Triều Tiên và Hàn Quốc nổ súng cảnh cáo nhau trên biển

Triều Tiên và Hàn Quốc nổ súng cảnh cáo nhau trên biển

Triều Tiên và Hàn Quốc nổ súng cảnh cáo nhau trên biển

Triều Tiên và Hàn Quốc nổ súng cảnh cáo nhau trên biển

Triều Tiên và Hàn Quốc nổ súng cảnh cáo nhau trên biển
Triều Tiên và Hàn Quốc nổ súng cảnh cáo nhau trên biển
Thứ tư, 08-01-2025 03:04, (GMT+07:00)
Triều Tiên và Hàn Quốc nổ súng cảnh cáo nhau trên biển
24-10-2022 17:21

Ngày 24/10, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JSC) cho biết, hải quân nước này đã phát đi cảnh báo và bắn cảnh cáo nhằm đẩy lùi một tàu buôn của Triều Tiên. Phía Hàn Quốc cáo buộc con tàu này của Triều Tiên đã vượt qua Đường giới hạn phía Bắc (NLL) ở vùng biển Hoàng Hải.

 

Triều Tiên và Hàn Quốc nổ súng cảnh cáo nhau trên biển

Màn hình TV chiếu bản tin phát sóng với cảnh quay về vụ thử tên lửa của Triều Tiên, tại một nhà ga ở Seoul, Hàn Quốc vào ngày 6/10/2022. Triều Tiên đã bắn hai tên lửa đạn đạo vào ngày 6/10 để phản ứng trước các cuộc tập trận quân sự chung của Hoa Kỳ và Hàn Quốc. (Ảnh: Anthony Wallace/AFP/Getty Images)

 

Triều Tiên phóng 10 loạt đạn pháo để cảnh cáo Hàn Quốc

 

Quân đội Triều Tiên cho hay, các đơn vị phòng thủ bờ biển của họ đã đáp trả bằng cách bắn 10 loạt đạn pháo để cảnh cáo Hàn Quốc vì phát hiện “chuyển động của kẻ thù trên biển”. Triều Tiên cáo buộc một tàu hải quân Hàn Quốc đã "xâm nhập vào vùng biển của bán đảo này" với lý do đâm vào một con tàu không xác định.

 

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc cho biết, các vụ nã pháo của Triều Tiên đã vi phạm thỏa thuận liên Triều năm 2018 về giảm bớt hành động thù địch quân sự, cũng như phá hoại sự ổn định trên Bán đảo Triều Tiên. Phía Seoul cho rằng, các quả đạn của Bình Nhưỡng không hạ cánh trong vùng biển của mình. Tuy nhiên, Triều Tiên cũng tuyên bố sẽ tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu sau loạt động thái này.

 

Cả Triều Tiên và Hàn Quốc không có cuộc đụng độ nào vào ngày 24/10. Thế nhưng, ranh giới biển được đánh dấu sơ sài ngoài khơi bờ biển phía Tây của Bán đảo Triều Tiên là nguồn cơn gây ra mối hiềm khích bấy lâu nay giữa hai miền Nam - Bắc Triều Tiên. Đây cũng là nơi xảy ra một số cuộc giao tranh đẫm máu và bạo lực của hải quân liên Triều trong những năm gần đây. Đáng nói nhất là vụ việc diễn ra vào năm 2010. Lúc đó, Triều Tiên đã pháo kích vào một hòn đảo của Hàn Quốc và phóng ngư lôi vào một tàu hải quân Hàn Quốc khiến 50 người thiệt mạng.

 

Trong những tuần gần đây, Triều Tiên đã tiến hành một loạt các vụ thử vũ khí để đáp trả những gì mà nước này gọi là "các cuộc tập trận quân sự khiêu khích" giữa Hàn Quốc và Mỹ. Giới quan sát cho rằng, Triều Tiên có thể mở rộng phạm vi thử nghiệm hoặc tiến hành các cuộc khiêu khích gần biên giới biển phía Tây, trong khi quân đội Hàn Quốc và Mỹ đang tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung.

 

Mỹ - Hàn tập trận chung khiến Triều Tiên 'khó chịu'?

 

Washington và Seoul đã thu hẹp và hủy bỏ đáng kể các cuộc tập trận định kỳ trong những năm gần đây. Động thái này của Hàn Quốc được cho là nhằm ủng hộ chính sách ngoại giao hạt nhân hiện đã không còn hiệu lực với Triều Tiên, cũng như ngăn chặn đại dịch COVID-19. Thế nhưng Washington và Bình Nhưỡng đã hồi sinh và tiến tới mở rộng các cuộc tập trận chung này kể từ khi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol nhậm chức hồi tháng 5. Ông tuyên bố, Hàn Quốc sẽ duy trì lập trường cứng rắn hơn trước các hành động khiêu khích của Triều Tiên.

 

Trong tuyên bố hôm 24/10, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Triều Tiên cáo buộc Hàn Quốc kích động các hành động gây hấn dọc theo đường giới tuyến quân sự giữa hai nước bằng các cuộc thử nghiệm pháo binh và phát loa tuyên truyền. Phía Hàn Quốc xác nhận rằng, họ đã thực hiện các cuộc tập trận pháo binh vào tuần trước như một phần của các cuộc tập trận quân sự thông thường. Tuy nhiên, phía Seoul không phản hồi ngay lập tức tuyên bố của Bình Nhưỡng về các chương trình phát thanh trên loa.

 

Tuyên bố của Triều Tiên cho hay: “Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) một lần nữa đã phát đi cảnh báo nghiêm khắc tới những kẻ thù đã thực hiện cuộc xâm nhập của hải quân, sau những hành động khiêu khích gần đây như bắn pháo và phát thanh tuyên truyền”.

 

Vào năm 2018, hai miền Triều Tiên đã tháo dỡ những chiếc loa phóng thanh công suất lớn được sử dụng để tuyên truyền theo kiểu Chiến tranh Lạnh xuyên biên giới. Động thái này được coi như một phần trong các bước hòa giải của hai nước, kể từ khi Bình Nhưỡng và Washington ký kết thỏa thuận phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên năm 2018. Nếu Hàn Quốc bắt đầu lại các chương trình phát thanh tuyên truyền, điều đó có thể kích hoạt phản ứng mạnh mẽ của Triều Tiên vì nước này cực kỳ nhạy cảm với các chương trình phát sóng chỉ trích tình hình nhân quyền, tin tức thế giới và các bài hát K-pop của Hàn Quốc. Hầu như 26 triệu người dân Triều Tiên đều bị cấm xem các chương trình truyền hình và đài phát thanh nước ngoài.

 

Ông Leif-Eric Easley, một giáo sư nghiên cứu quốc tế tại Đại học Ewha ở Seoul, cho biết: “Việc giới chức Bình Nhưỡng đổ lỗi cho các mối đe dọa bên ngoài, cũng như sự tự tin vào khả năng quân sự của nước này sẽ thúc đẩy căng thẳng leo thang hơn nữa. Việc Triều Tiên thăm dò các tuyến phòng thủ vành đai của Hàn Quốc có thể dẫn đến một cuộc giao tranh hỏa lực nghiêm trọng ngoài ý muốn".

 

Kể từ ngày 25/9, Triều Tiên đã phóng 15 tên lửa và hàng trăm quả đạn pháo về phía khu vực gần biên giới trên biển với Hàn Quốc.

 

Các vụ phóng tên lửa phần lớn nhằm mục đích phản đối các cuộc tập trận của Mỹ - Hàn Quốc gần Bán đảo Triều Tiên. Cuộc tập trận quân sự cũng chứng kiến sự góp mặt của tàu sân bay Mỹ kể từ năm 2007. Bình Nhưỡng cho biết, các vụ phóng tên lửa của nước này nhằm đối phó với các cuộc tập trận tương tự của Seoul tại các khu vực biên giới giữa hai nước.

 

Seoul và Washington thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận quân sự để duy trì khả năng sẵn sàng chống lại các cuộc xâm lược tiềm tàng của Triều Tiên. Các đồng minh cho rằng, cuộc tập trận của Mỹ và Hàn Quốc chỉ mang tính chất phòng thủ, nhưng Triều Tiên coi đó là một cuộc diễn tập xâm lược. Các cuộc tập trận trên thực địa thường niên của Hàn Quốc sẽ kết thúc vào ngày 28/10.

 

Vào tuần tới, Hàn Quốc và Mỹ sẽ tổ chức các cuộc tập trận không quân chung với sự tham gia của khoảng 240 máy bay chiến đấu, bao gồm cả máy bay chiến đấu F-35 do cả hai quốc gia vận hành. Các cuộc tập trận nhằm mục đích kiểm tra khả năng tác chiến chung của hai nước và cải thiện khả năng sẵn sàng chiến đấu, quân đội Hàn Quốc cho hay.

 

Giới chuyên gia nhận định rằng, các vụ thử tên lửa gần đây của Triều Tiên cho thấy nhà lãnh đạo Kim Jong Un không có ý định nối lại quan hệ ngoại giao hạt nhân bị đình trệ với Washington. Thay vào đó, Triều Tiên tiếp tục tập trung vào việc hiện đại hóa hơn nữa kho vũ khí hạt nhân của mình để tăng cường đòn bẩy trong các cuộc đàm phán trong tương lai với Mỹ.

 

Xem thêm: Phòng chống dịch ở Trung Quốc giống như một sở thú| DBC News

 

Lam Giang

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP