã từ lần cuối. 

Báo cáo của chính quyền Trịnh Châu vào ngày 26/7 xác nhận chỉ có 14 người chết trong tàu điện ngầm. Quá sốc trước thông tin dối trá này, vào ngày 27/7,  một bé gái 15 tuổi đã quay clip trần thuật sự thật. Được biết, cô bé và  bố mẹ là những người hiếm hoi sống sót sau khi bị mắc kẹt tại tuyến tàu điện ngầm số 5. 

Cô bé nói: “Lần đầu tiên trong đời tôi chạm vào người chết thật sự. Tôi đã tận mắt chứng kiến mười mấy người xung quanh tôi đã chết. Hầu hết bị chết ngạt…”.

Zhengzhou Metro
Một nữ sinh 15 tuổi mới đây đã kể lại cảnh em và bố mẹ bị mắc kẹt trong toa tàu điện ngầm trong trận lũ lụt. (Ảnh chụp màn hình video)

Cũng trên chuyến tàu đó, một bác sĩ 32 tuổi tên là Tần Kiệt Lâm cũng bị mắc kẹt trong toa tàu và xác nhận quanh cô có 9 người đã chết.  Bác sĩ Tần đã kể lại trải nghiệm trong buổi tối kinh hoàng đó như sau:

“Lúc đó, nước tràn vào bên trong tàu điện ngầm vượt quá chiều cao của ghế ngồi, trong khi đó ở bên ngoài cửa sổ, nước vượt quá độ cao cửa tàu điện ngầm, ước chừng khoảng hơn 1,8 mét”.  

Đến 7 giờ 30 phút tối, điện đột ngột bị cắt, lượng oxy ngày càng ít khiến ai nấy đều căng thẳng. Tần Kiệt Lâm bắt đầu rơi vào trạng thái mê sảng do thiếu oxy. Lúc này, một số ít hành khách còn đủ sức lực đã tự ứng cứu bằng cách đập vỡ cửa sổ toa tàu, và ai đó đã đẩy cô ra khỏi toa. 

Tuy nhiên chỉ có khoảng hơn 10 người là thoát ra khỏi toa tàu lúc ấy, nhưng theo Tần Kiệt Lâm thì đều nguy kịch. Cô cũng không biết liệu những người ấy còn sống hay đã chết. 

Trong khi hành khách của tuyến tàu điện ngầm số 5 đang phải vật lộn giữa cái sống và chết mà không có cứu hộ, thì trên Weibo của Ban Tuyên giáo Thành ủy Trịnh Châu đã ra thông báo vào khoảng 8 giờ tối ngày 20/7 như sau: “Các hành khách mắc kẹt trên tàu điện ngầm đã được sơ tán ra ngoài an toàn". 

Với 238.000 xe ô tô vô chủ tại nghĩa địa xe, cùng với hàng trăm nghìn hành khách có mặt đúng giờ cao điểm tại các tuyến tàu điện ngầm ở Trịnh Châu vào ngày định mệnh 20/7 ấy, số người chết ước tính ít nhất là hàng chục nghìn người. Nhưng chính quyền Hà Nam chỉ xác nhận có hơn 290 người chết.

Điều mỉa mai là, khi dòng nước đang cuồn cuộn nhấn chìm nhiều sinh mạng tại thủ phủ Trịnh Châu, thì truyền hình tỉnh Hà Nam lúc đó vẫn đang phát sóng bộ phim truyền hình kháng chiến chống Nhật, hàm ý gửi  thông điệp tới người dân phải có tinh thần chống lụt như chống Nhật. 

Kể từ khi thảm họa ở Trịnh Châu xảy ra, người ta cũng nhìn thấy nhiều người mặc đồ đen có mặt hầu như ở khắp mọi nơi trong thành phố. Họ theo dõi người dân, tuần tra, ghi chép, và bắt giữ bất kỳ ai bén mảng tới khu vực hiện trường đường hầm Kinh Quảng và các cửa ga tàu điện ngầm số 5. 

Tiết lộ của một dư luận viên thuộc “đội quân 50 xu” cho biết, ĐCSTQ đã tung ra khoảng 10.000 nhân viên an ninh mặc thường phục tại Trịnh Châu, nhằm ngăn chặn các vụ quay chụp hiện trường, đưa tin hoặc kiện tụng. 

Điều này cho thấy, các quan chức ĐCSTQ đã nhận thức rất rõ sự phẫn nộ của dân chúng ở Trịnh Châu sau thảm họa lũ lụt kinh hoàng. Và nhiệm vụ của những nhân viên an ninh chìm này là phải ngăn chặn sự phẫn nộ ấy bằng mọi giá.

Thiên tai nhân họa và mất Đạo bại Đức

Những ai sống sót sau thảm họa chết người tại hầm Kinh Quảng hay tuyến tàu điện ngầm số 5 vừa qua có lẽ càng thấm thía hơn mối liên hệ giữa thiên tai nhân họa. Người xưa luôn kinh sợ điều này, bởi họ hiểu thiên tai phát sinh là do mất đạo bại đức. 

Có thể nói Trung Quốc vừa trải qua "Tháng 7 đen tối" khi lũ lụt hoành hành tại nhiều nơi ở tỉnh Hà Nam, cơn bão Yên Hoa đang trên đường tới Đài Loan bỗng quay ngoắt 90 độ lao về Thượng Hải, Giang Tô và Chiết Giang. Sông Kim Sa đảo ngược dòng chảy, vòi rồng khiếp đảm ở Hà Bắc, bão cát như ngày tận thế ở Đôn Hoàng cao 100 mét nhấn chìm cả thành phố. 

Tại Nam Kinh, biến thể Delta bùng phát nhanh chóng lây lan ra 15 tỉnh, Vũ Hán thất thủ với 31.300 khu cách ly đã được dựng nên, tái hiện một phiên bản năm 2020 đầy kinh hãi. 

Vì sao người xưa lại liên hệ tới Thiên tai nhân họa và mất Đạo bại Đức với nhau?

Lấy tỉnh Hà Nam làm thí dụ, khi hồng thủy rút đi, những gì nổi lên mặt nước chính là những thi thể lạnh giá, và sự thật càng che giấu càng lộ rõ hơn. Trận mưa ở Trịnh Châu vốn đã lớn, lại phải chịu thêm lượng nước lớn do xả lũ đột ngột bởi quan chức Hà Nam, đã khiến đường hầm Kinh Quảng và hệ thống tàu điện ngầm nhanh chóng bị nhấn chìm. 

Nhiều người dân Trung Quốc nói sự việc này chả khác gì là vụ mưu sát. 

Kỳ thực trận lũ này từ đầu đến cuối hẳn nhiên được coi là án mạng: Việc xả lũ không báo trước khiến hàng nghìn người chết ở Trịnh Châu; Chính quyền tung tin giả về việc giải cứu những người mắc kẹt trên tàu điện ngầm; Các kênh truyền thông lớn của Nhà nước không đưa tin, che giấu số người chết, xua đuổi người nhà nạn nhân, nghiêm cấm người sống sót nói sự thật; An ninh, mật vụ, xã hội đen bịt miệng dân chúng, cản trở phóng viên…

Đủ loại thủ đoạn được áp dụng dường như là để mưu sát, và chuẩn bị mưu sát cho các  lần tai họa tiếp theo, mà chung quy người dân là nạn nhân không tránh khỏi. Tất cả những điều này là để mô tả sự mất đạo bại đức của ĐCSTQ.

Khi nước lũ làm điên đảo Trịnh Châu vừa dứt, thì tại vùng Tân Cương xa xôi cũng trong tháng 7 ấy, bỗng đột nhiên xảy ra một thiên tượng kỳ lạ.

Tuyết rơi giữa mùa hè - điềm báo ác mộng

Trong những thiên tai bất thường đang diễn ra dồn dập tại Trung Quốc, còn xảy ra một hiện tượng đáng sợ theo quan niệm người xưa: Đó là Tuyết rơi giữa mùa hè.

Tháng 6/2020, tuyết đã rơi dày đặc tại nhiều nơi ở Tân Cương. Đến tháng 7/2021, hiện tượng này tái diễn. 

Và không chỉ ở Tân Cương, tháng 8/2020 ở Cam Túc, tháng 10/2020 ở Hắc Long Giang, tháng 2/2020 ở Bắc Kinh... tuyết cũng rơi trái mùa. Thậm chí ở Bắc Kinh, Trịnh Châu, sét đánh chằng chịt giữa lúc tuyết đang rơi.

Tuyết rơi mùa hè là một dị tượng thiên nhiên cực kỳ hiếm thấy. Theo văn hoá truyền thống của Trung Hoa, nơi nào xuất hiện tuyết rơi mùa hè chứng tỏ nơi đó có những nỗi oan khuất thấu trời. Đó là sự cảnh báo của Thiên tượng tới những người hành ác. 

Thời xưa, nàng Đậu Nga bị xử oan tội chết mà tuyết rơi dày đặc giữa tháng 6, sau đó những kẻ hành ác đều phải đền tội. 

Ngày 31/7/2021, tại thị trấn Baluntai, huyện Hoà Tĩnh, Tân Cương bất ngờ xuất hiện tuyết rơi dày đặc. 

Trước đó 3 ngày, vào ngày 28/7, trong khi ngoại trưởng Vương Nghị bắt tay với thủ lĩnh Taliban theo nghi lễ ngoại giao long trọng nhất tại Bắc Kinh, thì nhiều thường dân vô tội và các nhà báo quốc tế tại Afghanistan đã bị bắt giữ, bị đem ra hành quyết, chặt đầu, phân thây.  

Sau cú bắt tay, Taliban đã tuyên bố rằng, sẽ không tiếp tục cho phép người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương tị nạn tới Afghanistan để trốn thoát khỏi các cuộc đàn áp tàn bạo của ĐCSTQ.

Không phải đến bây giờ, người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương mới bị đàn áp. Từ thập niên 80, 90 thế kỷ trước, Trung Quốc lấy cớ chống cực đoan tôn giáo, đã đàn áp tàn bạo người Duy Ngô Nhĩ khiến họ phải xin tị nạn ở nước ngoài.  Và sự phân biệt đối xử do ĐCSTQ hậu thuẫn đã leo thang kể từ đó.

Trong khi ấy, Bắc Kinh vẫn tiếp tục những luận điệu dối trá với thế giới rằng, tại Tân Cương, chính phủ xây các trung tâm dạy nghề cho người Duy Ngô Nhĩ đến học. 

Nhưng thực tế thế nào? Thực chất đó là các trại tập trung, và người Duy Ngô Nhĩ bị lùa vào đó, bị ép học tiếng phổ thông, bắt tuyên thệ trung thành với ĐCSTQ, bị tra tấn không cho ngủ, bị đánh đập, đối xử như những con vật.  Phụ nữ bị triệt sản, bắt phá thai, đặt dụng cụ tử cung, khiến dân số người Duy Ngô Nhĩ vốn chiếm đa số nay đã liên tục suy giảm.

Hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ nhiều năm đã sống trong cảnh địa ngục trần gian như thế. Cuộc sống trong “Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương” ngột ngạt đến mức, nhiều người đã bất chấp cái chết hay rủi ro bị bắt lại để trốn khỏi nơi này. 

Nhiều người Duy Ngô Nhĩ bị bắt cóc và biến mất không dấu vết, giống như cảnh ngộ của những người tu luyện Pháp Luân Công ở Tân Cương. 

Các tàng thư đều có ghi chép rằng, Thượng đế sinh ra con người từ hình ảnh bất diệt của Ngài. Con người là sinh mệnh cao thượng, nhưng với ĐCSTQ, những người Duy Ngô Nhĩ chỉ là những mặt hàng  để cung cấp những lá gan quả thận, trái tim buồng phổi…, đem lại giá trị siêu lợi nhuận cho ĐCSTQ trong một ngành công nghiệp siêu tội ác. Đó chính là Cướp mổ nội tạng và nhựa hóa thân xác.

Tội ác kinh khiếp này đã diễn ra suốt nhiều năm, gây oán khí ngút trời đến mức xảy ra thiên tượng Tuyết rơi giữa mùa hè.

Hơn 2.000 năm trước, sách “Đông Chu Liệt Quốc” có ghi lại câu chuyện Thái tử Yên Đan chết thảm vì vua Yên vô đạo, trời bỗng đổ tuyết giữa mùa hạ vì nỗi oan thiên cổ, và nước Yên cuối cùng bị diệt vong. 

Theo lý giải của người xưa, nay biết đâu tuyết rơi trái mùa lần nữa, có thể là điềm báo cho chính quyền Trung Quốc vô đạo thời nay. Rất có thể là như vậy. Bởi Thiên tượng báo ứng, Thiên ý triển hiện. Còn có ứng nghiệm hay không, thì chúng ta cùng chờ xem.

Xem thêm:

VIDEO - ĐCSTQ: Một thế kỷ lừa dối và tàn sát

Vũ Xuân Bình

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP